Công nghệ 11 - Chuyên đề: Thân máy, nắp máy, các cơ cấu của động cơ đốt trong

Công nghệ 11 - Chuyên đề: Thân máy, nắp máy, các cơ cấu của động cơ đốt trong

Chuyên đề: THÂN MÁY, NẮP MÁY, CÁC CƠ CẤU CỦA ĐCĐT

(Số tiết: 3)

I. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC PHẨM CHẤT NĂNG LỰC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.

- Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xi lanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và không khí.

- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí

b. Kĩ năng

- Nhận biết được thân máy và nắp máy

- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit- tông, thanh truyền và trục khuỷu.

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí.

c. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Biết được các biện pháp đối trọng để giảm độ rung và tiếng ồn, biện pháp dùng lò xo xupap và điều chỉnh khe hở nhiệt để giảm tiếng ồn do động cơ gây nên

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.

 

docx 14 trang lexuan 7680
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ 11 - Chuyên đề: Thân máy, nắp máy, các cơ cấu của động cơ đốt trong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Phù Cát
Tiết: 29,30,31
Chuyên đề: THÂN MÁY, NẮP MÁY, CÁC CƠ CẤU CỦA ĐCĐT
(Số tiết: 3)
I. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC PHẨM CHẤT NĂNG LỰC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy. 
Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xi lanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và không khí. 
Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí
b. Kĩ năng
Nhận biết được thân máy và nắp máy
Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit- tông, thanh truyền và trục khuỷu. 
Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí. 
c. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Biết được các biện pháp đối trọng để giảm độ rung và tiếng ồn, biện pháp dùng lò xo xupap và điều chỉnh khe hở nhiệt để giảm tiếng ồn do động cơ gây nên	
Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Phẩm chất năng lực cần hướng tới
Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh hiểu được cách sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật riêng
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như thân máy, nắp máy, pittong, trục khuỷu, thanh truyền, phân phối khí Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm hạn chế của các cơ cấu phân phối khí. Biết lựa chọn phương án phân phối khí phù hợp với từng loại động cơ, điều kiện làm việc của động cơ, chẳng hạn như động cơ 2 kì thì chọn cơ cấu phân phối khí dùng van trượt, động cơ 4 kì thì chọn cơ cấu phân phối khí dùng xuppap (đặt hay treo).
Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tham khảo tài liệu có liên quan đến chuyên đề.
Một số vật thật như xilanh, pitong, nắp máy của động cơ xe máy.
Sử dụng phần mềm 3D để giới thiệu và xem hoạt động của pitong, trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí. 
Tranh giáo khoa: liên quan đến nội dung trên.
Giấy A0, các phiếu học tập, bút viết để học sinh ghi nội dung tìm hiểu.
Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí và điều hành nhóm.
Bố trí sơ đồ lớp học cho thuận tiện phương pháp dạy học theo nhóm.
b. Lập kế hoạch giảng dạy
Đọc kĩ nội dung bài 22, 23, 24 trong SGK Công nghệ 11 và hướng dẫn trong SGV. Xem thêm nội dung có liên quan trong các tài liệu kĩ thuật về động cơ đốt trong, ô tô, xe máy.
Nghiên cứu một số hình vẽ của bài 22, 23, 24; chuyển chúng về sơ đồ nguyên lí đơn giản hơn hoặc sơ đồ khối.
Phân tích mục tiêu bài dạy: Trong ba loại mục tiêu, thường chỉ có các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng được quan tâm hơn bởi nếu thực hiện được hai loại mục tiêu này thì về cơ bản cũng đã hoàn thành được mục tiêu về thái độ. Do đó, dưới đây chỉ đề cập tới việc chia mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của chuyên đề ra các mục tiêu cụ thể hơn.
Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể: Những nội dung đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định ở trên chính là nội dung trọng tâm của chuyên đề.
Lựa chọn phương pháp dạy học: Khi lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên cần nghiên cứu các cơ sở lựa chọn như đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện dạy học, trình độ học sinh để chọn phương pháp dạy học chủ đạo; lưu ý sự đồng nhất giữa mục tiêu, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tăng cường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Giáo viên cũng dự kiến các câu hỏi mà học sinh có thể đề xuất, các tình huống dạy học có thể xuất hiện trong giờ dạy và tìm các phương án giải quyết chúng.
Nội dung chuyên đề chủ yếu là giới thiệu kiến thức khái quát về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo của thân máy, nắp máy, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí của động cơ đốt trong. Đây là những động cơ được sử dụng trên ô tô, xe máy, các máy bơm nước, xay xát, máy nông nghiệp, là những phương tiện, thiết bị quen thuộc trong đời sống hằng ngày của học sinh. Những thiết bị này tuy không xa lạ với học sinh nhưng các em cũng hầu như chưa biết được những đặc điểm nói trên. Trong dạy học Công nghệ 11, phương pháp dạy học chủ đạo là trực quan kết hợp đàm thoại nêu vấn đề theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Ngoài ra, giáo viên nên khai thác tối đa những hiểu biết thực tiễn của học sinh và tăng cường liên hệ thực tiễn với những thiết bị động lực đang được sử dụng phổ biến ở địa phương như xe máy, máy nông nghiệp, máy bơm nước v.v...
Biên soạn kế hoạch dạy học: Tăng cường các hoạt động tổ chức cho học sinh tích cực, tự lực tham gia trong quá trình học tập
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức đã học
Đọc bài 22, 23, 24 tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
Sưu tầm các mẫu vật : xilanh, pitong.
Chuẩn bị các câu hỏi về nhà do giáo viên đưa ra:
+ Quan sát ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, bơm nước trong gia đình, trong thực tiễn. Thông tin về các thiết bị này trên sách báo, Internet
+ Hãy kể tên những máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực?
+ Kể tên một số thiết bị động lực đang được sử dụng ở gia đình hoặc phổ biến ở địa phương mà em biết.
+ Với những thiết bị động lực mà em biết, em có thể cho biết loại nào được làm mát bằng nước, loại nào được làm mát bằng không khí. Giải thích vì sao em nhận định chúng được làm mát bằng nước hoặc bằng không khí?
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới
- Giáo viên giao nhiệm vụ : Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Cơ cấu và hệ thống của động cơ được lắp ở bộ phận nào?
+ Nêu các nhóm chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
+ Khi động cơ làm việc thì pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào?
+ Theo em cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
+ Em hãy liệt kê cơ cấu phân phối khí có những loại nào?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả.
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng và cách nhận biết cơ cấu trục khủy và thanh truyền và cấu phân phối khí trong thực tế
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh nêu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí theo sự hiểu biết của mình.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của cơ cấu phân phối khí.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
Giôùi thieäu chung về thaân maùy vaø naép maùy 
Cấu tạo và nhiệm vụ thân máy ".
Tìm hieåu veà naép maùy
Nội dung 1: THAÂN MAÙY VAØ NAÉP MAÙY
* Hình thành kiến thức về : Giới thiệu chung về thân máy và nắp máy.
* Hình thành kiến thức đặc điểm
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Hình thành kiến thức về " nhiệm vụ và cấu tạo nắp máy”
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK và 13
- Phát phiếu học tập số 2.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cấu tạo và nhiệm vụ thân máy .
