Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24-26: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24-26: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

KIẾN THỨC

- Phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.

- Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.

- Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.

NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam

+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm

+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể loại truyện ngắn.

Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai đứa trẻ

 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn.

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Phẩm chất chủ yếu: nhân ái

Hiểu và cảm nhận được niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.

 

doc 13 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 3130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 24-26: Văn bản "Hai đứa trẻ" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6, 7; Tiết 24, 25, 26; Ngày soạn: 10/10/2021 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HAI ĐỨA TRẺ 
Thạch Lam
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
- Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
- Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Thạch Lam
Đ1
3
+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm
Đ2
4
+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
5
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể loại truyện ngắn.
Đ5
7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai đứa trẻ 
N1
8
 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. 
V1
Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: nhân ái
11
Hiểu và cảm nhận được niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
NA
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 
2. Học liệu: 
* Giáo viên:
 - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo:Tuyển tập Thạch Lam (NXB Văn học 2002); video Cuộc đời và sự nghiệp Thạch Lam ( 
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(10 phút)
Đ1, GQVĐ
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(100 phút)
Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
I. Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm xuống
3. Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu đến và đi qua
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3, Đ4, Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành; hoạt động nhóm
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, V1, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
2. Nội dung: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS sử dụng bảng KWL (Knew – Want – Learn) đã chuẩn bị ở nhà để trao đổi về những vấn đề các em đã biết và muốn biết về văn bản.
 - GV hỏi một số nội dung sau:
+ Các em đã từng biết đến nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm nào học ở cấp THCS? (Cốm- một món quà từ lúa non)
+ Các em đã biết gì về văn bản Hai đứa trẻ trước khi đọc nó?
+ Trước khi đọc văn bản, các em có muốn biết thêm gì về văn bản này không?
- GV ghi tóm tắt những điều các em đã biết và muốn biết về văn bản vào bảng phụ).
 - GV hướng dẫn HS trong quá trình học bổ sung thêm vào cột L (những gì đã học được).
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Văn học giai đoạn thứ 3, từ năm 1930 đến khoảng năm 1945, đã xuất hiện trào lưu lãng mạn chủ nghĩa với những thành tựu nổi bật ở Thơ Mới; tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.Có thể nói, trong số các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam là cây bút tuy đương thời không được chú ý nhiều, nhưng những truyện ngắn của anh có chất lượng nghệ thuật cao, đặt biệt là ở Thạch Lam có nghệ thuật viết truyện nhưng không có cốt truyện, tác phẩm của anh như một bài thơ dài của cảm xúc, tâm trạng. Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như vậy.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (100 phút)
I. Tìm hiểu chung (10 phút) 
a. Mục tiêu: Đ, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
(HS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
+ Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
+ Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả 
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), 1910 – 1942.
- Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Cả ba người là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại - phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (sau này trở thành không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn).
- Là con người điềm đạm, nồng hậu và rất đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện ngắn.
- Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
- Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
2. Truyện “Hai đứa trẻ”
 - Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
- Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
- Bối cảnh truyện: quê ngoại của tác giả - phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn Thạch Lam (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác)
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời:
-Thị trấn Cẩm Giàng có lịch sử gần bốn trăm năm, trong thư tịch cổ thì gọi là Cẩm Giang (sông Gấm), về sau vì tránh tên huý của chúa Trịnh Giang nên đổi thành Cẩm Giàng.
-Thị trấn Cẩm Giàng có một địa thế là phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi một nhánh của sông Thái Bình (tên sau này) cùng với con đê uốn quanh, tiếp giáp với nền văn hoá quan họ Kinh Bắc đồng thời cũng là điểm giao thoa hai vùng văn hoá hào hiệp, khoa cử xứ Đông. Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với những vùng đất màu mỡ. Cẩm Giàng có chiều dài gần một nghìn mét, nằm dọc tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
II. Hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản (65 phút)
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn (25 phút)
a. Mục tiêu: Đ, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
(HS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
+ Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
+ Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.) 
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc – hiểu văn bản
 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
 a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn
- Âm thanh: 
 + Tiếng trống thu không gọi chiều về.
 + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
 + Tiếng muỗi vo ve.
(“Tiếng trống thu không ... trên nền trời”)
- Hình ảnh, màu sắc: 
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, 
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. 
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
à Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.
- Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế 
à Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam.
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
 + Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
 + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Con người:
 + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
 + Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
 + Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
 + Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
 + Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường. 
à Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
d. Tâm trạng của Liên
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thậm thía
- Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.
- Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.
à Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
 - Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình:
 + Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
+ Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ.
d. Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: 
+ Toàn bộ cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống con người nơi phố huyện được cảm nhận qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật nào? Cách lựa chọn điểm nhìn miêu tả ấy có tác dụng nghệ thuật gì?
+ Tìm những chi tiết miêu tả bức tranh nơi phố huyện lúc chiều tàn (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)? Cảnh này gợi cho em những suy nghĩ, xúc cảm gì? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
Phố huyện lúc chiều tàn: đó là cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. Nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya (25 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
 (HS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
+ Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
+ Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.) 
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
 a. Hình ảnh của “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: 
 + “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
 + “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.
à Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ.
 à Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
 à Biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối
- Vẫn những động tác quen thuộc: 
 + Chị Tí dọn hàng nước
 + Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
 + Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
 + Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
à Sống quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát che tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
à Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao. 
[ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
+ Cảnh phố huyện về khuya có đặc điểm gì nổi bật? Hãy thống kê các chi tiết để làm rõ điều đó?
+ Trong bóng tối bao trùm, cuộc sống ở phố huyện vẫn thấp thoáng hiện ra qua những ánh sáng nào? Gắn liền với cuộc sống của những ai?
+ Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng bóng tối và ánh sáng là gí?
+ Trong bóng tối mênh mông như thế, cuộc đời những con người nơi phố huyện hiện lên như thế nào? Họ có ước mơ, mong đợi điều gì?
+ Qua việc miêu tả cuộc đời, mơ ước của họ, ta hiểu thêm gì về tấm lòng của Thạch Lam đối với những con người nơi phố huyện nghèo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS (cặp đôi) báo cáo sản phẩm, các cặp còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
- Phố huyện lúc đêm khuya:
+ Khung cảnh thiên nhiên và con người: ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; chấm lửa nhỏ ở bếp lửa bác phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa).
+ Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ thường đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.
+ Tâm trạng của Liên: nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời thực nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
 (HS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ để phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
+ Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
+ Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.) 
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
- Lí do:
+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).
+ Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
 - Hình ảnh đoàn tàu: Đoàn tàu đã dược nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua
- Dấu hiệu đầu tiên: 
 + Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc.
 + Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến: 
 + Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
 + Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:
 + Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
 + Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
Bảng 1:
Âm thanh
Đoàn tàu
Phố huyện
Còi xe lửa kéo dài
Tiếng trống thu không từng tiếng một
Tiếng dồn dập
Tiếng ếch nhái
Tiếng rít mạnh vào ghi
Tiếng muỗi bay vo ve
Còi rít lên
Tiếng đàn bầu bật trong yên lặng
Tàu rầm rộ đi tới
-> Âm thanh huyên náo, sôi động.
-> Âm thanh đơn điệu, buồn bã.
Bảng 2:
Ánh sáng
Đoàn tàu
Phố huyện
Ngọn lửa xanh biếc
Khe sáng
Khói bừng sáng trắng
Quầng sáng
Đèn sáng trưng
Chấm nhỏ và vàng lơ lửng
Đồng và kền lấp lánh
Thưa thớt từng hột sáng
