Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề: Đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề: Đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Bồi dưỡng phẩm chất

– Nhận thức vai trò của Đảng.

– Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, hình ảnh, nghệ thuật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học

 

docx 15 trang huemn72 13240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề: Đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC NGỮ VĂN 11
THỂ LOẠI : ĐỌC HIỂU THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
BÀI HỌC : Từ ấy (Tố Hữu)
(Thời lượng 2 tiết )
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Bồi dưỡng phẩm chất
– Nhận thức vai trò của Đảng.
– Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;
– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, hình ảnh, nghệ thuật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. 
– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học
Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực môn học:Năng lực ngôn ngữ và văn học. Phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học.
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ hiện đại như: không gian, thời gian, hình ảnh, nghệ thuật và tâm trạng nhân vật trữ tình
– So sánh liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
– HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưa được biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa.
– Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Có năng lực tìm hiểu các hình ảnh tiêu biểu.
– Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo
– Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.
– Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
– Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
-HS tìm được các ý chính của văn bản;
-HS phát biểu được hình ảnh, từ ngữ, phân tích và đánh giá được nội dung, ý nghĩa và tâm trạng nhân vật trữ tìn
-HS chỉ ra các yếu tố: Từ ngữ, hình ảnh, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và phân tích, đánh giá được giá trị của các yếu tố này.
-HS liên hệ, so sánh được với các tác phẩm khác của Tố Hữu: Khi con tu hú để thấy được tâm trạng của tác giả khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
-HS phân tích và đánh giá được nội dung của bài thơ Từ ấy và nêu được thông điệp của văn bản với bản thân (gợi ý: Nhận thức vai trò của Đảng; Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước; Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU
-Gợi mở, Tái tạo, Nêu và giải quyết vấn đề, Trò chơi, Làm việc nhóm 
-SGK, SGV, Phiếu học tập, Điện thoại thông minh (Để chụp ảnh sản phẩm của HS), máy chiếu (để trình chiếu sản phẩm học tập của học sinh).
MÔ TẢ KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giai đoạn chuẩn bị bài của HS:
- Thực hiện phiếu học tập số 1, 2; 3 (Có thể làm trực tiếp vào phiếu, hoặc dựa vào phiếu để đánh dấu thông tin bằng các màu mực khác nhau vào văn bản)
 -Làm việc nhóm đôi, nhưng mỗi hs thực hiện một phiếu
	+ Dãy số 1 Cùng thực hiện phiếu học tập số 1,2 để tìm bố cục và nhan đề của bài thơ 
	+ Dãy số 2: Cùng thực hiện phiếu học tập số 3 để tìm hiểu khổ 1.
	+ Dãy số 3: Cùng thực hiện phiếu học tập số 4 để tìm hiểu khổ 2
	+ Dãy số 4 Cùng thực hiện phiếu học tập số 5 để tìm hiểu khổ 3
-.Cách thực hiện: Dựa trên hướng dẫn của phiếu học tập để thực hiện hoạt động, chỉ ghi vắn tắt, có thể ghi bằng tất cả các kí hiệu do cá nhân sáng tạo trong phạm vi chấp nhận được.
2. Giai đoạn thực hiện bài học trên lớp (2 tiết): GV tổ chức hoạt động học tập, tiếp nối các hoạt động HS đã thực hiện để đạt mục tiêu bài học. 
3. Giai đoạn ôn tập, củng cố ở nhà sau bài học: vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. Đọc một vài bài thơ trong tập Từ ấy và làm bài tập.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG 1: Huy động tri thức, trải nghiệm nền của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiêu chí đánh giá
HS kể tên được một vài tác phẩm thơ hiện đại giai đoạn 1930- 1945
Yêu cầu HS kể tên một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn 1930- 1945
HS làm việc theo nhóm 4 người, liệt kê tất cả các tác giả và tác phẩm mà mình biết.
Nêu đúng tên tác giả tác phẩm thuộc thể thơ hiện đại giai đoạn 1930- 1945
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm
-HS đọc và thu hoạch các thông tin về tác giả, tác phẩm 
-Định hướng cách đọc và tìm hiểu văn bản
-Yêu cầu hs thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập số 1, 2
Nhóm 1
 -HS xung phong giới thiệu bằng lời về tác giả, tác phẩm.
-Yêu cầu HS nêu định hướng đọc hiểu
-HS đọc và chỉ ra kiến thức được cung cấp trong phần Tiểu dẫn SGK
-Giới thiệu bằng lời về tác giả, tác phẩm.
 -Nêu định hướng đọc hiểu văn bản (theo mẫu cú pháp gợi ý: Tôi biết đây là một tác phẩm thuộc thể loại....... viết về đề tài..... ở giai đoạn..... của tác giả..... Do đó, tôi nghĩ mình sẽ phải quan tâm đến ...... khi đọc hiểu
-Nêu được các thông tin về tác giả, tác phẩm.
-Xác định được định hướng ban đầu để đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại: cần quan tâm đến từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật, giọng điệu, giá trị, thông điệp của bài thơ,..
