Đề thi chọn học sinh giỏi vòng trường - Môn thi: Sinh học 11
Câu 1. (2 điểm)
a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?
b. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình?
Câu 2. (2 điểm)
a. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao?
b. Nêu điểm khác biệt giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
Câu 3. (2 điểm)
a. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
b. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
c. Hạn sinh sinh lý là gì ? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh sinh lý?
d. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN THI: SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Câu 1. (2 điểm) a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? b. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình? Câu 2. (2 điểm) a. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao? b. Nêu điểm khác biệt giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được. Câu 3. (2 điểm) a. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? b. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? c. Hạn sinh sinh lý là gì ? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh sinh lý? d. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo? Câu 4. (2 điểm) a. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động. b. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật. Câu 5. (2 điểm) a. Chức năng của rễ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng? b. Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? Câu 6. (2 điểm) a. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? b. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? Câu 7. (2 điểm) a. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm: Chiết rút sắc tố và Tách cá sắc tố thành phần bằng phương pháp hóa học. b. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? c. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp? Câu 8. (2 điểm) a. Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa. b. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật. Câu 9. (2 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. a. Máu chảy trong động mạch luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. b. Nhờ sự đàn hồi cuat thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. c. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. d. HTH hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. Câu 10. (2 điểm) a. Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật. b. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? c. Tại sao ta không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh? --- HẾT --- ĐÁP ÁN HSG VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 -2021 KHỐI 11 – MÔN SINH CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2 điểm) - Nguồn vật lí – hóa học: Sự phóng điện trong cơn giông đã oxi hóa N2 thành nitrat. - Quá trình cố định nito thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh. - Quá trình phân giải các nguồn hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trong đất. - Nguồn nito do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. * Vì: + Khi tưới phân đạm => cung cấp nguồn ion NO-3 + Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 => người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO-2 => có thể gây ung thư 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 2 (2 điểm) * Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì: - Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyển theo kiểu nhảy cóc). - Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch dài không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch dài có bao mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần thần kinh đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn. - Tập tính bẩm sinh: + Từ khi sinh ra đã có, mang tính chất đặc trưng cho loài. + Cơ sở thần kinh là các phản xạ không điều kiện. - Tập tính học được: + Được hình thành trong quá trình sống của cá thể, mang tính đặc trưng cho từng cá thể. + Cơ sở thần kinh là chuỗi phản xạ có điều kiện. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (2 điểm) a. Động lực Đó là: - Áp suất rễ (động lực đầu dưới) được sinh ra do hoạt động hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ. - Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với thành mạch gỗ. b. Cây cạn ngập úng lâu ngày chết.... Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxy nên phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước trong khi đó hoạt động thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. c. Hạn sinh sinh lý: - Là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng cây vẫn không hút được nước. - Nguyên nhân: + Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp suất thẩm thấu trong rễ (do bón phân ,...) + Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu oxy để hô hấp. d. Hiện tượng ứ giọt. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi thấp và ở những cây thân thảo vì: - Những cây này thấp, dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước. - Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (2 điểm) a. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động. + Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn kích thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn. + Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan (thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên. b. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật. Sự khác biệt thể hiện trong hai mặt: Đặc điểm Hướng động Ứng động Hướng kích thích Từ một hướng Từ mọi hướng Thời gian Xảy ra chậm Xảy ra nhanh Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật: + Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. + Ứng động đều có vai trò giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 (2 điểm) a. – Chức năng của rễ: + Hấp thụ nước và muối khoáng + Dẫn truyền chất dinh dưỡng từ bề mặt hấp thụ lên mạch gỗ của thân + Néo chặt cây, cố định cây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây đứng vững trong không gian + Giữ hạt đất, chống rửa trôi, xói mòn đất,... - Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng: + Hệ rễ phân nhánh nhiều và có nhiều lông hút + Rễ phát triển theo hướng đâm sâu và lan rộng hướng về phía nguồn nước, số lượng lông hút nhiều => tăng bề mặt hấp thụ + Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng: thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh b. – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. - Tất yếu: + Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 (2 điểm) a. Trao đổi khí ở chim: - Có sự tham gia của các túi khí giúp không khí qua phổi luôn là khí giàu oxi cả hoạt động hít vào và thở ra. - Không có khí cặn. - Trong phổi, ở các ống khí cách sắp xếp mao mạch giúp chiều của dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược với chiều dòng khí trong ống khí. - Ở thú khi hô hấp chỉ có hoạt động hít vào phổi mới được cung cấp khí giảu oxi. Trong phổi có chứa nhiều khí đọng nghèo oxi trong phổi. b.– Trao đổi khí ở cá xương + Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước trong khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước chảy vào + Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra => nước chảy ra qua khe mang + TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang => tăng hiệu quả trao đổi khí. - Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt + Bề mặt không ẩm ướt 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (2 điểm) a. Cách tiến hành thí nghiệm * Chiết rút sắc tố: Lấy khoảng 2 - 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần: Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân làm hai lớp ề. Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hoà tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hoà tan trong axêtôn b. Phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì bản chất hóa học của sắc tố là Lipit không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. c. Mỗi nhóm sắc tố có cấu trúc hóa học khác nhau nên chỉ hòa tan trong một loại dung môi hữu cơ nhất định. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 8 (2 điểm) a. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa diễn ra theo trình tự sau: - Tế bào tuyến trên thành túi tiết ra enzyme vào túi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được tiêu hóa hóa học thành các chất đơn giản có kích thước bé (tiêu hóa ngoại bào) - Thức ăn được tiêu hóa dở được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hóa nội bào - Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường. b. Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng Răng được chia thành răng cửa (gặm, tách lấy phần thịt khỏi xương), răng nanh (cắm và giữ mồi), răng trước hàm và răng ăn thịt lớn. Có tấm sừng ở hàm trên. Răng nanh, răng cửa giống nhau, răng hàm và trước hàm có nhiều gờ cứng (nghiền nát cỏ). Dạ dày - Dạ dày đơn - Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày - Dạ dày đơn. - Nhóm động vật nhai lại dạ dày gồm 4 ngăn : dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. - Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày Ruột Ruột non ngắn Ruột non dài Manh tràng Không phát triển Rất phát triển, đặc biệt nhóm thú có dạ dày đơn. Tiêu hóa khoang miệng Xé, nuốt thức ăn Nhai, nghiền nát thức ăn Vi sinh vật Không có sự tham gia tiêu hóa của vi sinh vật cộng sinh Có sự tham gia tiêu hóa của vi sinh vật cộng sinh 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 9 (2 điểm) a. Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2. b. Sai. Càng xa tim, hệ mạch phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm. c. Sai. Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn, trẻ em có tỉ lệ S/V lớn nên tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao, để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đạp nhanh hơn nên chu kì tim ngắn hơn người lớn. d. Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim nên kích thước cơ thể phải nhỏ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 10 (2 điểm) a. Hô hấp hiếu khí Lên men - Cần O2 - Không cần O2 - Xảy ra ở tế bào chất và ti thể - Xảy ra ở tế bào chất - Có chuỗi truyền electron - Không có - Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O - Sản phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu - Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) - Ít năng lượng hơn (2ATP) b. Duy trì cường độ hô hấp nông sản, nông phẩm, rau quả ở mức tối thiểu để sao cho hao hụt xảy ra ở mức thấp nhất vì hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm. c. Cùng 1 lượng nước nhất định khi nước đóng băng thì thể tích tăng lên. vì vậy khi đưa rau quả trên ngăn đá đông lạnh, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích, lúc đó các tinh thể nước sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào làm bên ngoài rau quả bị dập nhanh hỏng khi đưa ra ngoài. 1,0 0,5 0,5 -----------------HẾT----------------
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_thi_sinh_hoc_11.docx