Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT - Môn: Lịch sử 11

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT - Môn: Lịch sử 11

Câu 1. (3,0 điểm)

Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam được hình thành như thế

nào?

Câu 2. (3,0 điểm)

Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến

chống quân xâm lược Xiêm, Thanh ở thế kỉ XVIII.

Câu 3. (2,0 điểm)

Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu

thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng?

Câu 4. (4,0 điểm)

Triều đình Huế có thái độ như thế nào trong quá trình thực dân Pháp tiến

hành chiến tranh xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1874?

Câu 5. (3,0 điểm)

Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của quá trình chuyển sang giai đoạn đế

quốc chủ nghĩa ở Nhật Bản trong 30 năm cuối thế kỉ XIX.

Câu 6. (3,0 điểm)

So sánh cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với cách mạng tháng Hai

năm 1917 ở Nga. Giải thích vì sao có những điểm giống và khác nhau đó?

pdf 9 trang lexuan 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT - Môn: Lịch sử 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT 
 HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012 - 2013 
 Môn: LỊCH SỬ LỚP 11 
 Thời gian làm bài: 180 phút 
 (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam được hình thành như thế 
nào? 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến 
chống quân xâm lược Xiêm, Thanh ở thế kỉ XVIII. 
Câu 3. (2,0 điểm) 
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu 
thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng? 
Câu 4. (4,0 điểm) 
Triều đình Huế có thái độ như thế nào trong quá trình thực dân Pháp tiến 
hành chiến tranh xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1874? 
Câu 5. (3,0 điểm) 
Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của quá trình chuyển sang giai đoạn đế 
quốc chủ nghĩa ở Nhật Bản trong 30 năm cuối thế kỉ XIX. 
Câu 6. (3,0 điểm) 
So sánh cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với cách mạng tháng Hai 
năm 1917 ở Nga. Giải thích vì sao có những điểm giống và khác nhau đó? 
Câu 7. (2,0 điểm) 
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế 
giới thứ hai (1939-1945). 
------------ Hết ------------ 
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; 
- Giám thị không giải thích gì thêm. 
 Họ và tên: Số báo danh: 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO 
TẠO 
HÀ TĨNH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP 
THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 
 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 11 
I. Hướng dẫn chung 
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 20 
 2. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu như trong 
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định. 
 3. Điểm bài thi được quy tròn đến 0,25 (ví dụ: 10,25 điểm quy tròn thành 
10,5 điểm; 16,75 điểm quy tròn thành 17,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm 
Câu Hướng dẫn chấm Biểu 
điểm 
Câu 1 
(3,0đ) 
Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam được hình 
thành như thế nào? 
- Lòng yêu nước bắt nguồn những tình cảm của từng con người 
đối với mẹ, cha, anh em ruột thịt và cộng đồng nơi mình sinh 
sống... 
0,50 
- Quá trình cải tạo tự nhiên, xây dựng nền văn minh Việt cổ, từ đó 
hợp nhất thành một quốc gia – nước Văn Lang, người Việt gắn kết 
hơn, tạo thành lòng yêu nước... 
0,50 
- Quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia Văn Lang là cơ 
sở của lòng yêu nước. Trước thách thức của quân Tần xâm lược và 
trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, hy sinh những tình cảm 
yêu nước của người Lạc Việt và Âu Việt được thử thách, gắn kết 
lại đánh bại quân xâm lược, đánh dấu bước phát triển mới của 
lòng yêu nước. 
0,50 
- Cuộc đấu tranh đầy gian lao, quyết liệt, bền bỉ, hy sinh của người 
dân Việt cổ trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc vừa chống chế độ 
đô hộ, giành lại quyền tự chủ, vừa bảo vệ di sản văn hóa tổ tiên đã 
phát triển hơn nữa lòng yêu nước. Các huyền thoại, những công 
trình văn miếu thờ các vị anh hùng chống đô hộ đã gắn kết, khắc 
sâu lòng yêu nước của người dân Việt từ đó hình thành truyền 
thống yêu nước của nhân dân Việt Nam. 
1,00 
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ với lãnh thổ, tiếng nói, phong tục 
