Bài giảng Vật lý 11 - Bài 27: Ôn tập Phản xạ toàn phần - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hoàng Ánh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 1: Hãy nêu cách vẽ tia phản xạ?
Cách vẽ tia phản xạ: 3 bước
- Bước 1: Vẽ pháp tuyến tại điểm tới và xác định mặt phẳng tới
- Bước 2: Xác định góc tới
- Bước 3: Vẽ về phía bên kia pháp tuyến một góc bằng góc tới, ta được tia phản xạ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 11 - Bài 27: Ôn tập Phản xạ toàn phần - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hoàng Ánh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM ĐÃ THAM GIA GIỜ HỌC VẬT LÝ Ôn lại kiến thức bài trước Câu 1: Hãy nêu cách vẽ tia phản xạ? Cách vẽ tia phản xạ: 3 bước - Bước 1: Vẽ pháp tuyến tại điểm tới và xác định mặt phẳng tới - Bước 2: Xác định góc tới - Bước 3: Vẽ về phía bên kia pháp tuyến một góc bằng góc tới, ta được tia phản xạ S R I N i i' n 1 n 2 (n 2 < n 1 ) n 1 n 2 (n 2 > n 1 ) Ôn lại kiến thức bài trước Câu 2: Hãy nêu cách vẽ tia khúc xạ? Cách vẽ tia khúc xạ: 3 bước - Bước 1: Vẽ pháp tuyến tại điểm tới và xác định mặt phẳng tới - Bước 2: Xác định góc tới (trị số) - Bước 3: Tính góc khúc xạ và vẽ về phía bên kia pháp tuyến một góc bằng góc khúc xạ ta được tia khúc xạ Chú ý : + Nếu n 2 > n 1 (môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1) thì góc khúc xạ r < góc tới i + Nếu n 2 góc tới i i r K N’ N I S i r K N’ N I S Ôn lại kiến thức bài trước Câu 3: Hãy nêu chú ý khi vẽ tiếp đường truyền của tia sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt? Chú ý khi vẽ tiếp đường truyền của ánh sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt + Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém đến mặt phân cách với môi trường chiết quang hơn (n 1 < n 2 ) thì luôn có tia khúc xạ và r < i + Ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn đến mặt phân cách với môi trường chiết quang kém thì tính góc giới hạn i gh Nếu i ≤ i gh thì có tia khúc xạ và r > i Nếu i > i gh thì xảy ra phản xạ toàn phần, chỉ có tia phản xạ BÀI TẬP Nội dung chính của bài I. Ôn tập về sự phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần II. Cách vẽ tia phản xạ, tia khúc xạ III. Làm các bài tập về vẽ tiếp đường truyền của tia sáng khi truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Tìm nhận định sai trong các câu sau đây? A. Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới của mặt phản xạ B. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới của mặt phân cách C. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì sin của góc khúc xạ tỉ lệ thuận với sin của góc khúc xạ D. Khi ánh sáng truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có tia tia phản xạ và tia khúc xạ thì góc khúc xạ bằng góc phản xạ Bài tập trắc nghiệm Câu 2: Một tia sáng truyền từ nước đến mặt phân cách với không khí. Người vẽ các tia sáng quên ghi lại chiều truyền của các tia sáng như hình vẽ. Nhận định đúng trong các câu sau đây? A. PK là tia tới, KN là tia phản xạ, KM là tia khúc xạ B. MK là tia tới, KP là tia phản xạ, KN là tia khúc xạ C. NK là tia tới, KN là tia phản xạ, KM là tia khúc xạ D. MK là tia tới, KN là tia phản xạ, KP là tia khúc xạ Nước Không khí M P N K Bài tập trắc nghiệm Câu 3: Một tia sáng truyền từ một loại thuỷ tinh trong suốt có chiết suất là 1,42 đến mặt phân cách với không khí với góc tới là 50 0 . Chiết suất của không khí là 1. Tìm nhận định đúng trong các câu sau đây? A. Tại mặt phân cách có tia khúc xạ và góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới B. Tại mặt phân cách toàn