Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A12 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A12 - Trường THPT Lê Quý Đôn

- Ao thu: biểu tượng của cảnh quê, hồn quê – nguồn cảm hứng của thi nhân

- Khí thu: “lạnh lẽo” – đặc trưng mùa thu Bắc bộ

Nước thu: “trong veo”: sự tĩnh lặng tuyệt đối

 sắc nước đặc trưng của ao thu xứ Bắc

 

ppt 15 trang Trí Tài 04/07/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A12 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU CÁ MÙA THU 
NGUYỄN KHUYẾN 
I. TÌM HIỂU CHUNG 1) Tác giả 2) Tác phẩm 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
Hai câu đề 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
- Ao thu: biểu tượng của cảnh quê, hồn quê – nguồn cảm hứng của thi nhân 
- Khí thu: “lạnh lẽo” – đặc trưng mùa thu Bắc bộ 
Nước thu: “trong veo” : sự tĩnh lặng tuyệt đối 
 sắc nước đặc trưng của ao thu xứ Bắc 
 “ Một chiếc thuyền câu / bé / tẻo teo ” : 
 Sự hiện diện của chiếc thuyền không làm mặt ao xao động và không gian như được mở rộng 
 Nghệ thuật: Lấy điểm tả diện Cảnh thu tĩnh tại, yên bình 
Số từ chỉ số ít 
Từ láy , càng nhấn mạnh sự nhỏ bé của con thuyền 
2) Hai câu thực 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
“Sóng biếc” : sắc xanh của sóng nước có sự cộng hưởng của thiên thanh 
- “Gợn” : rất khẽ khàng kèm với những từ chỉ mức độ “hơi”, “tí” : sự lay động rất nhỏ 
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh không gian tĩnh lặng tuyệt đối 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo 
- “Lá vàng” : hình ảnh quen thuộc khi nói về mùa thu 
“Vèo” : gợi ra dáng bay, tốc độ bay, âm thanh lá rơi Lấy động tả tĩnh 
 Lá vàng rơi không làm khuấy động sự tĩnh lặng của mùa thu 
3) Hai câu luận 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt , 
- “Tầng mây lơ lửng” : mây không bay, gần như bất động 
“Trời xanh ngắt” : sắc xanh đặc trưng của mùa thu Bắc bộ 
 Không gian cao rộng mang theo cái nhìn vời vợi của người ngắm cảnh 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
- “Ngõ trúc” : chiều sâu của không gian 
- “Khách” : nỗi mong chờ của nhà thơ mong được thấy một dáng người 
- “Vắng teo” : phủ định niềm hy vọng đợi chờ của thi nhân 
 Sự trống trải, cô đơn, co cụm của lòng người trước thiên nhiên vắng lặng 
* Tiểu kết 
	Cảnh thu được miêu tả theo chiều không gian từ xa đến gần, từ thấp đến cao với sự hài hòa của màu sắc (màu xanh của nước thu, trời thu; sắc vàng của lá thu) và đường nét (nhỏ, mảnh, mờ nhạt), gợi ra hồn điệu riêng của mùa thu xứ Bắc: yên bình, tĩnh lặng và hiu hắt 
4) Hai câu kết: 
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo. 
- "Tựa gối buông cần" : tư thế bất động, không chú tâm đến việc câu cá 
- "Cá đâu đớp động" : âm thanh thoáng nghe qua chứ không chú ý lấy động tả tĩnh: cảnh tĩnh, tâm tĩnh 
 Tâm tư lắng đọng vào bên trong, diễn tả một nỗi đợi trông đến tha thiết, mỏi mòn 
 Mùa thu mang theo nỗi u hoài của thi nhân. Nỗi buồn ấy cho thấy tư tưởng yêu nước kín đáo của nhà thơ 
5) Nghệ thuật 
- Cổ điển : 
 + Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật 
 + Đề tài : mùa thu, câu cá 
 + Cách thức : lấy điểm tả diện, động tả tĩnh 
- Cách tân : 
 + Từ ngữ : từ thuần Nôm, dân dã ( lạnh lẽo, tẻo teo, gợn tí, đưa vèo ) 
 + Cách gieo vần : vần "eo" 
 + Hình ảnh : giản dị, gần gũi ( ao, thuyền câu, ngõ trúc ) 
III. TỔNG KẾT 
Phần Ghi nhớ SGK/22 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_2_cau_ca_mua_thu_thu_dieu_nam_hoc.ppt