tập quán, tín ngưỡng riêng; truyền thống yêu nước của nhân dân 
Việt Nam tiếp tục được tôi luyện qua quá trình chống giặc ngoại 
xâm, xây dựng đất nước; truyền thống yêu nước phát triển ngày 
càng cao... 
0,50 
Câu 2 Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc 
HƯỚNG DẪN 
(3,0đ) kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh ở thế kỉ XVIII. 
a) Trình bày nét độc đáo về nghệ thuật cuộc kháng chiến chống 
quân xâm lược Xiêm... 
- Khái quát cuộc kháng chiến... 0,25 
- Nét độc đáo: 
+ Dùng kế nhử quân giặc ra khỏi căn cứ đến địa hình có lợi nhất 
cho quân ta để đánh tiêu diệt chúng bằng cách đánh mai phục, 
đánh vận động, thế trận bất ngờ, quyết tâm đánh tiêu diệt nhanh, 
giải quyết triệt để... 
0,50 
+ Nghệ thuật tạo thế trận bao vây quân địch trên sông, đánh chặn 
đầu, khóa đuôi, tạt sườn; đánh cả trên sông lẫn trên bờ; vừa bao 
vây, vừa chia cắt tiêu diệt địch. Trận thủy chiến này vừa kế thừa 
nghệ thuật quân sự của dân tộc ta, vừa sáng tạo, phát triển tầm cao 
mới về nghệ thuật quân sự... 
0,50 
b) Nét độc đáo về nghệ thuật cuộc kháng chiến chống quân 
xâm lược Thanh 
- Nêu khái quát... 0,25 
- Nét độc đáo: 
+ Rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng, quân thủy về Biện Sơn, 
quân bộ về Tam Điệp, tạo thành thế nương tựa nơi hiểm yếu, gây 
cho địch chủ quan, tạo điều kiện thuận lợi phản công... 
0,25 
+ Lợi dụng địch sơ hở (tết Nguyên đán), nắm vững thời cơ, triệt để 
lợi dụng yếu tố bất ngờ, phản công chiến lược, tiến công chớp 
nhoáng... 
0,50 
+ Nghệ thuật chiến tranh cơ động nhanh, hành quân thần tốc, táo 
bạo, tiến công mãnh liệt, kết hợp với nghệ thuật bao vây vu hồi. Tư 
tưởng tiến công tích cực, chia cắt địch ra từng mảng; thế trận rất 
mạnh, hiểm, kín và chắc; đánh tiêu diệt, đánh thẳng vào sào huyệt 
của quân Thanh khiến cho chúng đại bại... 
0,50 
 + Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Huệ-Quang Trung đã 
góp phần làm giàu nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nghệ thuật quân 
sự đó được Đảng ta kế thừa, phát huy trong Cách mạng tháng Tám, 
trong Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975... 
0,25 
Câu 3 
(2,0đ) 
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: chế độ phong kiến Việt 
Nam nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng? 
- Chính trị: Các vua triều Nguyễn đã ra sức khôi phục, củng cố chế 
độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua. Chỗ 
dựa nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư tưởng Nho giáo được đề cao. 
Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. Với tư tưởng bảo 
thủ không tạo được bước phát triển mới... 
0,50 
- Quân sự lạc hậu, tinh thần chiến đấu sa sút... Chính sách đối 
ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, “sát đạo” tạo cớ 
cho thực dân Pháp xâm lược nước ta... 
0,50 
- Kinh tế: 
+ Nông nghiệp lạc hậu, sa sút, nông dân không có ruộng hoặc rất 
ít ruộng đất; đất đai phần lớn bị địa chủ bao chiếm; mất mùa, đói 
kém liên miên, nhân dân lưu tán... 
+ Công thương nhiệp đình đốn; chính sách độc quyền công thương 
của Nhà nước hạn chế sự phát triển sản xuất, thương mại; chính 
sách “bế quan tỏa cảng” khiến cho nước ta bị cô lập... 
0,50 
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Huế 
ngày càng gay gắt... Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra 
trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX... 
0,50 
Câu 4 
(4,0đ) 
Triều đình Huế có thái độ như thế nào trong quá trình thực dân 
Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta từ năm 1858 đến 
năm 1874? 
- Trên mặt trận Đà Nẵng (1858) 
+ 1858-1860: Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp đánh 
chiếm nước ta, triều đình Huế đã xây thành luỹ, cùng nhân dân 
thực hiện “vườn không nhà trống”, thực hiện tốt chiến thuật phòng 
thủ chống giặc... 
0,50 
- Chiến sự ở Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ (1859 – 1862) 
+ Triều đình tiếp tục tổ chức kháng chiến và được sự hỗ trợ của 
nhân dân. Thực dân Pháp bị sa lầy, rơi vào tình thế tiến thoái 
lưỡng nan... 
0,50 
+ Triều đình diễn ra sự phân hóa, một bộ phận muốn đánh Pháp, 
một bộ phận muốn “Thủ để hoà”, cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm 
Tuất để bảo vệ quyền lợi giai cấp... 
0,50 
- Từ 1862-1867 
+ Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình ra lệnh cho nghĩa 