bộ bị khúc xạ và góc khúc xạ lớn hơn góc tới C. Tại mặt phân cách toàn bộ tia sáng bị phản xạ (phản xạ toàn phần) D. Tại mặt phân cách có tia khúc xạ và góc khúc xạ lớn hơn góc tới Không khí Thuỷ tinh Giải bài tập trắc nghiệm Câu 3 Tại mặt phân cách, tia sáng truyền từ môi trường chiết quang đến mặt phân cách với môi trường chiết quang kém. igh 45 0 Mà i = 50 0 i > igh nên tại mặt phân cách tia sáng phản xạ toàn phần Đáp án C S I i R i' N N’ Bài tập trắc nghiệm Câu 4: Một tia sáng truyền từ nước đến mặt phân cách với không khí. Tại mặt nước có tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Cho chiết suất tỉ đối của không khí với nước là 0,75. Tia tới có góc tới là A. 37 0 B. 42 0 C. 53 0 D. 60 0 Giải bài tập trắc nghiệm Câu 4 Ta có: IK IR r + i’ = 90 0 i = i’ i + r = 90 0 sinr = cosi Mà Đáp án A Nước Không khí S R K I i i' r N N’ Bài 1: Cho một lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC, có chiết suất , đặt trong không khí có chiết suất là 1. Một tia sáng đơn sắc SI nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng từ không khí truyền đến mặt bên AB tại I ở gần B theo phương song song với mặt huyền BC. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng và tính góc lệch của nó khi qua lăng kính. A B C Bài tập tự luận Lời giải I gần B nên sau khi khúc xạ, tia sáng đến mặt BC tại J với góc tới i 2 = 75 0 Tại J tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn đến mặt phân cách với môi trường chiết quang kém Ta có: i 2 > i gh tại J tia sáng phản xạ toàn phần (vẽ tia phản xạ) Tia tới SI song song với mặt huyền BC nên tia sáng đến mặt AB tại I với góc tới i 1 = 45 0 Tại I tia sáng truyền từ môi trường chiết quang kém đến mặt phân cách với môi trường chiết quang hơn Tại I có tia khúc xạ. (vẽ tia khúc xạ) I i 1 r 1 i 2 i 2 ’ J K n Tại mặt AB, tia sáng tới SI có góc tới bằng bao nhiêu? Hãy nêu hướng truyền của tia sáng tại I? Tại I ta vẽ tiếp tia sáng nào? Chúng ta tính góc khúc xạ như thế nào? Sau khi khúc xạ tại I, tia sáng đến mặt AC hay BC? Tại sao? Và góc tới bằng bao nhiêu? Hãy mô tả hướng truyền của tia sáng của tia sáng tại J? Làm thế nào để biết tia sáng sẽ đi tiếp thế nào? Tính góc giới hạn như thế nào? Tại J tia sáng sẽ truyền tiếp như thế nào? Tại sao? B C A S Sau khi phản xạ tại J, tia sáng tới mặt AC tại K với góc tới r 3 = 30 0 Theo nguyên lý về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng: Tại K tia sáng khúc xạ ra ngoài lăng kính và góc khúc xạ i 3 = 45 0 . Góc hợp bởi tia tới SI và tia ló KR = 0 Sau khi đi qua lăng kính tia sáng không bị đổi phương Tại K tia sáng có góc tới là bao nhiêu? Dựa vào đâu để có thể xác định tia sáng sẽ đi tiếp như thế nào? Các em hiểu về góc lệch của tia sáng như thế nào? R I i 1 r 1 i 2 i 2 ’ J K n B C A S i 3 r 3 Nội dung tự học 1. Ôn tập nội dung bài đã học + Sự phản xạ ánh sáng (định nghĩa, các khái niệm, định luật phản xạ ánh sáng, cách vẽ tia phản xạ) + Sự khúc xạ ánh sáng (định nghĩa, các khái niệm, định luật phản xạ ánh sáng, cách vẽ tia khúc xạ) + Hiện tượng phản xạ toàn phần (Định nghĩa, điều kiện để có phản xạ toàn phần) + Chú ý khi vẽ tiếp đường truyền ánh sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt + Làm các bài tập có liên quan trong SGK và tài liệu học tập 2. Chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài 28: Lăng kính + Các nội dung chính của bài + Các nội dung đó như thế nào Đọc những cuốn sách tốt có khác gì hầu chuyện những bậc tao nhã thời qua
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_ly_11_bai_27_on_tap_phan_xa_toan_phan_nam_hoc.pptx