Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 16: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Tâm - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 16: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Tâm - Trường THPT Nguyễn Trãi

 BÀI TẬP 1

Đọc đoạn trích bên và

thực hiện các yêu cầu:

Xác định câu bị động

trong đoạn trích.

b) Chuyển câu bị động

sang câu chủ động có

nghĩa tương đương.

c) Thay câu chủ động vào

câu bị động và nhận xét

về sự liên kết ý ở đoạn

văn.

Đoạn trích

Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu

đương gì. Không, hắn chưa

được một người đàn bà nào

yêu cả, vì thế mà bát cháo

hành của thị Nở làm hắn suy

nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn

được, sao lại chỉ gây kẻ thù ?

 (Nam Cao, Chí Phèo)

 

ppt 22 trang Trí Tài 03/07/2023 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 16: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Tâm - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Tiết 62 – Tiếng Việt 
1. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. 
2. Là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. 
3. Là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa về tình huống diễn ra sự tình cho câu. 
4. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. 
A. Trạng ngữ chỉ tình huống. 
B. Câu chủ động. 
C. Khởi ngữ. 
D. Câu bị động. 
KHÁI NIỆM (A) 
LOẠI CÂU, THÀNH PHẦN (B) 
Nối cột (A) với cột (B) cho phù hợp. 
Ôn kiến thức cũ 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
I. Dùng kiểu câu bị động 
Đoạn trích 
Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu 
đương gì. Không, hắn chưa 
được một người đàn bà nào 
yêu cả, vì thế mà bát cháo 
hành của thị Nở làm hắn suy 
nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn 
được, sao lại chỉ gây kẻ thù ? 
 (Nam Cao, Chí Phèo ) 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
 BÀI TẬP 1 
Đọc đoạn trích bên và 
thực hiện các yêu cầu: 
Xác định câu bị động 
trong đoạn trích. 
b) Chuyển câu bị động 
sang câu chủ động có 
nghĩa tương đương. 
c) Thay câu chủ động vào 
câu bị động và nhận xét 
về sự liên kết ý ở đoạn 
văn. 
1 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
I. Dùng kiểu câu bị động 
 Bài tập 1 
a. Câu bị động: H ắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả . 
*Mô hình : Đối tượng của h . động + động từ bị động ( được ) + chủ thể h.động +hành động. 
b. Câu chủ động: C hưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. 
 *Mô hình: Chủ thể h.động + hành động + đối tượng của h.động. 
c.Thay câu chủ động vào đoạn văn, ta thấy: 
-Nội dung: không sai; ngữ pháp: không sai. 
- Liên kết ý: không nối tiếp được ý và hướng triển khai ý của câu đi trước . Câu trước đang nói về “hắn”, nên câu sau nên tiếp tục nói về “hắn “. Muốn vậy phải dùng câu bị động. 
2 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
I. Dùng kiểu câu bị động 
Đoạn trích 
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả 
lời: có ai nấu cho mà ăn 
đâu ? Mà còn ai nấu 
cho mà ăn nữa ! Đời 
hắn chưa bao giờ được 
săn sóc bởi một bàn tay 
“đàn bà”. 
 ( Chí Phèo, Nam Cao) 
 BÀI TẬP 2 
1. Xác định câu bị 
động trong đoạn trích. 
2. Phân tích tác dụng 
của kiểu câu bị động 
về mặt liên kết ý trong 
văn bản ? 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
3 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
I. Dùng kiểu câu bị động 
Bài tập 2: 
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. 
- Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với câu đi trước. Duy trì đề tài nói về “hắn”. 
4 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ 
Đoạn trích 
Phải cho hắn ăn tí gì mới 
được. Đang ốm thế thì chỉ ăn 
cháo hành, ra được mồ hôi 
thì là nhẹ nhõm người ngay 
đó mà Thế là vừa sáng thị 
đã chạy đi tìm gạo. Hành thì 
nhà thị may lại còn. Thị nấu 
bỏ vào cái rổ, mang ra cho 
Chí Phèo. (Nam Cao) 
 Bài tập 1 
Đọc đoạn trích, và thực 
hiện yêu câu sau: 
a) Xác định khởi ngữ và 
những câu có khởi ngữ. 
b) So sánh tác dụng 
trong văn bản (về mặt 
