Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 13: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 13: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, làm mát.

- Phân loại được hệ thống bôi trơn, làm mát

- Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hệ thống làm mát.

b. Kĩ năng:

- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.

- Giải thích được sự cần thiết của các bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.

c. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng dầu bôi trơn.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh hiểu được cách sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật riêng về bôi trơn, làm mát cho động cơ như thay dầu bôi trơn, kiểm tra nước làm mát, làm sạch cánh tản nhiệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như bôi trơn, làm mát, dầu bôi trơn, bề mặt ma sát, van hằng nhiệt, két làm mát, áo nước, cánh tản nhiệt Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm hạn chế của các phương pháp bôi trơn, làm mát. Biết lựa chọn phương án làm mát phù hợp với từng loại động cơ, điều kiện làm việc của động cơ, chẳng hạn như động cơ máy bay thì làm mát bằng không khí, động cơ tàu thuỷ thì làm mát bằng nước.

- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.

 

docx 15 trang lexuan 7871
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 13: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2020
Tiết: 32,33 Chủ đề 13: HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT
 (2 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: tìm hiểu hệ thống bôi trơn
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được nhiệm vụ của hẹ thống bôi trơn, phân loại được hệ thống bôi trơn, biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
2. Nội dung 2: Tìm hiểu hệ thống làm mát
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được nhiệm vụ, phân loại được hệ thống làm mát, nắm được cấu tạo và nguyên lí làm mát của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức
* Thời lượng dự kiến: 2 tiết
- Tiết 1: tìm hiểu hệ thống bôi trơn
- Tiết 2: Tìm hiểu hệ thống làm mát
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
- Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, làm mát.
- Phân loại được hệ thống bôi trơn, làm mát
- Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hệ thống làm mát.
b. Kĩ năng: 
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.
- Giải thích được sự cần thiết của các bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.
c. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng dầu bôi trơn.	
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực triển khai sử dụng công nghệ cụ thể: học sinh hiểu được cách sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật riêng về bôi trơn, làm mát cho động cơ như thay dầu bôi trơn, kiểm tra nước làm mát, làm sạch cánh tản nhiệt 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật như bôi trơn, làm mát, dầu bôi trơn, bề mặt ma sát, van hằng nhiệt, két làm mát, áo nước, cánh tản nhiệt Với phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành được năng lực diễn đạt, trình bày và sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm hạn chế của các phương pháp bôi trơn, làm mát. Biết lựa chọn phương án làm mát phù hợp với từng loại động cơ, điều kiện làm việc của động cơ, chẳng hạn như động cơ máy bay thì làm mát bằng không khí, động cơ tàu thuỷ thì làm mát bằng nước.
- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến hệ thống bôi trơn.
- Một số vật thật như xilanh, nắp máy của động cơ xe máy.
- Sử dụng phần mềm mô tả nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn làm mát.
- Tranh giáo khoa trong thiết bị dạy học tối thiểu: cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
- Giấy A0, các phiếu học tập, bút viết để học sinh ghi nội dung tìm hiểu.
- Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí và điều hành nhóm.
2. Học sinh: 
- Đọc bài 25,26 tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
- Sưu tầm các mẫu vật của hệ thống bôi trơn như: bơm dầu, bầu lọc dầu, van một chiều.
- Chuẩn bị các câu hỏi về nhà do giáo viên đưa ra:
+ Quan sát ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, bơm nước trong gia đình, trong thực tiễn. Thông tin về các thiết bị này trên sách báo, Internet
+ Hãy kể tên những máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực?
+ Kể tên một số thiết bị động lực đang được sử dụng ở gia đình hoặc phổ biến ở địa phương mà em biết.
+ Với những thiết bị động lực mà em biết, em có thể cho biết loại nào được làm mát bằng nước, loại nào được làm mát bằng không khí. Giải thích vì sao em nhận định chúng được làm mát bằng nước hoặc bằng không khí?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu về hệ thống bôi trơn làm mát
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Liệt kê ra giấy tên gọi của các thiết bị động lực mà bản thân đã biết. 
+ Mô tả những dấu hiệu loại làm mát của động cơ theo hiểu biết của mình. 
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh mô tả các thiết bị động lực dùng nguồn năng lượng là động cơ đốt trong cũng như phương pháp làm mát của nó.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ HS biết nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về “Hệ thống bôi trơn"
* Hình thành kiến thức nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.
