Công nghệ 11 - Chuyên đề: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Công nghệ 11 - Chuyên đề: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

b. Kĩ năng

- Thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật khi trình bày bản vẽ.

c. Thái độ

 Có thái độ hứng thú tìm hiểu các kiến thức bộ môn kiến thức.

2. Phẩm chất năng lực cần hướng tới

- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết và thực hiện được cách trình bày các tiêu chuẩn phù hợp cho một bản vẽ kĩ thuật;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các tiêu chuẩn và thuật ngữ kĩ thuật như khổ giấy, tỉ lệ, đường gióng, đường kích thước Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích lựa chọn các tiêu chuẩn để trình bày bản vẽ một cách rõ ràng nhất.

- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.

 

docx 9 trang lexuan 5860
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ 11 - Chuyên đề: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2019	Tiết: 01
Chuyên đề: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
(Số tiết: 1)
I. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC PHẨM CHẤT NĂNG LỰC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
b. Kĩ năng
- Thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật khi trình bày bản vẽ.
c. Thái độ
 Có thái độ hứng thú tìm hiểu các kiến thức bộ môn kiến thức.
2. Phẩm chất năng lực cần hướng tới
- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết và thực hiện được cách trình bày các tiêu chuẩn phù hợp cho một bản vẽ kĩ thuật; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các tiêu chuẩn và thuật ngữ kĩ thuật như khổ giấy, tỉ lệ, đường gióng, đường kích thước Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích lựa chọn các tiêu chuẩn để trình bày bản vẽ một cách rõ ràng nhất.
- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
- Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
- Giấy A0, các phiếu học tập, bút viết để học sinh ghi nội dung tìm hiểu.
- Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí, điều hành nhóm. Bố trí sơ đồ lớp học cho thuận tiện phương pháp dạy học theo nhóm.
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
- Kiến thức tiêu chuẩn trình bản vẽ ở lớp 8.
- Chuẩn bị các câu hỏi trước ở nhà:
 + Hãy tìm hiểu khổ giấy được dùng trong bản vẽ kĩ thuật hện nay.
+ Hãy tìm hiểu cách ghi kích thước trong bản vẽ kĩ thuật hện nay.
+ Tỷ lệ là gì?
+ Quy định về kiểu chữ ghi trên bản vẽ thực tế.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Liệt kê ra giấy các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
+ Vì sao phải thực hiện theo tiêu chuẩn trình bày bản vẽ?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Khổ giấy, tỷ lệ, chữ viết, nét vẽ, ghi kích thước.
- thực hiện theo tiêu chuẩn để bản vẽ kĩ thuật được trình bày thống nhất.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên sự cần thiết của việc trình bày theo tiêu chuẩn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ Các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về “Các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kĩ thuật”
- Phát phiếu học tập số 1.(phụ lục1)
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi ở phiếu học tâp
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: (Phụ lục số 2)
- Học sinh trả lời được 5 tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
- Nêu được các công dụng của từng tiêu chuẩn.
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn để trình bày một bản vẽ kĩ thuật.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để đọc được một số bản vẽ kĩ thuật có liên quan đến nội dung học tập.
Ví dụ:
8m
1. Hãy tính tỷ lệ để vẽ một mảnh đất hình thang trên giấy A4 có kích thước như sau
6m
6m
10m
2. Hãy ghi kích thước các cạnh của mảnh đất đó.
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập.
Câu 1. 
Nểu biểu diễn ở khổ giấy ngang A4(210mmx197mm). hình thang nội tiếp trong hình chữ nhật(10m x 5.9 m). tỷ lệ theo chiều ngang < 1: 50, theo chiều dọc < 1: 35. Vậy ta chọn tỷ lệ < 1:50.
