Bài giảng Vật lý 11 - Bài 29: Thấu kính mỏng - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A3 - Trường THPT Kiến An

Bài giảng Vật lý 11 - Bài 29: Thấu kính mỏng - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A3 - Trường THPT Kiến An

Phân loại thấu kính

a. Theo hình dạng: có hai loại:

+ Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng)

+ Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày)

b. Theo tác dụng: có hai loại:

+ Thấu kính hội tụ: Có tác dụng hội tụ chùm sáng

+ Thấu kính phân kỳ: Có tác dụng phân kỳ chùm sáng (xem hình 29.2)

c. Thấu kính đặt trong không khí

+ Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ

+ Thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ

 

pptx 20 trang Trí Tài 03/07/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 11 - Bài 29: Thấu kính mỏng - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A3 - Trường THPT Kiến An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM ĐÃ THAM 
GIA GIỜ HỌC VẬT LÝ 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 1: Hãy nêu cách phân loại thấu kính? 
Phân loại thấu kính 
a. Theo hình dạng: có hai loại: 
+ Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) 
+ Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) 
b. Theo tác dụng: có hai loại: 
+ Thấu kính hội tụ: Có tác dụng hội tụ chùm sáng 
+ Thấu kính phân kỳ: Có tác dụng phân kỳ chùm sáng (xem hình 29.2) 
c. Thấu kính đặt trong không khí 
+ Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ 
+ Thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ 
Thấu kính lồi 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính lõm 
Thấu kính phân kỳ 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 2: Hãy nêu khái niệm tiêu điểm ảnh chính? Tiêu điểm vật chính? 
+ Chùm tia tới song song trục chính thì chùm tia ló đồng quy tại một điểm trên trục chính: Tiêu điểm ảnh chính (F’) 
+ Chùm tia tới qua tiêu điểm vật trên trục chính cho chùm tia ló song song trục chính, tiêu điểm này là tiêu điểm vật chính (F) 
Thấu kính phân kỳ 
O 
F 
F’ 
O 
Thấu kính hội tụ 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 3: Hãy nêu khái niệm tiêu điểm ảnh phụ? Tiêu điểm vật phụ ? 
+ Chùm tia tới song song với trục phụ cho chùm tia ló đồng quy tại một điểm trên trục phụ ấy: Tiêu điểm ảnh phụ (F n ’) 
+ Chùm tia tới qua một điểm trên trục phụ cho chùm tia ló song song với trục phụ: Tiêu điểm vật phụ (F n ) 
F n ’ 
O 
Thấu kính phân kỳ 
F’ 
F n 
O 
Thấu kính hội tụ 
F 
Bài 29: THẤU KÍNH MỎNG (Tiết 2) 
Nội dung chính của bài 
I. Thấu kính, phân loại thấu kính 
 1. Định nghĩa thấu kính 
 2. Phân loại thấu kính 
II. Các yếu tố của thấu kính 
 1. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện 
 2. Tiêu cự, độ tụ 
III. Đường truyền của tia sáng qua một thấu kính 
IV. Ảnh của một vật cho bởi một thấu kính 
V. Công thức thấu kính 
O 
O 
III. Đường truyền của tia sáng qua một thấu kính 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính phân kỳ 
+ Các tia sáng truyền qua thấu kính tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng 
+ Chỉ xét các tia sáng có góc tới nhỏ 
+ Chỉ xét các tia sáng nằm trong tiết diện thẳng. Có 5 trường hợp sau 
1. Tia tới qua quang tâm, tia ló đi thẳng 
Các tia sáng đến thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
Tia sáng đến quang tâm của thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
O 
O 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính phân kỳ 
F’ 
F’ 
Tia tới song song với trục chính của thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
2. Tia tới song song với trục chính, tia ló qua tiêu điểm ảnh chính 
O 
O 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính phân kỳ 
F 
F 
Tia tới qua tiêu điểm vật chính của thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
3. Tia tới qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính 
O 
O 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính phân kỳ 
F’ 
F’ 
F n ’ 
F n ’ 
4. Tia tới song song với trục phụ, tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ 
Tia tới bất kỳ đến thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
O 
O 
Thấu kính hội tụ 
Thấu kính phân kỳ 
F 
F 
F n 
F n 
5. Tia tới qua tiêu điểm vật phụ, tia ló song song với trục phụ ấy 
Tia tới bất kỳ đến thấu kính sẽ truyền đi tiếp như thế nào? 
O 
F’ 
S 
F 
S’ 
S’: ảnh ảo 
O 
F n ’ 
S 
F 
S’ 
S’: ảnh ảo 
F’ 
Thấu kính phân kì 
Vật sáng trên trục chính 
Thấu kính phân kì 
Vật sáng ngoài trục chính 
IV. Ảnh của vật qua một thấu kính 
1. Vật sáng là một điểm 
a. Vật sáng là một điểm, qua thấu kính thì ảnh cũng là một điểm 
+ Các tia tới xuất phát từ vật, các tia ló đồng quy tại 1 điểm, đó là ảnh của vật 
+ Cách vẽ ảnh: Từ vật chọn hai tia tới, vẽ tia ló của hai tia tới đó, điểm đồng quy của hai tia ló là ảnh của vật 