- Nêu được các công dụng khác của dầu bôi trơn trong động cơ.
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải có hệ thống bôi trơn cho động cơ.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
+ HS phân loại được hệ thống bôi trơn.
* Hình thành kiến thức về "Phân loại hệ thống bôi trơn".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin bổ sung và phần nguyên lí của động cơ hai kì.
- Phát phiếu học tập số 2.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cách phân loại hệ thống bôi trơn.
+ bôi trơn bằng vung té
+ bôi trơn bằng phương pháp pha dầu vào nhiên liệu
+ bôi trơn cưỡng bức.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
+ HS biết cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức
* Hình thành kiến thức về "Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức"
- Phát phiếu học tập số 3.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh kể tên các bộ phận của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Học sinh kể tên các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
- Học sinh nói được bơm dầu là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
+ HS biết được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
* Hình thành kiến thức về "Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức".
- Phát phiếu học tập số 4
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh nêu được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Học sinh kể tên các trường hợp xảy ra trong hệ thống bôi trơn (nhiệt độ dầu cao, áp suất đường dầu cao) và phương án giải quyết.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục nguyên lí làm việc của hệ thống để gợi ý, phân tích.
HS biết được nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về " Hệ thống làm mát"
* Hình thành kiến thức về nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
- Phát phiếu học tập số 5.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau đây:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu và giải thích được nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
- Học sinh trả lời được sự cần thiết phải có hệ thống làm mát cho động cơ.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
 HS biết cách phân loại được hệ thống làm mát
* Hình thành kiến thức về cách "Phân loại hệ thống làm mát"
- Phát phiếu học tập số 6
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh kể tên được hai phương pháp làm mát thông dụng.
- Học sinh giải thích được ứng dụng của từng phương pháp cho từng loại động cơ.
* Đánh giá kết quả:
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng gợi ý trên để gợi ý, phân tích
HS biết được cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước
* Hình thành kiến thức về "Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước".
- Phát phiếu học tập số 7.
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ hệ thống trên hình 26.1 trong SGK Công nghệ 11, thảo luận để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh kể tên được các bộ phận của hệ thống làm mát.
- Học sinh nêu được nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Học sinh nêu được đối tượng phục vụ của hệ thống làm mát.
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
HS nắm được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức
* Hình thành kiến thức về "Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước".
- Phát phiếu học tập số 8.
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ hệ thống trên hình 26.1 trong SGK Công nghệ 11, thảo luận để trả lời.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.
- Học sinh nắm được các trường hợp thường gặp của nhiệt độ nước làm mát.
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục nguyên lí làm việc của hệ thống để gợi ý, phân tích.
- Nội dung về 3 câu hỏi trên đều được nêu ở mục nguyên lí làm việc trong SGK Công nghệ 11.
HS biết được nấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí
* Hình thành kiến thức về cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí
- Hoạt động cá nhân và nhóm, quan sát sơ đồ hệ thống trên hình 26.2 và trong SGK Công nghệ 11, thảo luận để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Hệ thống làm mát bằng không khí có những bộ phận chính nào ?
+ Tại sao trong hệ thống lại phải có các bộ phận như vậy? Tạm thời có thể bỏ đi bộ phận nào mà hệ thống vẫn làm việc được? Nếu thế thì có thể gây nên hậu quả gì ?
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được các bộ phận chính của hệ thống làm mát bằng không khí
* Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
- Gợi ý:
+ Hệ thống có những bộ phận chính là: cánh tản nhiệt; với động cơ tĩnh tại thì có thêm quạt gió, vỏ bọc và bản hướng gió.
+ Hệ thống có các bộ phận như vậy vì (nêu nhiệm vụ của từng bộ phận). Với động cơ tĩnh tại có thể tạm thời bỏ quạt gió nhưng phải bỏ vỏ bọc và bản hướng gió để động cơ tiếp xúc với không khí tốt hơn. Hậu quả khi bỏ quạt gió là có thể chất lượng làm mát kém vì khả năng đưa gió đến các cánh tản nhiệt bị giảm. Tuy nhiên, nếu động cơ tĩnh tại đặt ngoài trời, có gió mạnh thì việc làm mát động cơ có thể vẫn đảm bảo.
HS biết được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
* Hình thành kiến thức về "Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí"
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Em hãy mô tả đường đi của nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy.