Câu 2. Học sinh tự vẽ trên bảng(gv nhận xét)
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
-Tham khảo tài liệu tiêu chuẩn bản vẽ quốc tế
- Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới “hình chiếu vuông góc”, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. 
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trong sách giáo khoa, trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu 1: Đường bao thấy và cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét
	A. gạch chấm mảnh.	B. liền đậm.	C. liền mảnh. D. đứt mảnh.
Câu 2: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật?
A. Góc trái phía trên bản vẽ.	B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Góc phải phía trên bản vẽ.	D. Góc trái phía dưới bản vẽ.
Câu 3: Đường kích thước được vẽ bằng
A.nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
B.nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
C.nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
D.nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
2. Thông hiểu:
Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:
A. m.	B. cm.	 C. mm.	D. dm.
Câu 2: Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét:
	A. Lượn sóng.	B. Gạch chấm mảnh.	C. Liền mảnh.D. Đứt mảnh.
3. Vận dụng:
Câu 1: Một vật thể có chiều dài thực là 4cm được vẽ vào bản vẽ với tỉ lệ 2:1, con số ghi kích thước trên vật thể đó là 
	A. 80.	B. 40.	C. 20.	D. 4.
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Có bao nhiêu khổ giấy chính được dùng trong kĩ thuật? Kích thước mỗi khổ? Cách chia các khổ giấy từ khổ A0?
Câu 3:
	a. Tỉ lệ bản vẽ là gì? Có mấy loại tỉ lệ?
	b. Hãy xác định tên gọi các loại tỉ lệ sau: 10:1, 1:10, 1:1
Câu 4: Hãy nêu các loại nét vẽ và ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kĩ thuật?
Câu 5: Hãy nêu các quy định về chữ viết (khổ chữ, kiểu chữ) dùng trong bản vẽ kĩ thuật?
Câu 6: Khi ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường gióng, đường kích thước như thế nào?
Câu 7: hãy ghi kích thước của hình phẳng sau:
Phụ lục 2 (dự kiến kết quả)
I. Khổ giấy
Ao
Các khổ giấy chính:
: 1189x841
A1
A1: 841x594
A2: 594X420
A3:420x297
A4:297x210
II. Tỷ lệ
 Tỷ lệ là tỉ số kích thước của một đoạn thẳng đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thực tương ứng trên vật thể đó.
 Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2, 1:5,1:10 dùng để vẽ vật có kích thước nhỏ.
 Tỷ lệ phóng to: 2:1,100:1 dùng để vẽ vật có kích thước lớn.
 Tỷ lệ nguyên hình: 1:1
III. Nét vẽ
Các loại thường dùng
Tên gọi
Hình dạng
Ứng dụng
Bề rộng (mm)
Nét liền đậm
Thể hiện đường bao thấy
0.3-0.5
Nét đứt
Thể hiện đường bao khuất
0.2-0.3
Nét lượn sóng
Ghi kích thước, ký hiệu mặt cắ
t
0.2-0.3
Nét chấm gạch mảnh
thể hiện đường tâm, trục.
0.15-0.2
IV. Chữ viết
1. Khổ chữ: 
 Chiều cao(h) :1,8-20mm.
 Chiều rộng(d):1/10h
2. Kiểu chữ:
Kiểu kĩ thuật,đứng hoặc nghiên 750
V. Ghi khích thước
 1. Đường kích thước:
 -Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước, đầu mút có mũi tên.
 2. Đường dóng kích thước:
 -Vẽ bằng nét liền mảnh.
 -Vượt quá đường kích thước 
 2-4(mm)
3. Chữ số kích thước:
 - Kích thước dộ dài dùng đơn vị là (mm),trên bản vẽ không ghi đơn vị , nếu dùng đơn vị khác thì phải ghi rõ đơng vị.
 - Kích thước góc dùng đơn vị độ, phút, giây.
`4. Ký hiệu Ø,R:
 -Trước con số kích thước đường kính và bán kính thì ghi ký hiệu Ø,R.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/8/2019	Tiết: 2,3,4
Chuyên đề: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC- MẶT CẮT & HINHG CẮT
(Số tiết: 3)
I. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC PHẨM CHẤT NĂNG LỰC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
- Hiểu được một số kiến thức về của mặt cắt và hình cắt.
b. Kĩ năng
- Có kỹ năng thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
- Vẽ được ba hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
- Ghi được kích thước trên các hình chiếu của vật thể.
