Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 2: Hình chiếu vuông góc + Hình cắt và mặt cắt

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 2: Hình chiếu vuông góc + Hình cắt và mặt cắt

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.

- Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt.

- Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật.

b. Kĩ năng

- Đọc được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản.

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể theo phương pháp góc chiếu thứ nhất

- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.

c. Thái độ

- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức về các bản vẽ vuông góc.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết vị trí của ba hình chiếu vuông góc theo PPCG1 trong bản vẽ

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như: hình chiếu vuông góc,HCĐ,HCB,HCC Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.

 

docx 4 trang lexuan 8300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 2: Hình chiếu vuông góc + Hình cắt và mặt cắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2019
Tiết: 2,3,4
 CHỦ ĐỀ 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC + HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 
 (Số tiết: 3)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề hình chiếu vuông góc, mặt cắt hình cắt gồm 3 nội dung chính:
1. Nội dung 1: tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ nhất 
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được phương pháp góc chiếu thứ nhất
2. Nội dung 2: Tìm hiểu mặt cắt hình cắt
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được các khái niệm về hình cắt, mặt cắt, các phương pháp cắt và ứng dụng của chúng
3. Nội dung 3: Thực hành vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản
* Thời lượng dự kiến: 3 tiết
- Tiết 1: Tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Tiết 2: Tìm hiểu hình cắt mặt cắt
- Tiết 3: Vẽ hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
- Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt.
- Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật.
b. Kĩ năng
- Đọc được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản.
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể theo phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
c. Thái độ
- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức về các bản vẽ vuông góc.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết vị trí của ba hình chiếu vuông góc theo PPCG1 trong bản vẽ
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như: hình chiếu vuông góc,HCĐ,HCB,HCC Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Tranh vẽ phóng to các Hình 2.1,2.2,2.3,2.4, 4.1, 4.2. trang 11,12,13 23, 24 trong SGK.
- Mô hình vật mẫu, các đề bài trang 21 SGK.
- Máy chiếu
- Giấy A0, các phiếu học tập, bút viết để học sinh ghi nội dung tìm hiểu.
- Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí và điều hành nhóm.
- Bố trí sơ đồ lớp học cho thuận tiện phương pháp dạy học theo nhóm.
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài 2,3 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu vẽ như đã dặn ở tiết 1.
- Kiến thức các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ đã học ở lớp 8.
- Xem lại nội dung bài 8 sách công nghệ lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu để học sinh thấy sự cần thiết phải biểu diễn vật thể bằng phương pháp hình chiếu vuông góc
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh một số bản vẽ và một số sản phẩm cơ khí. - - HS thảo luận thấy sự cần tiết phải biểu diễn vật thể
.- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả sự cần tiết phải biểu diễn vật thể
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh mô tả sự cần thiết phải biểu diễn vật thể bằng phương pháp góc chiếu thứ nhất.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Công dụng của hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ kĩ thuật và phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể theo PPCG1.
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về " Hình chiếu vuông góc"
* Hình thành kiến thức về hình chiếu vuông góc của vật thể trong các bản vẽ kĩ thuật .
- Phát phiếu học tập số 1.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu được nhiệm vụ và phương pháp vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể theo PPCG1..
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải vẽ được 3 hình chiếu vuông góc theo PPCG1 trong bản vẽ kĩ thuật.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
Hình thành khái niệm về hình cắt, mặt cắt.
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về mặt cắt, hình cắt
- GV mô phỏng cách hình thành mặt cắt và hình cắt.
- HS quan sát thảo luận rút ra khái niệm hình cắt mặt cắt
- GV chốt kiến thức
* Dự kiến sản phẩm:
- HS nêu được khái niệm, hình cắt mặt cắt
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá thảo luận của HS
Biết được thế nào là mặt cắt chập, cắt rời và chúng được dùng trong trường hợp nào
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về mặt cắt chập, cắt rời
GV: dùng tranh vẽ hình 4.2; 4.3; 4.4 SGK phân tích cho HS và đặt câu hỏi cho cá nhân nhóm:
- Mặt cắt dùng để làm gì? - Mặt cắt dùng trong trường hợp nào? - Có mấy loại mặt cắt? - Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào? - Chúng được quy ước vẽ ra sao? Được dùng trong trường hợp nào?
* Dự kiến sản phẩm:
Biết được thế nào là mặt cắt chập, cắt rời và chúng được dùng trong
* Đánh giá kết quả:
Gv đánh giá kết quả hoạt động cá cá nhân, nhóm
Biết được cách dùng các loại hình cắt
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về hình cắt
GV tổ chức cho hs quan sát hình 4.5; 4.6; 4.7 SGK thảo luận nhóm trả lời cá câu hỏi: - có mấy loại hình cắt? - Hình cắt toàn bộ được dùng trong trường hợp nào? - Hình cắt một nửa được biểu diễn như thế nào? - Hình cắt một nửa được dùng trong trường hợp nào?
* Dự kiến sản phẩm:
nêu được khái niệm và các dùng các loại hình cắt
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm và cá nhân vận dụng kiến thức đã học, để thực hiện vẽ hình chiếu vuông góc của 2 vật thể ở phiếu học tập số 2 hoặc các đề trang 21 SGK và thực hiện cắt
* Dự kiến sản phẩm:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành biểu diễn vật thể
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá một số sai xót của HS
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để để biểu diễn các vật thể sgk
HS về nhà vẽ biểu diễn các vật thể sgk
* Dự kiến sản phẩm:
- HS biểu diễn được 1 số bản vẽ
* Đánh giá kết quả:
- GV đánh giá ở tiết học sau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu 1: Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất, hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?
A. Bên trái	B. Bên phải C. Ở dưới	 D. Ở trên 
Câu 2: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt ở đâu so với người quan sát và mặt phẳng hình chiếu?
	A. Đặt trên.	B. Đặt sau.	C. Đặt trước. D. Đặt giữa .
2. Thông hiểu:
Câu 1: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, các tia chiếu như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu?
	A. song song.	B. vuông góc.	
	C. hợp với mặt phẳng một góc α .	D. các tia chiếu hội tụ tại một điểm .
3. Vận dụng:
Câu 1: Một vật thể có chiều dài thực là 4cm được vẽ vào bản vẽ với tỉ lệ 2:1, con số ghi kích thước trên vật thể đó là 
	A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 4.
4. Vận dụng cao:
Câu 1: Vật thể sau đây có chiếu vuông góc như thế nào?
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc có những loại mặt phẳng hình chiếu nào? 
Câu 2: Vị trí tương ứng các mặt phẳng chiếu với nhau và tương ứng với vật thể?
Câu 3: Hướng chiếu để được các hình chiếu như thế nào?
Câu 4: Vị trí các hình chiếu khi đã xoay các mặt phẳng chiếu bằng và cạnh 90 độ. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxcong_nghe_11_chu_de_2_hinh_chieu_vuong_goc_hinh_cat_va_mat_c.docx