Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Thương

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Thương

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

- Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà Tú – một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách nêu thời điểm, cách nói thời gian.

- Quanh năm: Suốt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy.

- mom sông: Phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ.

- nuôi đủ: Thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Bời bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bạc ngược xuôi chỉ để nuôi đủ năm con với một chồng.

- Cụm từ năm con với một chồng không chỉ nói đến sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ.

Hai câu thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú, trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả.

 

pptx 19 trang Trí Tài 04/07/2023 710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Hà Minh Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
𝕋𝕙𝕦̛𝕠̛𝕟𝕘 𝕧𝕠̛̣ 
(Trần Tế X ư ơng) 
𝑻𝒂́𝒄 𝒈𝒊𝒂̉ 
Trần Tế Xương (1870-1907) còn gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, Nam Định. Ông chỉ đổ Tú Tài nhưng sự nghiệp của ông đã trở thành bất tử. 
“Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông viết về bà Tú. 
“Thương Vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. 
=>Thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương đối với vợ. 
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. 
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. 
- Ý nghĩa nhan đề: 
- Nhan đề thể hiện một đề tài mới lạ, khác thường trong thơ trung đại, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. 
𝑽𝒂̆𝒏 𝒃𝒂̉𝒏 
𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊𝒄𝒉 𝒗𝒂̆𝒏 𝒃𝒂̉𝒏 “Th ư ơng vợ” 
Quanh năm buôn bán ở mom sông 
Nuôi đủ năm con với một chồng. 
- Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà Tú – một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách nêu thời điểm, cách nói thời gian. 
- Quanh năm : Suốt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy. 
- mom sông : Phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ. 
- nuôi đủ : Thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Bời bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bạc ngược xuôi chỉ để nuôi đủ năm con với một chồng . 
- Cụm từ năm con với một chồng không chỉ nói đến sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ. 
⇒ Hai câu thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú, trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả. 
Hai câu đề 
Hai câu thực 
Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 
- Tác giả mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Nhưng con cò trong bài thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. 
- Cụm từ khi quãng vắng đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. 
- Đảo ngữ đưa cụm từ lặn lội lên đầu câu nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận. 
- Sự vất vả mưu sinh của bà Tu được tái hiện trong câu thơ Eo sèo mặt nước buổi đò đông – câu thơ gọi tả cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. 
⇒ Hai câu thơ gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tảo, vất vả, gian nan, buôn bán ngược xuôi của bà Tú đồng thời cũng nói lên tấm lòng xót thương da diết của ông Tú. 
Hai câu luận 
Một duyên hai nợ âu đành phận 
Năm nắng mười mưa dám quản công. 
- Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ bởi duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con. 
- Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo: nắng , mưa chỉ sự vất vả, còn năm , mười là số lượng phiếm chỉ chỉ nói số nhiều. 
→ Được tách ra tạo thành một thành ngữ chéo vừa nói lên sự vất vả và gian truân, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. 
- Đức hi sinh của bà Tú được khắc đậm qua hai cụm từ âu đành phận , dám quản công . Dù cho phận mỏng duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán thán. 
⇒ Hai câu thơ cho ta thấy đức tính cao đẹp của bà Tú cả nỗi lòng và sự tinh tế của một người vợ. 
Hai câu kết 
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 
Có chồng hờ hững cũng như không 
- Lời chửi trong hai câu thơ kết mang ý nghĩa xã hội sấu sắc: thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. 
- Thói đời " , Tú Xương đã nguyền rủa cái nếp xấu chung của người đời, của xã hội. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, nhưng Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết và tự phê phán mình một cách nghiêm ngặt. 
→ Đó cũng chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, một tấm chân tình chân thật mà ông dành cho vợ. 
- Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời . 
→ Tú Xương tự rủa mát mình và cũng là tự phán xét, tự lên án bản thân mình. 
⇒ Hai câu thơ đã khái quát nỗi lòng thương vợ của ông Tú. 
𝑻𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒌𝒆̂́𝒕 
	 Nội dung: 
	- Tình thương yêu, quý trọng vợ của Trần Tế Xương thể hiện qua sự thấu hiểu, nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. 
	- Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương 
𝑻𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒌𝒆̂́𝒕 
	 Nghệ thuật: 
	- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (than cò), ngôn ngữ đời sống. 
=> Nét đẹp truyền thống của ng ư ời phụ nữ Việt Nam. 
	Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại để các nhà Nho dùng để dạy đời, tỏ chí. Nhà Nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình cảm, đời sống thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Đặc biệt, Tú Xương không chỉ lên án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình. Sở dĩ, bài thơ của ông được nhiều người yêu thích là do có tính trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” là tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương. 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương: 
Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
Nuôi đủ năm con với một chồng. 