quân lui binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho 
Pháp. 
0,25 
+ Triều đình trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn thương thuyết 
chuộc lại 3 tỉnh miền Đông đã mất nhưng thất bại. Thái độ bạc 
nhược của triều đình Huế đã tạo điều kiện cho Pháp chiếm luôn 3 
tỉnh miền Tây Nam Kỳ... 
0,50 
- Từ 1867-1874 
+ Pháp gặp khó khăn nhưng triều đình đã bỏ lỡ cơ hội chấn chỉnh 
kinh tế, quốc phòng, khước từ cải cải cách, tiếp tục chính sách vơ 
vét, bóc lột trả chiến phí cho Pháp, đàn áp khởi nghĩa nông dân... 
0,50 
+ Thông qua con đường thương thuyết chuộc lại 6 tỉnh Nam Kỳ 
đã mất. Tư tưởng đầu hàng đã chi phối phần lớn quan lại... 
+ Tháng 11-1873, quân Pháp tấn công Hà Nội, triều đình hoang 
mang, bị động, thất bại; chứng tỏ sự yếu kém, thiếu quyết tâm 
đánh giặc... 
0,50 
+ Chiến thắng Cầu Giấy (12-1873) của nhân dân ta làm cho ý chí 
xâm lược của chúng bị lung lay... Nhưng thời cơ đó đã bị bỏ lỡ vì 
triều đình lún sâu vào con đường thỏa hiệp, ký Hiệp ước 1874... 
0,50 
+ Hiệp ước 1874 đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ 
quyền của dân tộc, xác lập đặc quyền kinh tế của Pháp trên khắp 
đất nước ta... Đây là một bước mới trong quá trình đầu hàng của 
triều đình Huế... 
0,25 
Câu 5 
(3,0đ) 
Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của quá trình chuyển sang 
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ở Nhật Bản trong 30 năm cuối thế 
kỉ XIX. 
a) Nguyên nhân 
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia phong kiến trong 
tình trạng bế tắc, khủng hoảng chung của châu Á. Cuộc Duy tân 
Minh trị tiến hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn 
hóa-giáo dục thành công đã thúc đẩy nước Nhật phát triển nhanh 
theo con đường TBCN... 
1,00 
b) Biểu hiện 
- Sự phát triển của công thương nghiệp, ngân hàng dẫn tới sự xuất 
hiện các công ty độc quyền... chi phối, lũng đoạn kinh tế, chính trị 
Nhật Bản. 
0,75 
- Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế đã tạo sức mạnh quân sự, chính trị 
cho giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện chính sách xâm lược và 
bành trướng. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc gắn liền với 
các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến 
tranh Trung – Nhật (1894-1895)... 
0,75 
- Đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân 
phiệt... 
0,50 
Câu 6 
(3,0đ) 
So sánh cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với cách 
mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. Giải thích vì sao có những 
điểm giống và khác nhau đó? 
a) Khái quát hai cuộc cách mạng... 0,25 
b) Điểm giống: 
Hai cuộc cách mạng đều giải quyết nhiệm vụ lật đổ chế độ quân 
chủ chuyên chế, xóa bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, mở 
đường cho CNTB phát triển... 
0,50 
- Điểm khác: 
+ Lãnh đạo cách mạng: Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp tư sản 
lãnh đạo, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga do giai cấp vô sản lãnh 
đạo. 
0,25 
+ Động lực cách mạng: Cách mạng tư sản Pháp là liên minh giữa 
tư sản và nông dân, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là khối liên 
minh công nông. 
0,25 
+ Hình thức chính quyền: Thắng lợi của CMTS Pháp lập nên nền 
chuyên chính của giai cấp tư sản; CM tháng 2/1917 thành công, 
lập nên chính quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo, ngay sau đó giai 
cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời, xuất hiện tình trạng hai 
chính quyền song song tồn tại. 
0,25 
+ Hướng phát triển: Sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, giai cấp 
tư sản đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN. Sau khi 
cách mạng tháng hai/1917 kết thúc, giai cấp vô sản tiếp tục đưa 
cách mạng đi lên, tiến hành CMXHCN. 
0,25 
b) Giải thích 
- Cả hai cuộc cách mạng có nhiệm vụ chung là đánh đổ chế độ 
phong kiến, mở đường cho đất nước phát triển. 
0,25 
- Hai cuộc cách mạng này diễn ra vào những thời đại khác nhau, 
hoàn cảnh lịch sử khác nhau. CMDCTS Pháp diễn ra trong bối 
cảnh CNTB đang lên, giai cấp tư sản còn tiến bộ, có khả năng 
lãnh đạo quần chúng đánh đổ chế độ phong kiến. CM tháng 
2/1917 ở Nga diễn ra vào thời đại đế quốc, khi mà giai cấp tư sản 
không còn tiến bộ; giai cấp vô sản được trang bị lý luận cách 
mang tiên tiến, đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh 
chống phong kiến. 
