Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy (Tố Hữu)

Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy (Tố Hữu)

TỪ ẤY (Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ.

 

pptx 29 trang lexuan 7820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ ẤY- Tố Hữu -TỪ ẤY (Tố Hữu)Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim.Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.Tôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ. Tố Hữu và vợ - bà Vũ Thị ThanhIdeal: (n): lý tưởng- Tên khai sinh: Nguyễn Kim ThànhQuê: Quảng Điền - Thừa Thiên HuếSinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ.13 tuổi, xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.Ở tuổi thanh niên, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế.Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.Tố Hữu(1920 – 2002)Ideal: (n): lý tưởngTháng 2/1930,	Đông Dương Cộng sản Đảng	+ 	An Nam Cộng sản Đảng	Đông Dương Cộng sản Liên đoàn	-----------------------------------------	=	Đảng Cộng sản Việt Nam	(Trịnh Đình Cửu là người đứng đầu 	Ban chấp hành trung ương lâm thời)Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhóm họp từ ngày 14-30/10/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị thông qua Luận cương chính trị và Điều lệ Đảng; đồng thời thực hiện chỉ thị Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.Cuối 4/1939, bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên, bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.3/1942, vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum), tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với tổ chức cách mạng, tiếp tục hoạt động.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.1996, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Tố Hữu(1920 – 2002)Đường cách mạng, đường thơTố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.Các chặng đường thơ luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.Các tập thơ tiêu biểuTập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.Các tập thơ tiêu biểuTập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.Các tập thơ tiêu biểuTập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961): hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng.Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977): âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng.Các tập thơ tiêu biểuTập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Ông tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.Các tập thơ tiêu biểuPhong cách thơVề nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.	+ Hồn thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.	+ Mang đậm tính sử thi: coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.Phong cách thơVề nghệ thuật: mang tính dân tộc đậm đà. 	+ Thể thơ: tiếp thu tinh hoa phong trào Thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại; đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát – “Việt Bắc”, “Khi con tu hú”; thất ngôn – “Từ ấy”, )	+ Ngôn ngữ: sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc của tiếng Việt, sử dụng tài tình từ láy, thanh điệu, vần TỪ ẤY- Tố Hữu -TỪ ẤY (Tố Hữu)Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim.Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.Tôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ. Tập thơ TỪ ẤY (1937-1946) chặng đường đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.“Máu lửa”:	+ Sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, là tâm sự của người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.	+ Cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong và xã hội (lão đầy tớ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo, ) và khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.Tập thơ TỪ ẤY (1937-1946) chặng đường đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.“Xiềng xích”: sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên.“Giải phóng”: gồm những sáng tác khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng.Trước “Từ ấy”: cuộc đời bế tắc hoàn toàn, không lối thoát, là một thanh niên đầy nhiệt huyết, hăm hở đi “kiếm lẽ yêu đời” mà chưa tìm ra:	“Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi	Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời	Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn	Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.” 	(“Nhớ đồng”)Đó là những tháng ngày tù đọng khủng khiếp nhà thơ muốn mọi người hãy dứt khoát vĩnh biệt:	Đi, bạn ơi, đi! Biệt tháng ngày	Hoang mang không định hướng tương lai 	Buồn thiu như dưới chiều quê lặng 	Dải nước mương lê xuống vũng lầy. 	(“Đi”)“Từ ấy” là thời điểm cuộc đời nhà thơ thay đổi hẳn. Một thế giới mới mở ra, chân trời hồng trải rộng, tâm trạng phơi phới, bay bổng, rất đỗi kì diệu II. Đọc – hiểu văn bảnHình ảnh ẩn dụNắng hạMặt trời chân lýẨn dụ: Ánh sáng,lí tưởng của ĐảngĐộng từ mạnhBừngChóiSức mạnh của Đảng, Cách mạng Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới xua tan đi lớp mây mù, làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. Hồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim.” “đậm”: (tính từ): mùi vị, nồng độ, màu sắc ở mức cao hơn so với bình thường. (trái nghĩa với “nhạt”)“rộn”: (tính từ): ồn ào, rối rít, sôi nổi.Hồn tôi=Vườn hoa láĐậm hươngRộn tiếng chimBút pháp lãng mạn + hình ảnh so sánh diễn tả niềm vui sướng, say mê, hạnh phúc ngập tràn khi bắt gặp lí tưởng của ĐảngTươi sáng, tràn đầy âm thanh, hương sắc, sự sống.Khổ 1:Niềm vui lớn của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng & Khai sáng cho hồn thơ ca hát lý tưởng cách mạng.Bài tập củng cốBài tập củng cốĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:	“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ	Mặt trời chân lí chói qua tim	Hồn tôi là một vườn hoa lá	Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”	(Trích “Từ ấy”, Tố Hữu)1. Nêu nội dung chính của văn bản trên.2. Văn bản trên được viết theo những phương thức biểu đạt nào?3. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.Đáp án1. Nội dung chính: Nhà thơ trẻ thể hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.3. Biện pháp tu từ về từ:- Ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”Tác dụng: Nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm; nhà thơ có niềm xúc động thành kính, thiêng liêng.- So sánh: “hồn tôi - là – một vườn hoa lá...”Tác dụng: Tác giả đón nhận lí tưởng bằng cả tình cảm rạo rực, mê say, sôi nổi. Niềm vui hóa thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, rực rỡ, hương thơm lan tỏa ngọt ngào.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tu_ay_to_huu.pptx