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được nhiệm vụ và cấu tạo về nắp máy
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
+ Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Nội dung 2: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
* Hình thành kiến thức giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 
- Phát phiếu học tập số 3.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các nhóm chi tiết chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Học sinh trả lời được các chuyển động pittông, thanh truyền, trục khuỷu khi động cơ làm việc.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
+ Nhiệm vụ của pittông
* Hình thành kiến thức về " Nhiệm vụ của pittông "
- Phát phiếu học tập số 4
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nhắc lại một số khái niệm cơ bản của ĐCĐT như: thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác.
- Học sinh nêu lại nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì để từ đó rút ra được nhiệm vụ của pittông trong một chu trình làm việc của ĐCĐT.
* Đánh giá kết quả:
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng gợi ý trên để gợi ý, phân tích
+ Cấu tạo của pittông
* Hình thành kiến thức về "Cấu tạo của pittông ".
- Phát phiếu học tập số 5.
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ cấu tạo và các dạng đỉnh pittông ở hình 23.1 và hình 23.2 trong SGK Công nghệ 11, thảo luận để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh kể tên được các phần của một pittông
- Học sinh nêu được các đặc điểm của đỉnh, đầu và thân của pittông
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
Nhiệm vụ của thanh truyền
* Hình thành kiến thức về nhiệm vụ của thanh truyền.
- Phát phiếu học tập số 6.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi 
- Học sinh nêu và giải thích được nhiệm vụ của thanh truyền.
 * Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
Cấu tạo của thanh truyền
* Hình thành kiến thức về cách "Cấu tạo của thanh truyền"
- Phát phiếu học tập số 7
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ cấu tạo trên hình 23.3 trong SGK Công nghệ 11, thảo luận để trả lời
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu được cấu tạo của thanh truyền.
- Học sinh giải thích được tác dụng của việc lắp bạc lót hoặc ổ bi ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền .
* Đánh giá kết quả:
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng gợi ý trên để gợi ý, phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
Nhiệm vụ của trục khuỷu
* Hình thành kiến thức về "Nhiệm vụ của trục khuỷu".
- Phát phiếu học tập số 8.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu được hai nhiệm vụ của trục khuỷu.
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
Cấu tạo của trục khuỷu
* Hình thành kiến thức về "Cấu tạo của trục khuỷu".
- Phát phiếu học tập số 9.
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ cấu tao trục khuỷu động cơ 4 xilanh trên hình 23.4 trong SGK Công nghệ 11, tranh vẽ, hình ảnh trên máy chiếu, mô hình, chi tiết thật, thảo luận để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trình bày được cấu tạo của trục khuỷu.
- Học sinh giải thích được vì sao trên má khuỷu thường làm thêm đối trọng
- Học sinh giải thích được công dụng của bánh đà lắp ở đuôi trục khuỷu.
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục cấu tạo của trục khuỷu.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
+ Giới thiệu chung về cơ cấu trục phân phối khí.
Nội dung 3: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
* Hình thành kiến thức nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.
- Phát phiếu học tập số 10.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải có cơ cấu phân phối khí cho động cơ.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
+ Phân loại cơ cấu phân phối khí.
* Hình thành kiến thức về "Phân loại cơ cấu phân phối khí".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin bổ sung và phần nguyên lí của động cơ hai kì.