+ Tại sao động cơ xe máy thường dùng làm mát bằng không khí và không có quạt gió ?
+ Tại sao phải luôn giữ cho các cánh tản nhiệt sạch sẽ ?
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được nguyên lí làm mát bằng không khí
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục nguyên lí làm việc của hệ thống để gợi ý, phân tích.
- Gợi ý:
+ Nội dung về câu hỏi 1 đã được nêu ở mục nguyên lí làm việc trong SGK Công nghệ 11.
+ Động cơ xe máy thường dùng làm mát bằng không khí và không có quạt gió là vì động cơ nhỏ gọn, thường chỉ có 1 xi lanh, công suất động cơ nhỏ nên nhiệt độ không cao, khi xe chạy sẽ có nhiều gió lùa qua động cơ.
+ Cánh tản nhiệt giữ sạch sẽ để truyền nhiệt ra không khí được tốt hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập.
- Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
- So sánh với các phương pháp bôi trơn khác?
- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì?
- Căn cứ vào đâu để phân loại phương pháp bôi trơn?
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
- Phân loại hệ thống làm mát?
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, GV cần phân tích, giải thích rõ hơn nội dung nêu trong mục nguyên lí làm việc của hệ thống để gợi ý, phân tích.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
- Ví dụ:
+ Tìm hiểu hệ thống làm mát trên tàu thủy có đặc điểm gì khác so với trên ô tô?
+ Ngoài làm mát bằng nước, bằng không khí, trên động cơ còn có phương án làm mát nào nữa không?
+ Đọc các kí hiệu của dầu bôi trơn.
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
nội dung 1: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
Trình bày được nhiệm vụ của hệ
thống bôi trơn.
Nội dung 2: Cách phân loại hệ thống bôi trơn
Trình bày được cách phân loại hệ thống bôi trơn
Nội dung 3: Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Trình bày được cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn
Mô tả được cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên sơ đồ nguyên lí
Nội dung 4: Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn
Giải thich được lí do trong hệ thống cần phải có các bộ phận như bơm dầu, van an toàn bơm dầu, bầu lọc dầu, két làm mát dầu
Giải thích được lí do cần phải thay dầu bôi trơn theo định kì
Giải thích được lí do cần phải thay dầu bôi trơn khi động cơ vừa ngừng làm việc, động cơ còn nóng
Nội dung 5: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Nội dung 6: Cách phân loại hệ thống làm mát
Trình bày được cách phân loại hệ thống làm mát
Nội dung 7: Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước
Trình bày được cấu tạo chung của hệ thống làm mát bằng nước
Mô tả được cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức trên sơ đồ nguyên lí của hệ thống
Nội dung 8: Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí
Trình bày được cấu tạo chung của hệ thống làm mát bằng không khí
Mô tả được cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí qua sơ đồ cấu tạo của hệ thống
Nội dung 9: Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
Trình bày được nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
Giải thích được vì sao hệ thống làm mát bằng không khí động cơ tĩnh tại phải có quạt gió và bản hướng gió
Giải thích lí do tại sao không nên nổ xe máy dừng quá lâu. Cần giữ gìn sạch sẽ các cánh tản nhiệt
Giải thích được lí do tại sao có động cơ chỉ dùng làm mát bằng nước hoặc bằng không khí.
Câu 1. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.
Câu 2. Hãy điền các từ vào chỗ trống cho thích hợp (mỗi số ứng với 1 cụm từ)
	Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa .(1) . đến các bề mặt .(2) của các .(3) . để đảm bảo điều kiện làm việc .(4) . của động cơ và tăng .(5) . các chi tiết.
Câu 3. Ngoài nhiệm vụ bôi trơn, dầu bôi trơn còn có các nhiệm vụ 
	A. bao kín.	B. tẩy rửa và làm mát.
	C. chống gỉ cho các chi tiết. 	D. cả ba câu trên.
Câu 4. Trình bày về phân loại hệ thống bôi trơn.
Câu 5. Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức bao gồm các bộ phận chính là: cacte, phao hút, bơm dầu, két làm mát dầu,
	A. đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới trục khuỷu, trục cam, van an toàn bơm dầu, van hằng nhiệt.
	B. đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới bề mặt ma sát, van an toàn bơm dầu, van khống chế lượng dầu qua két.