HOẠT ĐỘNG 3 : Tóm tắt văn bản, tìm hiểu ấn tượng ban đầu, bối cảnh, thời gian nghệ thuật, nhan đề của bài thơ
-.Tóm tắt ý chính
-.Nêu ấn tượng ban đầu 
-.Hiểu và lí giải được nhan đề của bài thơ
-.Xác định được cảm xúc chủ đạo của bài thơ
GV chiếu phiếu học tập số 1, yêu cầu HS trình bày cá nhân phần bố cục văn bản. 
-Yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật của họ về văn bản bằng 1 từ.(gv ghi những từ đó vào góc bảng)
 -Chiếu từ khóa trung tâm “Nhan đề Từ ấy”. Yêu cầu: Nhan đề này có thể gợi ra các câu hỏi gì? Hãy ghi lại. Cho hs trả lời các câu hỏi.
-Yêu cầu hs phân tích cảm xúc chủ đạo của bài thớ theo gợi dẫn của phiếu học tập số 1. (chụp một vài sản phẩm của hs, chiếu lên máy để hs trình bày)
GV: “Từ ấy” là thời điểm nào trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu? Tại sao không dùng từ đó,từ khi mà dùng từ ấy?
(GV tích hợp kiến thức tiếng Việt –bài Ngữ cảnh; nghĩa của từ trong sử dụng để cắt nghĩa cho HS thấy ý nghĩa nhan đề)
Tóm tắt ý chính 
-Khoảng 10 hs lần lượt phát biểu nêu ấn tượng 
-Ghi lại các câu hỏi xoay xung quanh nhan đề.
-Tự trả lời các câu hỏi đã đặt, đánh dấu vào câu chưa trả lời được để hỏi bạn và giáo viên.
-Trình bày về bối cảnh của truyện
-Nêu được các ý chính của bài thơ.
-Sử dụng được một từ để nêu ấn tượng của bản thân về văn bản. 
-Đặt được ít nhất 3 câu hỏi quanh nhan đề (ví dụ: Từ ấy là khi nào? Tại sao nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng tác giả? Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?)
- lệt kê đúng các chi tiết về cảm xúc của tác giả 
-Hình dung, cảm nhận, suy luận, lí giải được cách dùng từ trong nhan đề và cảm xúc chủ đao của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 4 : Tìm hiểu bài thơ
-Phân tích khổ 1
-Phân tích khổ 2
-Phân tích khổ 3
- Yêu cầu hs trao đổi kết quả cá nhân theo cặp dựa trên sản phẩm phiếu học tập đã thực hiện ở nhà, thống nhất nội dung trình bày.
Nhóm 2:
-Yêu cầu hs thuyết trình phân tích khổ 1 
-Yêu cầu hs thuyết trình về khổ 1
 - GV yêu cầu HS xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 .
– HS trình bày cá nhân.
+ Động từ : bừng
+ Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí
++ Nắng hạ mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng ba mùa còn lại trong năm; phù hợp với động từ bừng (phát ra đột ngột) từ vầng mặt trời chân lí.
++Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Chân lí của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác − Lênin sáng rực, chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
++ Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi.
– HS trình bày
+Hai câu dưới tiếp tục tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận 
lí tưởng ấy.
++ Nghệ thuật tả: tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: hồn tôi − vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
++ Tất cả các hình ảnh trong khổ thơ rất sống, mới, tươi trẻ, nhưng đều là hình ảnh ẩn dụ − so sánh, nghĩa là hình ảnh tưởng tượng, khái quát.
(GV tích hợp kiến thức Làm văn –bài Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh để chốt vấn đề)
+Nhóm 3:Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
– Nhóm 3 trình bày
+Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng.
+ Từ buộc không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó tự giác.
+Từ ấy, cái “tôi” cá nhân của nhà thơ hoà với cái ta chung của đời sống nhân dân, xã hội, với mọi người, với những tâm hồn nghèo khổ, khốn khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.
+ Từ khối đời: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ 
+Nhóm 4:Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?
– Nhóm 4 trình bày
+Cách xưng hô ruột thịt + số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa bản thân với quần chúng lao khổ. ->Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả.
+ Đó là vạn nhà (tập thể lớn lao, rộng rãi), vạn kiếp phôi pha (nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn), vạn em nhỏ cù bất cù bơ (vận dụng thành ngữ: gợi sự lang thang, bơ vơ, không chốn nương thân, bụi đời)
+Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì?
– Nhóm 4 trình bày
+Nếu ở khổ 2 quần chúng cách mạng còn đang là mọi người, là bao hồn khổ thì sang khổ 3 là quan hệ ruột thịt: là con, là em, là anh của hàng vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ lang thang đói khát.
về chủ thể, ở trên là một cố gắng có tính chất chủ động (buộc) thì đến đây đã trở thành máu thịt, tự nhiên (đã là)
+ Sự chuyển biến ấy thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức, trong tình cảm và trong hành động của nhân vật trữ tình tác giả.