liên kết ý nghĩa, nhấn 
mạnh ý, đối lập ý) 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
5 
Hành thì nhà thị may lại còn (câu có khởi ngữ) 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Nhà thị may lại còn hành 
(câu không có khởi ngữ) 
II. DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ 
1.Bài tập 1. 
Đối lập ý 
Thể hiện rõ sự tiếp nối ý với câu trước đó. 
(V ì thế , cách viết của Nam Cao là tối ưu. ) 
Không thể hiện rõ sự nối tiếp ý với câu trước 
với từ gạo ( hành và gạo là hai thứ cần thiết của món cháo hành ) 
Không có sự đối lập ý 
Liên kết ý 
So sánh 
Nhấn mạnh ý 
hành 
còn 
6 
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
 Bài tập 2 
Lựa chọn câu văn thích hợp nhất 
để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn 
văn bên 
Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: 
 “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. 
B. Mắt tôi được các anh lái xe bảo: 
 “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” 
C. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: 
 “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” 
D. Mắt tôi theo lời các anh lái xe là 
 có cái nhìn xa xăm 
 	 Đoạn văn: 
 Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. [ .] 
( Theo Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi ) 
 HOẠT ĐỘNG NHÓM 
7 
A : chuyển đề tài, không duy trì đề tài “tôi”. 
B : câu bị động tạo cảm giác nặng nề. 
C : duy trì đề tài “tôi”, liên kết ý. 
D : không giữ được nguyên văn lời nhận xét của mấy anh bộ đội. 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Xác định khởi ngữ trong 
mỗi đoạn trích sau và 
phân tích đặc điểm của 
khởi ngữ về các mặt: 
Vị trí khởi ngữ 
Dấu hiệu về quãng ngắt 
Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, liên kết ý 
Bài tập 3 
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ 
 Đoạn trích 
Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập . 
 (Hồ Chí Minh) 
b) Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. 
 (Nguyễn Đình Thi) 
8 
 Bài tập 3 . 
a) Câu có khởi ngữ : Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 
Khởi ngữ : Tự tôi 
Vị trí : đầu câu, trước chủ ngữ 
Có quãng ngắt : dấu phẩy sau khởi ngữ 
Tác dụng : nêu tiếp tục một đề tài, có quan hệ liên tưởng với câu đã nói ở câu trước (đồng bào - tôi). 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ 
b) Câu có khởi ngữ : cảm giác, tình 
tự, đời sống, cảm xúc, ấy là chiến 
khu chính của văn nghệ. 
- Khởi ngữ : cảm giác, tình tự, 
đời sống, cảm xúc 
- Vị trí : đầu câu, trước chủ ngữ 
- Có quãng ngắt : dấu “ , ” sau khởi ngữ 
- Tác dụng : nêu một đề tài, có quan 
hệ với câu đã nói ở câu trước (tình 
yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu 
(câu trước) 
9 
III.Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Bài tập 1 
a, Phần in đậm nằm ở vị trí nào 
trong câu? 
b, Nó có cấu tạo như thế nào (động từ, 
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ )? 
c, Chuyển phần in đậm về vị trí sau 
 chủ ngữ . 
d, Nhận xét sự giống nhau, khác nhau 
về cấu tạo, nội dung của các câu trước 
và sau khi chuyển? 
 Đoạn văn 
Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. 
Thấy thị hỏi , bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa. 
 (Nam Cao, Chí Phèo ) 
 HOẠT ĐỘNG NHÓM 
10 
a/.Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu? 
b/.Nó có cấu tạo như thế nào (động từ, danh từ, cụm động từ, cụm tính từ )? 
c/.Chuyển phần in đậm về vị trí sau chủ ngữ 
Nhận xét sự giống nhau, khác nhau về cấu tạo , nội dung của các câu trước và sau khi chuyển? 
Đầu câu 
Cụm động từ 
Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười. 
+ Nội dung: Cùng thể hiện trạng thái của nhân vật bà già kia. 
+ Cấu tạo câu trước: TN, C + V => Thể hiện rõ sự tiếp nối ý, triển khai ý câu trước đó. 
 + Cấu tạo câu sau: C + V1, V2 => Không thể hiện rõ sự tiếp nối, triển khai ý của câu trước. 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU 
TRONG VĂN BẢN 
11 
Bài tập 1 
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Bài tập 2 