	C. đường dẫn dầu tới các ổ trục, van an toàn bơm dầu, van khống chế lượng dầu qua két.
	D. đường dẫn dầu chính, các đường dẫn dầu tới nơi cần bôi trơn, van an toàn bơm dầu, van hằng nhiệt.
Câu 6. Mô tả cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Câu 7. Vẽ sơ đồ khối cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Câu 8. Hãy điền các từ cho ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp (mỗi số ứng với 1 từ hoặc cụm từ).
	Trong trường hợp bình thường, khi động cơ làm việc, .(1) . được bơm dầu .(2) . từ .(3) . đưa qua .(4) . để được lọc sạch rồi lên .(5) . để đến các bề mặt .(6) . Bôi trơn xong, dầu lại trở về cacte. Bầu lọc dầu trong .(7) . là loại bầu lọc .(8) . nên có một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo .(9) . cho bầu lọc, sau đó phần dầu này .(10) . về cacte. (cacte, ma sát, quay, mô men quay, hút, tự chảy, mạch dầu chính, li tâm, bầu lọc, dầu bôi trơn, hệ thống).
Câu 9. Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế lượng dầu qua két làm mát dầu đóng để dầu qua két làm mát dầu khi nào ?
	A. Áp suất dầu vượt quá giới hạn cho phép. 
	B. Nhiệt độ dầu thấp hơn giới hạn định mức.
	C. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá nhiều. 
	D. Nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định mức.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến dầu bôi trơn trong động cơ bị nóng là do: 
	A. Nhiệt độ khí thải cao.	B. Nhiệt độ động cơ cao.
	C. Nhiệt sinh ra từ các bề mặt ma sát cao. 	D. Do dầu tiếp xúc với khí cháy.
Câu 11. Trong hệ thống bôi trơn, bơm dầu có nhiệm vụ đưa dầu: 
	A – qua bầu lọc để lọc sạch dầu.	B – qua két làm mát để làm mát dầu. 
	C – tới các bề mặt ma sát để bôi trơn. 	D – Cả ba câu trên.
Câu 12. Trong hệ thống bôi trơn, van an toàn bơm dầu có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho
	A – bơm dầu.	B – đường dẫn dầu. 
	C – bầu lọc dầu.	D – két làm mát dầu.
Câu 13. Trong hệ thống bôi trơn, bầu lọc dầu có nhiệm vụ lọc sạch
	A – các cặn bẩn cơ học lẫn trong dầu.	B – các tạp chất hóa học lẫn trong dầu.
 	C – nước bị lẫn trong dầu.	D – cả ba câu trên.
Câu 14. Trong hệ thống bôi trơn, két làm mát dầu có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ
	A – động cơ quá cao.	B – dầu quá cao.
	C – nước làm mát quá cao. 	D – môi trường quá cao.
Câu 15. Trong hệ thống bôi trơn, van “khống chế lượng dầu qua két” có nhiệm vụ:
	A – bảo vệ an toàn cho két làm mát dầu. 	B – bảo vệ an toàn cho mạch dầu chính. 
	C – bảo đảm chất lượng dầu ổn định.	D – đảm bảo nhiệt độ dầu ổn định.
Câu 16. Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ cho động cơ ?
Câu 17. Bôi trơn bằng vung té là lợi dụng chuyển động quay của các chi tiết như má khuỷu, đầu to thanh truyền, bánh răng . để múc dầu trong cacte hất lên các chi tiết. Dầu đọng bám vào bề mặt của các chi tiết hoặc lỗ hứng dầu rồi chảy vào các bề mặt ma sát để bôi trơn. Bôi trơn bằng vung té có đặc điểm:
	A - cung cấp đầy đủ dầu đến các bề mặt ma sát. 	
	B - khó cung cấp đủ dầu đến các bề mặt ma sát. 
	C - cấu tạo phức tạp mà hiệu quả thấp.
	D - cấu tạo đơn giản nhưng tốn dầu.
Câu 18. Sau một thời gian sử dụng nhất định, phải thay dầu bôi trơn động cơ bởi vì dẫu bôi tron bị
	A - loãng.	B - đông đặc lại.	
	C - bẩn.	D - cạn dần.
Câu 19. Khi thay dầu bôi trơn, nên thay khi động cơ vừa làm việc, máy còn nóng là để
	A – dầu còn nóng, loãng nên chảy ra kiệt hơn.