Hãy mô tả về ảnh của một điểm sáng? 
Ảnh là một điểm, điều này có ý nghĩa như thế nào? 
Hãy nêu cách vẽ ảnh của một điểm sáng cho bởi một thấu kính? 
Hãy nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh của một điểm sáng cho bởi một TKPK? 
O 
F’ 
S 
F 
S’ 
S’: ảnh thật 
O 
F’ 
S 
F 
S’ 
S’: ảnh thật 
F n ’ 
O 
F’ 
S 
F 
S’ 
S’: ảnh ảo 
O 
F’ 
S 
F 
ảnh ở vô cực 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng ngoài tiêu diện 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng ngoài tiêu diện 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng trong tiêu diện 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng ở tiêu diện 
Hãy vẽ ảnh của một điểm sáng với TKHT, nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh 
b. Tính chất và đặc điểm ảnh của điểm sáng qua một thấu kính 
Vật thật 
+ Ảnh và vật ở 1 bên thấu kính 
THPK 
Ảnh ảo 
+ Ảnh và vật ở 1 bên trục chính 
+ Ảnh gần thấu kính hơn vật 
+ Ảnh gần trục chính hơn vật 
Vật thật 
+ Ảnh và vật ở 2 bên thấu kính 
TKHT 
Ảnh 
+ Ảnh xa thấu kính hơn vật 
+ Ảnh xa trục chính hơn vật 
+ Ảnh và vật ở 1 bên trục chính 
Thật 
+ Ảnh và vật ở 1 bên thấu kính 
+ Ảnh và vật ở 2 bên trục chính 
Ảnh ở vô cực 
Ảo 
Hãy nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh của một điểm sáng cho bởi một TKPK? 
Vật thật qua TKHT có bao nhiêu trường hợp ảnh? 
Hãy nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh của một điểm sáng cho bởi một TKHT? 
O 
F’ 
B 
F 
B’ 
Thấu kính phân kỳ 
A’B’: ảnh ảo 
A 
A’ 
2. Vật sáng có kích thước 
a. Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật 
+ Chỉ xét các vật sáng mảnh, phẳng, vuông góc với trục chính và trên trục chính, ảnh của vật cũng có dạng mảnh phẳng vuông góc với trục chính và trên trục chính 
+ Cách vẽ ảnh: Vẽ ảnh của một điểm trên vật xa trục chính nhất, từ ảnh dựng đường vuông góc với trục chính, ta được ảnh của vật 
Hãy nêu cách tạo ảnh của vật sáng có kích thước cho bởi một thấu kính? 
Hãy nêu cách vẽ ảnh của vật sáng có kích thước cho bởi một thấu kính? 
Hãy vẽ ảnh của một vật sáng có kích thước cho bởi một TKPK? 
O 
F’ 
B 
F 
B’ 
A’B’: ảnh thật 
O 
F’ 
B 
F 
B’ 
A’B’: ảnh ảo 
A 
A’ 
A’ 
A 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng ngoài tiêu diện 
Thấu kính hội tụ 
Vật sáng trong tiêu diện 
Hãy vẽ ảnh của một vật sáng có kích thước cho bởi một TKHT? 
b. Tính chất và đặc điểm ảnh của vật cho bởi một thấu kính 
Vật thật 
+ Ảnh cùng chiều với vật 
THPK 
Ảnh ảo 
+ Ảnh nhỏ hơn vật 
Vật thật 
+ Ảnh ngược chiều với vật 
TKHT 
Ảnh 
+ Ảnh > vật 
Thật 
+ Ảnh cùng chiều với vật 
+ Ảnh > < = vật 
Ảnh ở vô cực 
Ảo 
Hãy nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh của một vật sáng cho bởi một TKPK? 
Vật thật qua TKHT có bao nhiêu trường hợp ảnh? 
Hãy nhận xét về tính chất, đặc điểm ảnh của một điểm sáng cho bởi một TKHT? 
Củng cố bài học 
Câu 1. Tìm nhận định sai trong các câu sau? 
A. Tia tới song song với trục chính, tia ló qua tiêu điểm ảnh chính 
B. Tia sáng tới quang tâm của một thấu kính thì tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ 
C. Tia tới song song với trục phụ, tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ 
D. Tia tới qua tiêu điểm vật phụ, tia ló song song với trục phụ ấy 
Củng cố bài học 
Câu 2. Tìm nhận định sai trong các câu sau? 
A. Một điểm sáng S qua thấu kính phân kỳ cho ảnh S’ thì vật S và ảnh S’ ở hai bên của thấu kính 
B. Một điểm sáng S không nằm trên trục chính qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật S’ thì vật S và ảnh S’ ở hai bên trục chính 
C. Một điểm sáng S không nằm trên trục chính qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo S’ thì ảnh S’ xa thấu kính hơn vật S 
D. Một điểm sáng S qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật S’ thì vật S và ảnh S’ ở hai bên thấu kính 
Nội dung tự học 
1. Ôn tập nội dung bài đã học 
+ Định nghĩa và phân loại thấu kính 
+ Các yếu tố của thấu kính: Quang tâm; trục chính; trục phụ; tiêu điểm ảnh; tiêu điểm vật; tiêu điểm chính; tiêu điểm phụ; tiêu diện; tiêu cự 
+ Cách xác định tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật; tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ 
+ Đường truyền của một tia sáng qua một thấu kính, trường hợp xét 
+ Ảnh của một điểm sáng qua một thấu kính (cách tạo ảnh, cách vẽ ảnh, tính chất và đặc điểm ảnh, thực hiện vẽ ảnh) 
+ Ảnh của vật sáng có kích thước qua một thấu kính (cách tạo ảnh, cách vẽ ảnh, tính chất và đặc điểm ảnh, thực hiện vẽ ảnh) 
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo: 
Bài 32: Kính lúp 
+ Các nội dung chính của bài 
+ Các nội dung đó như thế nào 
Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_11_bai_29_thau_kinh_mong_nam_hoc_2022_2023.pptx