- Phát phiếu học tập số 11.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cách phân loại cơ cấu phân phối khí.
+ cơ cấu phân phối khí dùng xupap (xupap đặt và xupap treo)
+ cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
+ Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
* Hình thành kiến thức về "Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap"
- Phát phiếu học tập số 12.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh kể tên các bộ phận của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
- Học sinh nói được xupap là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu phân phối khí.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
+ Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo.
* Hình thành kiến thức về "Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo".
- Phát phiếu học tập số 12
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh nêu được nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục nguyên lí làm việc của hệ thống để gợi ý, phân tích.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập.
- Tại sao nói thân máy và nắp máy là khung xương của động cơ?
- Tại sao không làm pit tông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng?
-Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì ?
-Tại sao động cơ bốn kì số vòng quay trục cam bằng ½ số trục quay trục khuỷu?
- Hãy cho biết những dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và xupap đặt?
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
- Ví dụ:
+ Làm thế nào để giảm khí thải, tiếng ồn và rung động khi động cơ hoạt động.
+ So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?
+ Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo?
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết
2. Thông hiểu
3. Vận dụng
4. Vận dụng cao
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề 1: 
Chủ đề 2: 
Chủ đề 3: 
Chủ đề 4: 
Câu 1 : Bộ phận nào dẫn hướng pittong chuyển động tịnh tiến trong xilanh 
A.Trục khuỷu 	B.Thân pittông 	C.Nắp pittong	D.Thanh Truyền 
Câu 2 : Pittông được chia làm 3 phần chính là
A. đầu, mình, đuôi. 	B. đỉnh đầu , thân 
C. đầu , thân, đuôi. 	D. đỉnh , đầu , đuôi.
Câu 3 : Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có các chi tiết nào :
A. Xupap , trục cam , trục khuỷu.
B. Trục khuỷu, thanh truyền, pittong, xécmăng khí, xécmăng dầu.
C. Cacte, thân máy. 
D. Bơm dầu, bầu lọc dầu, nắp xilanh, xilanh.
Câu 4 : Phần nào của pittông có rãnh để lắp xecmăng: 
A. Đỉnh. 	B. Cả pittông. 	C. Đầu. 	D. Thân.
Câu 5 : Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm mấy nhóm chi tiết chính 
A. 2. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 6 : Chốt Pittông là chi tiết liên kết giữa: 
A. Thanh truyền với trục khuỷu. 	B. Pittông với trục khuỷu. 
C. Pittông với thanh truyền. 	D. Pittông với xilanh.
Câu 7 : Chuyển động tịnh tiến của pittông được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu ở kỳ nào của chu trình?
A. Kỳ nạp. 	B. Kỳ cháy – dãn nở. 	C. Kỳ thải. 	D. Kỳ nén.
Câu 8: Đầu píttông có nhiệm vụ là:
A. Đẩy khí cháy ra ngoài 
B. Dẫn hướng cho píttông chuyển động
C. Liên kết với thanh truyền 
D. Bao kín buồng cháy
Câu 9: Phần nào của pittông có khoang lỗ để lắp chốt pittông. 
A. Đỉnh. 	B. Cả pittông. 	C. Đầu. 	D. Thân.
- Nhận biết
Câu 10. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyên gồm mấy chi tiết?
	A. 1.	B. 2.	C. 3	D. 4.
Câu 11. Thân thanh truyền được nối từ đầu nhỏ đến đầu to có tiết diện ngang là hình gì ?
	A. U.	B. T.	C. I	D. L.
Câu 12. Thanh truyền là chi tiết truyền lực
	A. giữa pittông và cổ khuỷu.	B. giữa pittông và má khuỷu.
	C. giữa pittông và trục khuỷu.	D. giữa pittông và chốt khuỷu.
- Thông hiểu
Câu 13.Trong cấu tạo thanh truyền, đầu to thanh truyền được lắp với chi tiết nào?
A. Chốt khuỷu.	B. Đầu trục khuỷu.	C. Lỗ khuỷu.	D. Chốt pittông.
Câu 14. Cổ khuỷu và chốt khuỷu được chế tạo có dạng hình học như thế nào?