	B – các cặn bẩn còn đang lẫn trong dầu, chưa kịp lắng. 
	C – khi máy nóng, vặn ốc xả dầu được dễ dàng hơn.
	D – cả ba câu trên.
Câu 20. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
Câu 21. Khi động cơ làm việc, nhiệt từ khí cháy truyền ra các chi tiết bao quanh buồng cháy. Nhiệt từ các chi tiết động cơ sẽ được truyền qua nước làm mát rồi ra không khí hoặc truyền trực tiếp ra không khí. Vậy thì phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí khác nhau ở chỗ nào ?
Câu 22. Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức bao gồm các bộ phận chính là áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió,
	A - van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu, puli và đai truyền dẫn động.
	B - van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu.
	C - van hằng nhiệt, đường ống nước.
	D - van hằng nhiệt.
Câu 23. Trình bày sự khác nhau giữa thân máy làm mát bằng nước và thân máy làm mát bằng không khí?
Câu 24. Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.
Câu 25. Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, nước được lưu chuyển trong toàn bộ hệ thống khi:
	A - động cơ bắt đầu làm việc, nhiệt độ động cơ chưa cao.
	B - nhiệt độ nước trong áo nước cao hơn khoảng nhiệt độ định trước. 
	C - nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ khoảng nhiệt độ định trước.
	D - nhiệt độ nước trong áo nước thấp hơn khoảng nhiệt độ định trước.
Câu 26. Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo sự lưu động của nước là
	A. bơm nước;	B. quạt gió;	
	C. van hằng nhiệt;	D. két làm mát dầu.
Câu 27. Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận làm tăng tốc độ làm mát nước là
	A - bơm nước;	B - quạt gió;	
	C - van hằng nhiệt;	D - két làm mát dầu.
Câu 28. Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo nhiệt độ nước làm mát ổn định:
	A - bơm nước;	B - quạt gió;	
	C - van hằng nhiệt;	D - ống phân phối nước.
Câu 29. Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo nhiệt độ nước làm mát các xi lanh bằng nhau là
	A - bơm nước;	B - quạt gió;	
	C - van hằng nhiệt;	D - ống phân phối nước.
Câu 30. Bộ phận không thể thiếu được trong động cơ làm mát bằng không khí là: 
	A - cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc, tấm hướng gió.
	B - cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc. 
	C - cánh tản nhiệt, quạt gió.
	D - cánh tản nhiệt.
Câu 31. Cánh tản nhiệt chỉ được đúc bao quanh thân xi lanh và nắp máy là vì đó là nơi
	A – có nhiệt độ cao nhất.	B – dễ đúc cánh tản nhiệt nhất.
	C – không bố trí nhiều chi tiết khác. 	D – cả ba câu trên.
Câu 32. Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí của động cơ tĩnh tại 2 xi lanh.
Câu 33. Giải thích được vì sao trong hệ thống làm mát bằng không khí cho động cơ tĩnh tại phải có quạt gió, vỏ bọc và bản hướng gió.
Câu 34. Cấu tạo của cacte động cơ không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt là vì: 
	A – để cấu tạo của cacte đơn giản, dễ chế tạo
	B – do ở xa buồng cháy nên nhiệt độ cacte không bị quá cao.
	C – do ở thân máy và nắp máy đã có áo nước hoặc cánh tản nhiệt rồi. 
	D – cả ba câu trên.
Câu 35. Giải thích lí do tại sao không nên nổ máy xe máy dừng quá lâu; cần giữ gìn sạch sẽ các cánh tản nhiệt,
Câu 36. Giải thích lí do tại sao có động cơ chỉ dùng phương án làm mát bằng nước hoặc chỉ làm mát bằng không khí
Câu 37. Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không ? Tại sao ?
