Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
( Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm )
Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận gì?Phân tích mục đích, tác dụng của thao tác lập luận đó?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy . ( Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm ) Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận gì?Phân tích mục đích, tác dụng của thao tác lập luận đó? 1. Nhắc lại khái niệm về thao tác lập luận so sánh? - So sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với các đối tượng khác. 2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là gì? - Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau của chúng. LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. BÀI TẬP 1: ( sgk116) Tâm trạng của nhân vật trữ tình ( khi về thăm quê ) trong hai bài thơ dưới đây: - “Khi đi trẻ, lúc về già, Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào, Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi ?” ( Hạ Tri Chương) - “Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi, Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai Nền nhà nay dựng cơ quan mới Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.” (Chế Lan Viên) 1 . Điểm giống nhau: a . Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao: -“Khi đi trẻ, lúc về già” (Hạ Tri Chương) “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi” (Chế Lan Viên) 1 . Điểm giống nhau: b. Cả hai đều nhận thấy mình xa lạ ngay trên chính quê hương: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi” (Hạ Tri Chương) → Không còn ai nhận ra mình - “Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai Nền nhà nay dựng cơ quan mới Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” (Chế Lan Viên) → Quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa 2. Kết luận : Hai nhà thơ, hai con người ở hai thời đại khác nhau, nhưng cảm xúc về nỗi lòng của người xa xứ ngày trở về đều có nét giống nhau. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn. II. BÀI TẬP 2/116 Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Cách so sánh tương đồng 1. Học và trồng cây đều có ích như nhau: Học : mang lại tri thức để thực hành trong đời sống. Trồng cây : cho hoa, quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu... 2. Học và trồng cây đều cần có thời gian: Học: tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, dễ đến khó để tiến bộ - Trồng cây : dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nôn nóng. 3. Kết luận : Cách so sánh để khuyên ta kiên nhẫn trên con đường học tập TỰ TÌNH (Bài 1) Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om? Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tử giai nhân ai đó tá? Thân này đâu để chịu già tom! (Hồ Xuân Hương) CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Trời chiều bảng lãng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn. Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan) III. Bài tập 3 : So sánh ngôn ngữ thơ HXH và bà Huyện Thanh Quan trong hai bài thơ sau: 1. Sự giống nhau của hai bài thơ: Thể loại : thất ngôn bát cú Ngôn ngữ : đều gieo vần, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3 + 4 và 5 + 6) So sánh trên tiêu chí ngôn ngữ: 2.Sự khác biệt: - Ngôn từ : + Thơ Hồ Xuân Hương : dùng ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng thêm rền rĩ, khắp mọi chòm ; cớ sao om, duyên để mõm mòm, chịu già tom) + Thơ Bà Huyện Thanh Quan : dùng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn) - Về thi liệu: + Thơ Bà Huyện Thanh Quan : dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu ) + Thơ Hồ Xuân Hương : ít dùng - Về phong cách: + Hồ Xuân Hương : gần gũi, bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc + Bà Huyện Thanh Quan : trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu 3. K ết luận : Cả hai bài thơ đều hay theo hai phong cách khác nhau IV. Bài tập 4: Viết đoạn văn so sánh Hoạt động nhóm: * Đề tài: tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn... có nội dung so sánh Nhóm 1: Tục ngữ Nhóm 2: Thành ngữ Nhóm 3: Ca dao Nhóm 4: Danh ngôn Tham khảo đoạn văn so sánh tương đồng Cả hai nhà thơ đều có sự cảm nhận giống nhau khi về thăm lại quê hương. Đó là sự cảm nhận về thời gian và tuổi tác. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó kéo theo bao sự thay đổi. Sự vật biến đổi. Con người già nua. Cả hai nhà thơ đều bắt nguồn từ quy luật ấy. Giọng thơ cũng giống nhau, có nỗi buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. Hẳn là cả hai đều bỡ ngỡ. Có cái gì gợi nhớ đến bâng khuâng . Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt...các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi...,cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu ... ( Lưu Trọng Lư ) HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: “Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải” Ý chính của bài: Hoài Thanh đã so sánh nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân với nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du - Nắm được cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản - Biết cách viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh. CỦNG CỐ - Đọc bài Đọc thêm - Viết các đoạn văn vào vở bài tập - Chuẩn bị bài học tiếp theo: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích Dặn dò:
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_11_luyen_tap_van_dung_ket_hop_cac.ppt