	A. hình trụ.	B. hình lăng trụ.	C. hình tròn	D. hình ống.
Câu 15. Hãy chọn câu sai trong các câu dưới đây?
	A.thanh truyền được chia ra làm 4 thành phần bao gồm : đầu to, đầu nhỏ,thân to và thân nhỏ.
	B. thân truyền có dạng hình trị rỗng, để lắp chốt pittông.
	C. cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu.
	D. pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh.
Câu 16. Khoanh vào chữ Đ nếu đúng, chữ S nếu sai trong các câu sau đây :
	A. chốt khuỷu để lắp đầu nhỏ thanh truyền 	Đ	S
	B. chốt khuỷu để lắp đầu to thanh truyền	Đ	S
	C. đuôi trục khuỷu được cấu tạo để lắp bánh đà	Đ	S
	D. má khuỷu để nối cổ khuỷu với thanh truyền	Đ	S
Câu 17.Thân của trục khuỷu gồm :
	A.cổ khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu. 	B. đỉnh, đầu và thân.
	C. pittông, thanh truyền.	D. pittông, thanh truyền và trục khuỷu.
	Câu 11.Thông thường má khuỷu có cấu tạo thêm tác nhân nào?
	A. pittông	B. trục khuỷu	C. đối trọng	D. ổ bi.
Câu 18. Cấu tạo của trục khuỷu phụ thuộc vào các yếu tố nào?
	A. khối lượng và loại động cơ.	B. khối lượng và kích cở của động cơ
	C. khối lượng và thể tích của động cơ.	D. loại và kích cở của động cơ.
Câu 19. Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu dưới đây?
	A.cổ khuỷu để lắp đầu to của thanh truyền.	
	B. khi động cơ làm việc,pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn.
	C. nhiệm vụ của pittông làm trục khuỷu quay quanh trục.
	D.chốt khuỷu nối má khuỷu và cổ khuỷu.
- Vận dụng thấp
Câu 20. Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cần phải lắp bạc lót hoặc ổ bi?
Câu 21.Tác dụng của đối trọng trên má khuỷu để làm gì?
	A. để lắp chốt pittông.	B. để truyền lực
	C. để thoát dầu.	D. để cân bằng cho trục khuỷu.	
- Vận dụng cao
Câu 22. Tại sao thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I
 Đảm bảo độ chịu được biến dạng như biến dạng uốn, biến dạng nén, biến dạng kéo.
(Có sức bền theo 2 phương lớn, giảm trọng lượng thanh truyền, giảm lực quán tính)
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Thaân maùy vaø naép maùy coù vai troø nhö theá naøo trong ñoäng cô ?
Câu 2. Vì sao noùi thaân maùy vaø naép maùy laø khung xöông cuûa ñoäng cô ?
Câu 3. Quan saùt tranh vaø chæ ra vò trí laép ñaët cuûa xilanh , truïc cam , truïc khuyûu ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Tại sao trên nắp máy có lắp áo nước hoặc cánh tản nhiệt?
Câu 2. Ñoái vôùi ñoäng cô laøm maùt baèng nöôùc boä phaän laøm maùt laø gì?
Câu3. Ñoái vôùi ñoäng cô laøm maùt baèng khoâng khí boä phaän laøm maùt laø gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Nêu các nhóm chi tiết chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có ba nhóm chi tiết chính: nhóm pittông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu.
Câu 2: Khi động cơ làm việc, pittông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào?
Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Nêu một số khái niệm cơ bản của ĐCĐT : thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác.
Thể tích toàn phần(Vtp) (cm3): Là thể xilanh khi pittông ở ĐCD.
Thể tích buồng cháy(Vbc) (cm3): Là thể tích xilanh khi pittông ở ĐCT
Thể tích công tác (Vct) (cm3): Là thể tích xilanh giới hạn bởi 2 điểm chết.
Câu 2: Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì?
Nguyên lí làm việc của động cơ điezen 4 kì:
a.Kỳ nạp:
Píttông được trục khuỷu dẫn động, chuyển động từ ĐCT đến ĐCD.
Xupáp nạp mở, xupap thải đóng.
Thể tích xilanh tăng, áp suất giảm.
Không khí qua của nạp đi vào xilanh.
b.Kỳ nén:
Pít tông được trục khuỷu dẫn động, chuyển động từ ĐCD đến ĐCT.
Xupáp nạp đóng, xupap thải đóng.
Thể tích xilanh giảm, áp suất tăng, nhiệt độ tăng.
Cuối kỳ nén vòi phun phun nhiên liệu Điezen với áp suất cao vào xilanh.
c. Kỳ cháy- dãn nở:
Píttông chuyển động từ ĐCT đến ĐCD.
Hai xupap đều đóng.
Hòa khí được tạo ra ở cuối kỳ nén tự bốc cháy đẩy pittông đi xuống thông qua thanh truyền làm trục khuỷu quay.
d. Kỳ thải:
Píttông được trục khuỷu dẫn động chuyển động từ ĐCD đến ĐCT .