- Làm việc nhóm, thống nhất ý kiến. 
-Thuyết trình về khổ 1
-. hs lần lượt thuyết trình về khổ 1 theo câu hỏi gợi dẫn
- Làm việc nhóm, thống nhất ý kiến. 
-Thuyết trình về khổ 1
-. hs lần lượt thuyết trình về khổ 2 theo câu hỏi gợi dẫn
- Làm việc nhóm, thống nhất ý kiến. 
-Thuyết trình về khổ 1
-. hs lần lượt thuyết trình về khổ 3 theo câu hỏi gợi dẫn
-Cắt nghĩa, lí giải và đánh giá được từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ 
-Liệt kê được các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nghệ thuật và nội dung của đoạn 1 
-Khái quát được nội dung
 -Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong khổ 1. 
-Suy luận, đánh giá được thông điệp nghệ thuật .
-Cắt nghĩa, lí giải và đánh giá được từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ 
-Liệt kê được các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nghệ thuật và nội dung của khổ 2
-Khái quát được nội dung
 -Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong khổ 2. 
-Suy luận, đánh giá được thông điệp nghệ thuật .
-Cắt nghĩa, lí giải và đánh giá được từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ 
-Liệt kê được các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nghệ thuật và nội dung của đoạn 3 
-Khái quát được nội dung
 -Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong khổ 3. 
-Suy luận, đánh giá được nội dung nghệ thuật của khổ thơ.
HOẠT ĐỘNG 5 : Tổng kết bài học
-.Tổng kết về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
-.Rút ra cách thức đọc hiểu văn bản theo thể loại
-Sử dụng kĩ thuật viết 5 phút để yêu cầu hs tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản 
-Yêu cầu hs nêu cách thức đọc hiểu văn bản thơ Việt Nam hiện đại 
-Cho HS chia sẻ theo cặp. Chọn một vài HS trình bày
-HS thực hiện hoạt động viết 5 phút cho phiếu học tập số 4 
-Chia sẻ theo cặp và trước lớp
-Tóm tắt được nội dung và nghệ thuật của văn bản 
-Nêu được ít nhất 3 điều trong đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại (ví dụ: quan tâm đến hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, nghệ thuật,..
HOẠT ĐỘNG 6 : Luyện tập và mở rộng
HS vận dụng được cách thức đọc hiểu để tự phân tích bài thơ .
-Liên hệ so sánh với các văn bản khác. 
-Tưởng tượng sáng tạo
-Yêu cầu hs thực hiện ở nhà : vẽ sơ đồ tư duy
- Xin ý kiến nhận xét của một hs khác về sản phẩm của mình
- Nộp sản phẩm và nhận xét trong buổi học sau
-.Thực hiện yêu cầu, hoàn thiện sản phẩm. 
-Xin được ý kiến nhận xét về sản phẩm của bạn 
-Nộp sản phẩm
-Hoàn thành được sơ đồ tư duy
-Xin được ý kiến nhận xét trong lớp.
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
1. Đánh giá trong quá trình thực hiện bài học trên lớp 
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Thực hiện ở trên lớp, trong khi dạy học
 - Chủ thể đánh giá: Giáo viên, Học sinh
 - Minh chứng để đánh giá: Các sản phẩm của HS (sản phẩm phiếu học tập; câu trả lời miệng, phần thuyết trình trên lớp; phần phản hồi và tự phản hồi trên lớp của HS)
 - Tiêu chí đánh giá : Đã xác định trong phần thiết kế bài học 
- Công cụ đánh giá: Phản hồi của GV, Tự phản hồi và phản hồi cho bạn của HS, các hoạt động nhận xét của HS, kĩ thuật phản hồi 
 2. Đánh giá sau khi thực hiện bài học 
- Thời gian, địa điểm đánh giá: Sau giờ học, ở nhà
 - Chủ thể đánh giá: Học sinh, Giáo viên 
- Minh chứng: Bài tập tự thực hành đọc ở nhà của HS
 - Tiêu chí đánh giá: Dựa trên mục tiêu bài học
 - Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan; Bài tập tự luận ngắn 
Các phiếu học tập kèm theo
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, anh, chị hãy cho biết tác giả SGK đã cung cấp những kiến thức gì về tác giả và tác phẩm ?
 ..
Dựa vào kết quả đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với hiểu biết của anh/chị, hãy giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm bố cục và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ 
1.Bố cục 
1. Nêu ngắn gọn nội dung các mục a,b,c
a.Khổ 1
b. Khổ 2
c. Khổ 3
2. Hãy chỉ cảm xúc chủ đạo của bài thơ
3.Hãy nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tìm hiểu khổ 1
 Xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 .
Nội dung 4 câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của tác giả ra sao? 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Tìm hiểu khổ 2
Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
Lẽ sống mới của tác giả là gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?
Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì?
Thông điệp mà anh/chị cảm nhận được từ bài học?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_chu_de_doc_hieu_tho_viet_nam_hien_dai.docx