Các cửa kính sang
-> Ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ.
-> Ánh sáng yếu ớt, tù mù.
- Tâm trạng khi tàu đến và đi qua:
 + Trước khi tàu đến: hồi hộp, náo nức.
 + Khi tàu đến: vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.
 + Khi tàu qua: bâng khuâng, luyến tiếc.
- Nghệ thuật: Câu [1] nhiều thanh trắc, đối với câu [2] nhiều thanh bằng, nhạc điệu như thơ. Câu [2] kết nhịp bằng thanh trắc (sáng rực/ vui vẻ/ huyên náo) đối với câu [3] kết nhịp bằng thanh bằng (đi qua). Câu [4] dùng điệp cấu trúc tạo ra độ nhấn về nghĩa và về nhạc (khác hẳn đối với Liên/ khác hẳn cái vầng sáng). Câu [5] phép trùng điệp và phối thanh bằng trắc tạo ra giọng hồn hậu nhẹ nhàng. 
- Hiệu quả nghệ thuật: Sự phối âm bằng trắc hài hoà tạo ra câu văn giàu chất thơ. Qua đó, nhà văn miêu tả đẹp thiên nhiên, con người trong tăm tối và khát vọng ánh sáng về một sự đổi đời.
- Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện 
* Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu
- Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện.
- Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
* Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm
- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
- Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.
 [ Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 04 nhóm và phát phiếu học tập
Nhóm 1: Hình ảnh đoàn tàu được tác giả miêu tả như thế nào?
So sánh với âm thanh và ánh sáng của phố huyện lúc chiều tàn và đêm khuya khi tàu chưa đến?
Nhóm 2: So sánh để thấy được nghệ thuật tương phản về âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu với âm thanh và ánh sáng nơi phố huyện bằng cách hoàn thành bảng sau:
Bảng 1:
Âm thanh
Đoàn tàu
Phố huyện
 .
 Bảng 2:
Ánh sáng
Đoàn tàu
Phố huyện
 ..
Nhóm 3: Tâm trạng của hai đứa trẻ - trước khi tàu chưa đến, trong khi tàu đến và khi đoàn tàu đã đi qua?
Nhóm 4: Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của chuyến tàu đêm? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối. Chị em Liên hân hoan,hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo ước mơ về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên nhưng hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
-Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: là biểu tượng của một thế giới đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, quẩn quanh của người dân phố huyện.
-Qua tâm trạng của Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
III. Tìm hiểu tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. 
2. Ý nghĩa văn bản
Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện Hai đứa trẻ, thể hiện và ghi vào giấy A0.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Hai đứa trẻ 
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
	GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.
Rubric đánh giá kết quả:
Nội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(1)
(2)
(3)
Phần thông tin
HS chỉ nêu một số đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện Hai đứa trẻ
HS nêu được gần hết các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Hai đứa trẻ
HS nêu được đầy đủ các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Hai đứa trẻ
Phần hình thức
Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ, chưa biết dùng từ khóa, hình ảnh
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Vài từ khóa, hình ảnh chưa phù hợp.
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Từ khóa, hình ảnh phù hợp.
HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Câu 1:
+ Điểm chung: Cái nhìn hiện thực và nhân đạo đối với xã hội Việt Nam đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than.
 + Nét riêng: Phong cách và bút pháp nghệ thuật của các nhà văn: Hiện thực - lãng mạn.
Câu 2:
* Biểu hiện tương phản:
a. Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối:
b. Tương phản giữa hình ảnh đoàn tàu và phố huyện (nhất là khi đoàn tàu đi qua và sau khi đoàn tàu đã đi qua).
c. Tương phản giữa cuộc sống thực tại và mơ ước xa xôi
* Nêu tác dụng của bút pháp tương phản trong truyện Hai đứa trẻ.
+ Làm nổi bật bức tranh phố huyện êm đềm, bình lặng nhưng nghèo khó, tù túng, đơn điệu trong bóng tối mênh mông và hiu quạnh.
+ Thể hiện sinh động cuộc sống của con người lao động bé nhỏ, vô danh nơi đây. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn phải sống cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, không ánh sáng và niềm vui, chỉ có chút hi vọng bé nhỏ và mong manh, xa xôi và leo lét như chính những ngọn đèn nơi phố huyện.
+ Góp phần thể hiện và lí giải những biểu hiện tinh tế trong tâm hồn nhân vật, nhất là Liên.
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: So sánh Hai đứa trẻ với Tắt đèn, Lão Hạc, (đã học ở chương trình THCS) để thấy con người và xã hội trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2: Nêu biểu hiện của bút pháp tương phản và tác dụng của nó trong truyện Hai đứa trẻ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhóm đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. 
- Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (10 phút)
a.Mục tiêu: N1, V1, NA
b.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
c.Sản phẩm: câu trả lời miệng
d.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy bày tỏ suy nghĩ vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ hôm nay.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS viết lên bảng vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ hôm nay.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1- Bài vừa học: 
- Phân tích được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.	
- Xác định được yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ thể hiện qua tác phẩm.
- Xác định và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, tâm trạng của nhân vật Liên.
2- Bài sắp học: Ngữ cảnh
Đọc văn bản
Trả lời các câu hỏi phần luyện tập trong SGK
+ Khái niệm
+ Các nhân tố của ngữ cảnh
+ Vai trò của ngữ cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_24_26_van_ban_hai_dua_tre_nam_ho.doc