Xupáp nạp đóng, xupap thải mở
Pittông đẩy khí thải ra ngoài.
à Các quá trình được lặp lại động cơ hoạt động liên tục.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1: Trình bày cấu tạo của pittông?
Pittông được chia làm ba phần chính: đỉnh, đầu và thân.
Câu 2: Nêu đặc điểm của đỉnh, đầu và thân của pittông?
Đỉnh pittông có 3 dạng: bằng, lồi, lõm.
Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu.
- Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực, trên thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu 1: Để trục khuỷu quay, thanh truyền và Pittông chuyển động được thì cổ khuỷu, chốt khuỷu có hình dáng như thế nào?
	Câu 2: Trên má khuỷu có đối trọng nhằm mục đích gì?
Đối trọng cân bằng khối lượng cho trục khuỷu để động cơ hoạt động êm, không bị rung lắc.
	Câu 3: Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà nhằm mục đích gì?
	Tạo ra mô men quán tính và truyền mômen ra ngoài.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Câu 1: - Khi động cơ làm việc trục khuỷu có nhiệm vụ gì?
Câu 2: - Ngoài nhiệm vụ truyền lực làm quay máy công tác trục khuỷu còn có nhiệm vụ gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Thanh truyền được nối với chi tiết nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
Thanh truyền một đầu nối với pti-tông, một đầu nối với trục khuỷu.
Câu 2: muốn truyền lực từ pit - tông sang trục khuỷu thì phải có chi tiết nào?
Thanh truyền
Câu 3: Thanh truyền có nhiệm vụ gì có nhiệm vụ gì ?
Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
Câu 1: Thanh truyền có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Đầu nhỏ thanh truyền được lắp với bộ phận nào? Có đặc điểm gì?
Lắp với chốt pit-tông. Có dạng hình trụ rỗng.
Câu 3: Đầu to thanh truyền được lắp với bộ phận nào? Có đặc điểm gì?
Lắp với chốt khuỷu.Có thể làm liền khối hoặc cắt làm hai nửa, nửa 4 liền với thân thanh truyền, nửa rời 6.
Câu 4: Thân thanh truyền được nối với bộ phận nào? Có đặc điểm gì?
Nối đầu nhỏ với đầu to. Thường có tiết diện ngang hình chữ I.
Câu 5: Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cần phải lắp bạc lót hoặc ổ bi
Để giảm ma sát và chống mài mòn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10
Câu 1: - Để đóng mở cửa nạp thải đúng lúc phải nhờ đến cơ cấu nào?
Cơ cấu phân phối khí
Câu 2: - Vậy nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là gì?
Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc.
Câu 3: - Có mấy loại cơ cấu phân phối khí?
 ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11
Câu 1: - Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp có mấy loại?
Câu 2: Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp cấu tạo gồm những chi tiết nào?
Câu 3: Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo, xupáp đóng mở được dẫn động như thế nào?
Câu 4: Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt, xupáp được dẫn động nhờ chi tiết nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12
- Hoạt động cá nhân và nhóm để tra lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Cơ cấu phân phối khí có những bộ phận nào?
+ 1)Trục cam và cam; 2)Con đội; 3)Lò xo xupáp; 4)Xupáp; 5)Nắp máy; 6)Trục khuỷu; 7)Dũa đẩy; 8)Trục cò mổ; 9)Cò mổ 10)cặp bánh răng phân phối.
Câu 2: Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng bao nhiêu số vòng quay của trục khuỷu? Giải thích tại sao?
+ ½. Trục khuỷu quay 2 vòng còn trục cam chỉ quay 1 vòng. 1 chu trình thì xupap mở, đóng 1 lần.
Câu 3: Trình bày nguyên lí làm việc cơ cấu phân phối khí xupap treo ?
- Khi vấu cam tác động làm con đội đi lên, qua đũa đẩy làm xupap bị ép xuống, cửa nạp mở ( xupap nạp) hoặc cửa thải mở ( xupap thải). Khi xupap mở, lò xo xupap bị nén lại.
- Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap giãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về vị trí ban đầu, cửa nạp( hoặc thải) lại được đóng kín.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcong_nghe_11_chuyen_de_than_may_nap_may_cac_co_cau_cua_dong.docx