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 
Một duyên hai nợ âu đành phận, 
Năm nắng mười mưa dám quản công. 
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, 
Có chồng hờ hững cũng như không! 
Giữa xã hội nhố nhăng ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình yêu đối với người vợ. Thương vợ là bài thơ hay ghi lại tình yêu chân thành của nhà thơ dành cho người vợ vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng. Tú Xương ngay mở đầu đã tỏ ra là người chồng biết quan tâm đến vợ, am hiểu công việc làm ăn của vợ: 
“Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
Nuôi đủ năm con với một chồng.” 
	Là “con gái nhà dòng” lấy chồng nho sinh, bà Tú những tưởng được sống cảnh thanh nhàn “bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ” và sớm được hưởng hiển vinh: võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Đằng này, giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, mua chữ bán danh, ông Tú tài hoa nhưng đi thi chín lần đều bị đánh trượt, chỉ đỗ Tú Tài, công danh dang dở, sự nghiệp không thành. Bởi thế gánh nặng đè lên vai bà Tú. Nói là buôn bán cho sang chứ thực ra bà Tú nào có phải là thương nhân buôn to, bán lớn. Mỏng lưng ngắn vốn, bà Tú chấp nhận cảnh buôn thúng bán mẹt nơi đầu sông cuối bãi, chỗ mom sông. Mom sông là dải đất nhô ra bờ, ba bề là nước chênh vênh, cheo leo, rất dễ sụt lở, vô cùng nguy hiểm. Buôn bán ở chốn ấy là phải đánh cược cả tính mạng của mình với thần sông, hà bá. Vất vả nhọc nhằn là thế mà bà Tú đâu chỉ phải đối mặt ngày một ngày hai, trái lại, kéo dài quanh năm suốt tháng, không ngừng nghỉ. 
	Bà Tú không chỉ bươn chải nhất thời, chờ chồng hiển đạt. Bà phải chấp nhận bươn chải cả đời, dường như nó đã trở thành định mệnh của bà Tú. Có thể thấy, thơ trước là sự, sau là tình. Ẩn sau câu thơ tái hiện cuộc sống buôn bán nhọc nhằn vất vả của bà Tú là ánh mắt dõi theo, ánh mắt lo lắng đầy xót thương của ông Tú. Niềm thương vợ dâng lên xúc động từ những vần thơ đầu tiên. 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
	Vì sao bà Tú phải lăn xả vào nơi thương trường - nơi vốn được coi là chiến trường, bất chấp cả gian nguy? Chỉ có thể lí giải điều này bằng trách nghiệm tình yêu thương với chồng với con của bà Tú: 
“Nuôi đủ n ă m con với một chồng.” 
	Thế là bà Tú phải chạy chợ kiếm ăn cho bảy người cả thảy. Một bên là năm đứa con thơ dại, một bên là đức ông chồng dài lưng tốn vải, gánh nặng đè hết lên vai bà Tú. Hai chữ “nuôi đủ” chứa nhiều hàm nghĩa ý vị mà sâu xa. “Nuôi đủ” là vừa đủ không dư giả, bà Tú phải chắt chiu, bòn mót, dành dụm từng đồng, từng hào mới vừa đủ chi tiêu. Hai chữ “nuôi đủ” cũng chất chứa bao nỗi vất vả, cực nhọc, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Cách nói “năm con với một chồng” giản dị ẩn chứa ý vị, sâu sa. 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
	Trong cách nói này, Tú Xương đã hạ mình xuống hàng con, nhân lên nhiều lần công ơn to lớn của bà Tú. Từng câu từng chữ như chan chứa nỗi niềm biết ơn của bà Tú. 
Vậy là với hai câu thơ đầu của bài thơ “Thương vợ”, Tú Xương đã phần nào bộc lộ được tình cảm của mình dành cho bà Tú, người vợ đảm đang, tận tụy, hết mình vì chồng vì con của mình. Không chỉ bộc lộ tình cảm với vợ, hai câu thơ còn thể hiện nỗi niềm chua xót của người con đất Vị Hoàng. Đường đường là đàn ông sức dài, vai rộng mà lại sống bám vào vợ, ăn ké theo đám con. Quả thật, hai câu thơ thực sự đã hằn lên một nỗi niềm tủi hổ, cay đắng rất Tú Xương. 
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, 
Eo sèo mặt nước buổi đò đô ng.” 
	Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh “lặn lội thân cò” được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong khi dân gian để nói về người phụ nữ lao động: 
“Con cò lặn lội bờ sông 
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” 
Bằng tấm lòng thương vợ chân thành và sâu sắc của Tú Xương, ông đã ca ngợi hình ảnh bà Tú trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, người vợ Việt Nam bao đời nay. 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
Nếu như từ “ lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh dành) của “buổi đò đông” . Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông” . Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cụng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động. 
	Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ: 
“Một duyên hai nợ âu đành phận, 
Năm nắng mười mưa d á m quản công. ” 
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ” . Nhà thơ Tú Xương đã chia từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên - nợ” . “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng cùa chính bà). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trương quy” , bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công” : 
“Năm nắng mười mưa dám quản công. ” 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
	Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “nằm nắng mười mưa” . Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa để ( nuôi đủ năm con với một chồng ). Giờ đây là sự linh diệu cùa những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “năm nắng mười mưa” , cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết. 
	Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình: 
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, 
Có chồng hờ hững c ũ ng như không!” 
	Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, có chồng hờ hững c ũ ng như không!” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng bà Tú nổi lên, chú Tú Xương đâu phải người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chú bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính. 
Đây là một bài văn phân tích bài th ơ “Th ư ơng vợ” của Trần Tế X ư ơng do học sinh làm (Dùng làm kham khảo) 
Bằng tấm lòng thương vợ chân thành và sâu sắc của Tú Xương, ông đã ca ngợi hình ảnh bà Tú trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, người vợ Việt Nam bao đời nay. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_3_thuong_vo_nam_hoc_2022_2023_ha_m.pptx