Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Chiều tối (Mộ) - Năm học 2022-2023 - Nhâm Hoàng Anh

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Chiều tối (Mộ) - Năm học 2022-2023 - Nhâm Hoàng Anh

 - Không gian: rộng lớn -> làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật.

 - Thời gian nghệ thuật: chiều tối -> gợi tâm trạng mệt mỏi, chán chường của nhân vật trữ tình.

 - Điểm nhìn: từ dưới lên cao -> thể hiện phong thái ung dung, lạc quan.

 Bồn chồn chung quanh là rừng núi âm u, nhà thơ chỉ có thể ngước mắt nhìn để quan sát. Bác thấy trên nền trời ấy một cánh chim về trời vào chập choạng, một chòm mây lẻ loi trôi nhẹ nhàng trên từng không.

 

pptx 30 trang Trí Tài 03/07/2023 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Chiều tối (Mộ) - Năm học 2022-2023 - Nhâm Hoàng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIỀU TỐI 
- HỒ CHÍ MINH - 
Bố cục bài học 
Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối 
 Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người. 
01 
02 
01 
Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối. 
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên khôngDịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không 
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
 Cô vân mạn mạn độ thiên không 
Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không 
 - Không gian: rộng lớn -> làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật. 
 - Thời gian nghệ thuật: chiều tối -> gợi tâm trạng mệt mỏi, chán chường của nhân vật trữ tình. 
 - Điểm nhìn: từ dưới lên cao -> thể hiện phong thái ung dung, lạc quan. 
 Bồn chồn chung quanh là rừng núi âm u, nhà thơ chỉ có thể ngước mắt nhìn để quan sát. Bác thấy trên nền trời ấy một cánh chim về trời vào chập choạng, một chòm mây lẻ loi trôi nhẹ nhàng trên từng không. 
- Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển. Thơ xưa cánh chim vô định, xa xăm, phiêu bạt 
* Cánh chim: 
“Cánh chim bạt gió lạc loài kêu sương” 
(Đoàn Thị Điểm) 
“Chim hôm thoi thót về rừng” 
(Nguyễn Du) 
“Ngày mai gió cuốn chim bay mỏi” 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” 
(Huy Cận) 
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
 Cô vân mạn mạn độ thiên không 
Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không 
* Cánh chim: 
 - Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển . Thơ xưa cánh chim vô định, xa xăm, phiêu bạt 
 - Chim bay về tổ với nhịp sống thường ngày -> gợi cảm giác sự sống gần gũi, yên bình. 
 - Hình ảnh “Quyện điểu”(Chim mỏi) cái nhìn tinh tế của Bác . 
 -> Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng, có sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. 
=> Cảnh ngộ người tù Hồ Chí Minh: Sau một ngày đày ải trên con đường đầy hiểm trở, Người khao khát một bến dừng chân để được nghỉ ngơi. 
“Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” 
 (Thôi Hiệu) 
“Chúng điểu cao phi tận 
 Cô vân độc khứ nhàn” 
 (Lý Bạch) 
* Chòm mây: 
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
 Cô vân mạn mạn độ thiên không 
Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, 
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không 
- H ình ảnh chòm mây cô độc trôi nhè nhẹ chỉ là nét vẽ tạo nên không gian cao rộng của cảnh trời chiều nơi miền rừng núi. 
- “Cô vân”: Hình ảnh chòm mây lẻ loi, cô đơn -> gợi cảm giác buồn vắng. 
- Chòm mây trôi chậm rãi giữa bầu trời -> mở ra không gian cao rộng, êm ả và sự ung dung, thư thái trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. 
=> Hình ảnh người tù cô đơn, lẻ loi. 
 Đối chiếu phần phiên âm và dịch thơ. 
 Từ đó chỉ ra sự khác biệt giữa chúng? 
 Bản dịch thơ dịch bỏ mất từ “cô” nên đã làm giảm bớt sự cô đơn, và không chuyển hết nghĩa của từ láy “mạn mạn” → chưa chuyển tải được hết nỗi lòng trong tâm hồn Bác 
 + “Cô vân” -> “chòm mây”: chưa sát nghĩa -> làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời. 
 + “mạn mạn” -> “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa -> làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững lờ không muốn di chuyển của áng mây. 
=> Làm mất đi phong vị Đường thi trong thơ Hồ Chí Minh. 
Ngh ệ thuật 
- Sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá => Tính cổ điển. 
- BPTT: 
+ Nhân hóa, ẩn dụ: cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô đơn lững lờ trôi. 
