Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ:

- “Khi đi trẻ, lúc về già,

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi”

(Hạ Tri Chương)

- “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”

(Chế Lan Viên)

 

ppt 18 trang Trí Tài 03/07/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP CÁC THAO TÁC 
 LẬP LUẬN 
TIẾT 43 
I. LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 
Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ: 
- “Khi đi trẻ, lúc về già, 
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. 
Trẻ con nhìn lạ không chào 
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi” 
(Hạ Tri Chương) 
- “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi 
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai 
Nền nhà nay dựng cơ quan mới 
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” 
(Chế Lan Viên) 
1. Điểm giống nhau: 
a. Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao: 
-“Khi đi trẻ, lúc về già” 
(Hạ Tri Chương) 
“Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi” 
(Chế Lan Viên) 
1. Điểm giống nhau: 
b. Cả hai đều nhận thấy mình xa lạ ngay trên chính quê hương: 
- “Trẻ con nhìn lạ không chào 
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi” 
(Hạ Tri Chương) 
 Không còn ai nhận ra mình 
- “Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai 
Nền nhà nay dựng cơ quan mới 
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” 
(Chế Lan Viên) 
 Quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa 
2. Kết luận: 
 Hai nhà thơ, hai con người ở hai thời đại khác nhau, nhưng cảm xúc về nỗi lòng của người xa xứ ngày trở về đều có nét giống nhau. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn. 
bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb 
Yêu cầu thực hành: 
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một trong hai ý thơ trên 
THẢO LUẬN NHÓM 
 Cả hai nhà thơ đều có sự cảm nhận giống nhau khi về thăm lại quê hương. Đó là sự cảm nhận về thời gian và tuổi tác. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó kéo theo bao sự thay đổi. Sự vật biến đổi. Con người già nua. Cả hai nhà thơ đều bắt nguồn từ quy luật ấy. Giọng thơ cũng giống nhau, có nỗi buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. Hẳn là cả hai đều bỡ ngỡ. Có cái gì gợi nhớ đến bâng khuâng. 
Gợi ý cho đoạn 1, ý 1: 
I. LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH 
 BÀI TẬP . (SGK. TRANG 120) 
 Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp, nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa. 
 ( Hồ Chí Minh , Cần kiệm liêm chính) 
 Chủ đề của đoạn văn là phê phán và chỉ ra tác hại của căn bệnh tự kiêu tự đại. 
Đoạn văn sử dụng những thao tác lập luận nào? 
Câu văn sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh 
Đoạn văn sử dụng hai thao tác lập luận phân tích và so sánh 
Nhóm 2 
Chỉ ra thao tác lập luận so sánh trong đoạn văn? 
Nhóm 1 
Chỉ ra thao tác phân tích trong đoạn văn? 
TTLL phân tích: 
Luận điểm chính: Chớ tự kiêu tự đại 
Lí do không nên tự kiêu tự đại: “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”... 
TTLL so sánh: 
“mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”. 
“sông to bể rộng” >< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”. 
“độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ” 
=> Đó là so sánh tương phản. 
“người tự kiêu tự mãn” = “cái chén, cái đĩa cạn” 
=> Đó là so sánh tương đồng. 
 Nhận xét về cách kết hợp 2 thao tác: 
Thao tác LL phân tích giữ vai trò chủ đạo , thao tác LL so sánh có vai trò hỗ trợ để việc phân tích được rõ ràng hơn. 
Hai thao tác được kết hợp với nhau một cách hài hòa, lô gíc và khéo léo ... 
 Nhận xét vai trò, tác dụng của việc vận dụng 2 thao tác: 
Làm cho vấn đề đưa ra bàn luận trở nên sinh động, rõ ràng, dễ hiểu có khả năng lôi cuốn và thuyết phục người đọc. 
Chắc chắn với cách lập luận đó, qua văn bản này, người đọc sẽ ý thức hơn về lòng khiêm tốn và thói tự kiêu tự đại... 
Kết luận: 
1. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giúp luận điểm sáng tỏ, rõ ràng, có sức thuyết phục cao. 
2. Cách kết hợp các thao tác lập luận 
- Các thao tác lập luận (phân tích, so sánh) có thể kết hợp với nhau trong bài văn hoặc đoạn văn. 
- Trong đó một thao tác lập luận đóng vai trò chủ đạo, các thao tác còn lại đóng vai trò bổ trợ giúp thao tác chính phát huy hết tác dụng và khả năng diễn đạt . 
- Việc xác định thao tác lập luận chủ đạo hay hỗ trợ phải xuất phát từ mục đích nghị luận của người viết (không nên xem nhẹ thao tác bổ trợ) 
BÀI TẬP CỦNG CỐ 
Yêu cầu: Đọc và chọn đáp án đúng các câu hỏi sau: 
Câu 1. Viết một đoạn văn/bài văn hay, giàu sức thuyết phục người viết nên 
a. Sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. 
b.Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. 
c. Vận dụng hai thao tác lập luận 
d. Vận dụng tối đa các thao tác lập luận 
Câu 2. Dựa vào yếu tố nào để xác định thao tác lập luận chủ đạo, thao tác lập luận hỗ trợ 
a. Mục đích nghị luận của người viết 
b. Nội dung đoạn văn 
c. Hình thức đoạn văn 
d. Cả b,c. 
BÀI TẬP CỦNG CỐ 
Yêu cầu: Đọc và chọn đáp án đúng các câu hỏi sau : 
Câu 3. Việc vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh nên sử dụng ở phần nào của bài văn? 
a. Đoạn mở bài 
b. Đoạn văn khái quát chung phần đầu thân bài. 
c. Đoạn văn bàn luận, mở rộng, nâng cao. 
d. Đoạn kết bài. 
THANKS 
SEE YOU AGAIN 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_11_luyen_tap_van_dung_ket_hop_cac.ppt