- Trình bày được bản vẽ theo các tieeuchuaanr bản vẽ kĩ thuật.
c. Thái độ
 - Giáo dục nhận thức làm việc khoa học cho học sinh. 
- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. 
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu cách trình bày các hình chiếu vuông góc của vật thể, giúp các em ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Phẩm chất năng lực cần hướng tới
- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh nhận biết và thực hiện được cách trình bày vị trí của ba hình chiếu vuông góc theo PPCG1 trong bản vẽ, sử dụng các loại mặt cắt – hình cắt để biểu diễn cấu tạo bên trong của các vật thể.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt hình chiếu vuông góc, hình cắt keetshopwj với tiêu chuẩn trình bày để thể hiện vật thể Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm hạn chế khi biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể (PPCG1) bằng các nét đứt hoặc sử dụng phương pháp mặt cắt – hình cắt - Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Tranh vẽ phóng to các Hình 2.1,2.2,2.3,2.4 trang 11,12,13 SGK.
- Mô hình vật mẫu.
- Tranh vẽ hình 4.1,4.2 trang 22, 23 SGK.
- Vật mẫu theo hình 4.1.
- Giấy A0, các phiếu học tập, bút viết để học sinh ghi nội dung tìm hiểu.
- Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí và điều hành nhóm. 
	2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
- Kiến thức các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ đã học ở lớp 8.
- Kiến thức hình cắt đã học ở lớp 8.
- Câu hỏi chuẩn bị ở nhà:
+ Thế nào là hình chiếu vuông góc?
+ Có mấy loại hình chiếu vuông góc và vị trí của nó trên bản vẽ (theo phương pháp góc chiếu thứ 1)?
+ Ý nghĩa của hình chiếu vuông góc trong việc biểu diễn vật thể?
+ Hãy phân biệt hình cắt và mặt cắt?
+ Có mấy loại hình cắt? Phân biệt các loại hình cắt?
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Thế nào là hình chiếu vuông góc?
+ Tia chiếu trong phương pháp HCVG có đặc điểm gì?
+Phép chiếu nào để xây dựng hình cắt, mặt cắt?
+Hình cắt – mặt cắt được sử dụng để làm gì khi biểu diễn vật thể?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh mô tả các thiết bị động lực dùng nguồn năng lượng là động cơ đốt trong cũng như phương pháp làm mát của nó.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Công dụng của hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ kĩ thuật và phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể theo PPCG1.
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về " Hình chiếu vuông góc"
* Hình thành kiến thức về hình chiếu vuông góc của vật thể trong các bản vẽ kĩ thuật .
- Phát phiếu học tập số 2.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu được nhiệm vụ và phương pháp vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể theo PPCG1..
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải vẽ được 3 hình chiếu vuông góc theo PPCG1 trong bản vẽ kĩ thuật.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
Khái niệm và phân loại hình cắt – mặt cắt.
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về “ mặt cắt – hình cắt”
* Hình thành kiến thức về hình cắt – mặt cắt của vật thể trong các bản vẽ kĩ thuật .
- Phát phiếu học tập số 3.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được khái niệm về mặt cắt – hình cắt và phân biệt được các loại hình cắt – mặt cắt dùng trong các bản vẽ kĩ thuật.
* Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Thế nào là chiếu hình chiếu vuông góc của vật thể?
Câu 2: Mô tả hệ thống các mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp HCVG.
Câu 3: Hãy trình bày phương pháp vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thể theo PPCG1.
Câu 4. Vị trí các hình chiếu triển khai trên bản vẽ?
Câu 5. Công dụng của HCVG trong việc biểu diễn vật thể?
Câu 6. Hãy vẽ 3 hình chiếu vuông góc của vật thề sau theo PPCG1( kích thước các hình chiếu tùy chọn)

Tài liệu đính kèm:

  • docxcong_nghe_11_chuyen_de_tieu_chuan_trinh_bay_ban_ve_ki_thuat.docx