0,50 
- Hai cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo khác nhau cho nên 
giải quyết nhiệm vụ khác nhau. Giai cấp tư sản Pháp đã hoàn 
thành sứ mệnh của mình khi lãnh đạo quần chúng lật đổ chế độ 
phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản. Giai cấp vô sản ở 
Nga sau khi lãnh đạo quần chúng cách mạng lật đổ chế độ phong 
kiến thì tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là lật đổ chế độ 
TBCN... 
0,50 
Câu 7 
(2,0đ) 
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc 
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 
- Do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc trong 
bối cảnh phân chia phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc 
không đều, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên 
gay gắt... 
0,50 
- Trật tự Vecxai – Oasinhtơn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn. 
Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa đã dẫn tới hình thành hai khối 
đế quốc đối địch nhau: khối Anh, Pháp, Mỹ và khối Đức, Italia, 
Nhật Bản. Cả hai khối này đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu 
diệt... 
0,50 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc 
thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Chủ nghĩa phát xít 
xuất hiện ở các nước Đức, Italia, Nhật Bản. Những nước này chủ 
trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ 
trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng chia lại bề mặt địa cầu. 
0,50 
- Chính sách của Anh, Pháp, Mỹ đã dung dưỡng, dọn đường, tạo 
điều kiện cho CNPX gây nên chuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 
(1939 – 1945)... 
0,50 
 ................................. Hết ..................................... 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ 
NỘI 
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN 
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 
Môn: Lịch sử lớp 11 sử Nâng cao 
Dành cho học sinh lớp chuyên Sử 
Buổi thi: Chiều ngày 22/12/2012 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian 
giao đề 
Đề thi gồm 01 trang 
---------------------- 
Câu 1 (3 điểm) 
 Hãy phân tích những nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất? 
Trong quá trình xảy ra chiến tranh, tình hình các nước tham chiến có gì thay đổi? 
Câu 2 (3 điểm) 
 Hãy phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 
năm 1868? Liên hệ với Việt Nam? 
Câu 3 (2 điểm) 
 Tại sao năm 1917 nước Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang 
cách mạng xã hội chủ nghĩa? 
Câu 4 (2điểm) 
 Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga? Cách mạng tháng 
Mười Nga đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? 
------------------ Hết ----------------- 
ĐỀ THI SỐ 1 
 ĐÁP ÁN ĐỀ LỊCH SỬ 11 NÂNG CAO 1 
Câu1 (3điểm) 
-Nguyên nhân sâu xa 
 - Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa 
 - Mâu thuẫn giữa Anh- Đức...Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập 
 - Đã xảy ra những cuộc chiến tranh cục bộ 
-Nguyên nhân trực tiếp: (2.0đ) 
 - Vụ ám sát thái tử Áo- Hung . 
-Sự thay đổi 
+ Tại các nước tham chiến: Đời sống nhan dân lao động khốn cùng 
+Tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước 
+ Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí 
Câu 2: (3 điểm) 
 Hãy phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 
năm 1868? Liên hệ với Việt Nam? 
- Tính chất: Có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản không triệt để (1đ) 
 (Vẫn còn tàn dư phong kiến) 
- Ý nghĩa : Mở đường cho CNTB phát triển (0,5đ); giúp Nhật Bản giữ được độc 
lập (0,5đ)và nhanh chóng trở thành đế quốc duy nhất ở Châu Á (0,5đ) 
- Cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, Phong trào yêu nước chịu ảnh hưởng sâu 
sắc từ Nhật Bản .Phan Bội Châu (0,5đ) 
Câu 3: (2,0điểm) 
 + Sau cách mạng tháng Hai, xuất hiện cục diên song song tồn tại hai chính 
quyền (1,0đ) 
 + Quyền lực chủ yếu nằm trong tay tư sản(1.0đ) 
Câu 4: (2,0điểm) 
- Ý nghĩa + Đối với nươc Nga: Làm thay đổi tình hình đất nước (0,5đ); làm 
thay đổi số phận hang triệu con người Nga, mở ra một kỷ nguyên mới ..(0,5đ) 
+ Đối với thế giới : Làm thay đổi cục diện thế giới .(0,5đ), có ảnh hưởng đến 
phong trào cách mạng thế giới trong đó có Việt Nam đi theo cách mạng tháng 
Mười Nga (0,5đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_cap_thpt_mon_lich_su_11.pdf