Ở vị trí để trống trong đoạn văn dưới 
đây, tác giả đã lựa chọn câu nào trong 
số các kiểu câu nêu ở dưới?Giải thích? 
Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy 
	trả lời: 
B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy 
	trả lời: 
C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy 
	trả lời: 
D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy 
	trả lời: 
 Đoạn văn 
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé? 
 [ .] 
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi. 
( Theo Thạch Lam, Hai đứa trẻ ) 
 HOẠT ĐỘNG NHÓM 
12 
Giải thích : 
+ A : 2 sự việc xảy ra quá xa nhau. 
+ B : lặp chủ ngữ “Liên”. 
+ C : liên kết ý chặt chẽ. 
+ D : sự liên kết ý của các câu yếu hơn. 
III.Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
Bài tập 3 
a . Xác định trạng ngữ chỉ tình huống ? 
b . N êu tác dụng của việc đặt câu c ó 
trạng ngữ chỉ tình huống về mặt phân 
biệt thông tin thứ yêu trong câu (thể 
hiện ở trạng ngữ) và thông tin quan 
trọng (thể hiện ở vị ngữ của câu) 
 Đoạn văn 
Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, viên quan coi ngục quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc trong đề lao: 
- Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém. 
 (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù ) 
 HOẠT ĐỘNG NHÓM 
13 
“ Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường , viên quan coi ngục quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc trong đề lao: 
- Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém.” 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU 
TRONG VĂN BẢN 
*Tác dụng: thể hiện thông tin thứ yếu so với thông tin quan trọng ở phần vị ngữ của câu. 
Bài tập 3 
14 
1 
2 
3 
Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều nằm ở vị trí đầu câu 
Việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phần 
 khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên 
 kết ý, thay đổi cách diễn đạt, tạo mạch lạc trong văn bản. 
Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường thể hiện thông tin đã biết từ văn bản, hoặc thông tin dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng. 
Tóm lại: 
IV. TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRÊN 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU 
TRONG VĂN BẢN 
15 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU 
TRONG VĂN BẢN 
Câu chủ động: Anh tôi rất yêu quý con chó. 
Câu bị động: 
Con chó được anh tôi rất yêu quý. 
Câu không có khởi ngữ: Tôi xem phim ấy rồi. 
Câu có khởi ngữ: 
Phim ấy, tôi xem rồi. 
Câu không có trạng ngữ tình huống: Nó xem xong thư, rất phấn khởi. 
Câu có trạng ngữ tình huống: 
Xem xong thư, nó rất phấn khởi. 
* CỦNG CỐ: 
Thực hiện sự chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau: 
16 
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU 
TRONG VĂN BẢN. 
Bài tập củng cố 
Chọn kiểu câu điền vào ô thích hợp. 
Câu có trạng ngữ chỉ tình huống 
1- Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. 
2- Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh cho là ích kỉ, nhỏ nhen, nô lệ. Vậy thì ý anh thế nào? 
3- Cha tính phải làm như vậy mới xong, con phải nghe lời cha mà trở về đi. 
1- Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. 
2-Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh cho là ích kỉ, nhỏ nhen, nô lệ. Vậy thì ý anh thế nào? 
3- Cha tính phải làm như vậy mới xong, con phải nghe lời cha mà trở về đi. 
4- Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. 
Câu có khởi ngữ 
Câu bị động 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Hình thức các lời thoại 
I. Tìm hiểu chung 
Nhóm thảo luận ở nhà 
N1: Đọc SGK, chuẩn bị phần I 
N2: Đọc SGK, chuẩn bị phần II 
N3: Đọc SGK, chuẩn bị phần III/181 
N4: Tổng kết 
* Yêu cầu: Cử đại diện nhóm soạn bài trên PowerPoint, copy vào USB, tiết sau mang theo để trình bày. Yêu cầu nộp bài cho GV trước khi vào tiết ít nhất 10 phút. 
CHUẨN BỊ BÀI CHO TIẾT SAU 
Tiết học kết thúc. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_16_thuc_hanh_ve_su_dung_mot_so_kie.ppt