+ Đối lập tương phản: tìm về (của cánh chim) > < tầng không (gợi sự vô định). 
 Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân: Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cùng ý chí, nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ Cách mạng đang chịu cảnh tù đày. 
02 
 Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người 
Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng 
Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, 
 Xay hết, lò than đã rực hồng. 
 - Hai câu thơ miêu tả cụ thể đời sống thường nhật . Đó là cảnh cô em xóm núi đang xay ngô và lò than rực hồng tỏa ra ánh sáng. Người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình; hòa vào không khí lao động. 
 - So với bản nguyên tác “ Sơn thôn thiếu nữ” thì bản dịch “ Cô em xóm núi” không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với người phụ nữ 
"Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, 
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu. 
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, 
Hối giao phu tế mịch phong hầu ." 
Dịch thơ 
"Cô gái phòng the chửa biết sầu 
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu 
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu 
Hối để chồng đi kiếm tước hầu." 
Vương Xương Linh đời Đường từng viết Khuê oán: 
Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng 
Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, 
 Xay hết, lò than đã rực hồng. 
 - Hai câu thơ miêu tả cụ thể đời sống thường nhật . Đó là cảnh cô em xóm núi đang xay ngô và lò than rực hồng tỏa ra ánh sáng. Người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình; hòa vào không khí lao động. 
- Bác thấy: 
 + Hình ảnh cô gái xay ngô: 
 Hình ảnh đời thường, chân thực, giản dị , đưa người đọc từ không gian cảnh vật của mây trời, chim muông trở về với đời sống con người. Đây là đặc điểm của câu chuyển trong bất cứ bài thơ nào của Bác 
 Hai chữ “ thiếu nữ “ gợi lên vẻ đẹp trẻ trung của cô gái cùng với hoạt động xay ngô đã làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh 
 => Hình ảnh cô gái xay ngô tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khỏe khoắn, niềm vui lan tỏa 
 - So với bản nguyên tác “ Sơn thôn thiếu nữ” thì bản dịch “ Cô em xóm núi” không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với người phụ nữ 
Hình ảnh thiếu nữ ở câu thơ thứ ba so với hình ảnh thiếu nữ trong thơ cổ điển, có điểm gì giống và khác nhau? 
 So với hình ảnh thiếu nữ trong thơ cổ điển: 
 - Giống: đều nói đến cái đẹp trẻ trung của người con gái 
 - Khác: 
 + Thơ cổ điển hướng đến cái đẹp hình thể, nhan sắc, ước lệ VD : Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Thuý Kiều 
 + Thơ HCM: Hình ảnh cô em xóm núi đang làm việc “xay ngô”: hướng đến cái đẹp của con người cụ thể, đẹp từ trong lao động. Cái đẹp làm nên sự sống bất diệt. 
=> Làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường và cảm nhận được hơi ấm của sự sống. Việc đặt hình ảnh “ sơn thôn thiếu nữ” ở vị trí trung tâm bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về cuộc sống con người  
Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng 
Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, 
 Xay hết, lò than đã rực hồng. 
 - Bút pháp hiện đại : Tả thực về cô thôn nữ cùng với sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ HCM: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. 
 - Nguyên tác không có chữ “tối” nhưng bản dịch lại xuất hiện chữ “ tối” -> làm mất đi vẻ tự nhiên trong sáng tạo của Bác 
 => Thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác: gắn bó với cuộc sống con người nơi trần thế đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động. 
=> Cái mới trong thơ Bác: cùng viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng phần lớn người phụ nữ xuất hiện trong thơ chữ Hán đều thuộc giới thượng lưu còn thơ Bác lại viết về người dân lao động với cái nhìn trân trọng, yêu thương, mang niềm vui của tấm lòng nhân đạo 
Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới: 
 - Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo dai 
 - Cảnh trong hai câu thơ đầu rất tĩnh còn ở hai câu thơ cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn 
- chữ “ hồng” đây chính là “ thi nhãn” hay “ nhãn tự” của bài thơ , là con mắt thần của tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc 
Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng 
Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, 
 Xay hết, lò than đã rực hồng. 
“Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối Với một chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu Đó là màu đỏ của tình cảm Bác” 
Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc 
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng 
Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối, 
 Xay hết, lò than đã rực hồng. 
- Hình ảnh rực hồng của lò than: 
 + Sự vận động của thời gian từ chiều đến t ố i 
 + Đem lại ánh sáng, hơi ấm cho cảnh vật, đem lại niềm vui bình dị cho người lao động, xóa tan nỗi mệt nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả 
 + Làm ấm lòng, làm vơi đi nỗi cô đơn của người đi đường , “ lò than hồng’ giữa đêm tối như đang nhen nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo 
 => Từ “hồng” - nhãn tự của bài thơ, mang lại thần sắc cho bức tranh buổi chiều tối nơi miền sơn cước heo hút, quạnh vắng. Ánh hồng ấy ko chỉ tỏa ra từ chiếc bếp bình dị của một sơn thôn thiếu nữ mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. Về nét nghĩa khác, chữ “ hồng” còn là biểu hiện của cuộc vận động từ bóng tối ra ngoài ánh sáng. 
V ẻ đẹp tâm hồn bác  vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt để cảm thông, chia sẻ niềm vui bình dị với người lao động. Qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết của Bác nên mới có được cái nhìn tin yêu ấm áp như vậy mặc dù Người đang ở nơi đất khách quê người xa lạ lại chịu cảnh tù đày.  
 III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật: 
 - Bút pháp trữ tình tinh tế. 
 - Kết hợp hài hoà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại: 
 + Màu sắc cổ điển: 
 Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ phương Đông, với không gian rộng lớn. 
Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. 
Có sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người. 
 + Tinh thần hiện đại: 
Thơ có sự vận động của cảnh vật (thơ xưa thường tĩnh). 
Hình tượng thơ có sự vận động theo hướng ánh sáng, sự sống. 
Con người hiện ra là trung tâm của bức tranh, chiếm một chủ thể trong bức tranh phong cảnh (trong thơ xưa con người thường ẩn vào cảnh, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, làm thước đo). 
2. Nội dung: 
 - Vẻ đẹp con người Bác. 
 + Tinh thần kiên cường, lạc quan; phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh. 
 + Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha. 
-> Sự hòa quyện giữa chất thép và chất tình trong con người Hồ Chí Minh. 
Củng cố 
 Câu 1: Hai câu thơ đầu trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất? 
 A. Sự bâng khuâng, buồn bã. 
 B. Sự cô đơn, trống vắng. 
 C. Sự mệt mỏi, cô quạnh. 
 D. Sự buồn chán, hiu hắt. 
 Câu 2 : Nội dung nào dưới đây không thuộc về hai câu thơ đầu bài Chiều tối của Hồ Chí Minh? 
A. Bức tranh buổi chiều nơi núi rừng - đẹp, yên tĩnh và thoáng buồn. 
B. Sự thư thái về tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đối diện với vẻ đẹp thiên nhiên. 
C. Ngòi bút tả cảnh đã miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết của cảnh vật. 
 D. Nhân vật trữ tình đồng cảm với cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn 
 Câu 3 : Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? 
 A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót. 
 B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp. 
 C. Không có tác động gì đến khung cảnh. 
 D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu 
 Câu 4: Trong nguyên bản, câu thơ thứ ba không có chữ " tối " (chỉ là: " Thiếu nữ xóm núi xay ngô ") trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh nhưng người đọc vẫn hiểu được trời tối nhờ chiếc lò than đỏ rực ở câu cuối. Thủ pháp nghệ thuật ấy gọi là gì? 
A. Lấy cảnh tả tình. 
B. Lấy điểm tả diện. 
C. Lấy sáng tả tối. 
D. Lấy động tả tĩnh. 
 Câu 5 : Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ “Chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh ? 
 A. Luôn hướng tới niềm vui lạc quan, yêu đời 
 B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động 
 C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai 
 D. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận động. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_23_chieu_toi_mo_nam_hoc_2022_2023.pptx