Câu 38: Anh trai của Nam vừa về quê lên bằng xe máy. Qua quãng đường hơn 100km, lại có nhiều đoạn đường đèo dốc và đường xấu nên khá mệt. Nhưng về đến gần nhà, anh nghĩ nên tạt vào quán rửa xe để rửa sạch xe trước khi về nhà. Vào quán, anh giục người rửa xe rửa ngay cho mình. Ngó vào xe, người thợ rửa xe nói anh cứ ngồi đợi chút nữa rồi sẽ rửa. Anh của Nam nghĩ người thợ chắc vì bận việc khác nên chưa muốn rửa xe ngay cho mình, định dắt xe đi. Người thợ rửa xe bèn giải thích cho anh lí do tại sao chưa rửa ngay. Theo em, lời giải thích nào của người thợ rửa xe là có cơ sở khoa học: Xe của anh vừa mới đi xa về, máy còn nóng
	A. nếu rửa ngay thì rất khó rửa sạch.
	B. khi rửa chẳng may chạm vào máy thì dễ bị bỏng.
	C. nếu phun ngay nước lạnh vào thì dễ làm các tiết máy bị biến dạng, rạn nứt.
	D. nếu rửa ngay sẽ dễ làm bạc màu sơn của xe.
Câu 39: Hôm nay, Bình được mẹ ủy nhiệm cho một trọng trách là đi thay dầu cho xe máy. Xe máy của mẹ Bình là dòng xe ga 125 cc. Bình đưa xe đến một cửa hàng bảo dưỡng xe máy khá uy tín ở ngay đầu phố. Hôm nay cửa hàng vắng khách nên thấy Bình, bác Tư vui vẻ đứng dậy trực tiếp thay dầu cho xe. Bác làm các động tác tháo các con ốc ở đáy phần máy mới thành thạo làm sao. Dầu từ trong máy chảy ra gần kín hộp sắt để phía dưới. Bác Tư nói với Bình: “Dầu ở xe máy của mẹ cháu bẩn lắm rồi. Nếu để bẩn như thế này là không tốt cho xe đâu”. Rồi bác Tư hỏi Bình: Cháu có biết tại sao động cơ xe máy lại phải có dầu bôi trơn không ? Em hãy giúp Bình trả lời câu hỏi của bác Tư?
Câu 40: Một máy cắt cỏ cầm tay dùng động cơ đốt trong là nguồn động lực. Để động cơ này hoạt động được thì phải pha dầu nhớt vào xăng với một tỉ lệ thích hợp để dầu nhớt bôi trơn. Vậy động cơ đốt trong dùng cho máy cắt cỏ này là động cơ:
	A. bốn kì.	B. xăng hai kì.	
	C. xăng bốn kì.	D. điezen bốn kì.	
Câu 41: Nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ chi tiết là của hệ thống:
	A. nhiên liệu.	B. làm mát.	
	C. khởi động.	D. bôi trơn.	
Câu 42: Động cơ 4 kì, dầu bôi trơn được chứa ở:
	A. xilanh.	B. cacte.	
	C. Xupap.	D. trục khuỷu.	
Câu 43: Việc chạy rà máy trong thời gian đầu đối với động cơ đốt trong còn mới nhằm mục đích
	A. tất cả các phương án đã cho đều đúng.	
	B. tăng tuổi thọ động cơ.	
	C. giúp dầu nhờn cuốn những cặn bẩn, mạt kim loại của bề mặt ma sát các chi tiết về cacte.
	D. làm cho các chi tiết máy ăn khớp với nhau tốt hơn.
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	Câu 1: Bề mặt ma sát là gì? Kể tên các bề mặt ma sát thường gặp ở động cơ đốt trong?
	Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau, như các bề mặt ma sát: pit-tông, xecmăng, xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền 
	Câu 2: Tại bề mặt ma sát sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
	Các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn
	Câu 3: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì? (SGK)
	Câu 4: Ngoài nhiệm vụ chính, dầu bôi trơn còn có những nhiệm vụ nào khác?
	Tẩy rửa, làm mát, bao kín, chống gỉ.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Có bao nhiêu phương án bôi trơn thường gặp?
	Vung té
	Cưỡng bức
	Pha dầu vào nhiên liệu
Câu 2: Thế nào là bôi trơn bằng vung té? Bôi trơn bằng vung té thường áp dụng cho những bề mặt ma sát ở vị trí nào?
Câu 3: Thế nào là bôi trơn cưỡng bức? Dầu muốn đi đến các bề mặt ma sát phải nhờ áp lực của bộ phận gì để hút và đẩy dầu đi?
Câu 4: Phương pháp này sử dụng cho loại động cơ nào?
Câu 5: Tại sao động cơ xăng hai kì không chứa dầu bôi trơn ở cacte mà phải bôi trơn băng phương pháp pha dầu vào nhiên liệu?
Câu 6: Động cơ đốt trong 4 kì thường kết hợp các phương án bôi trơn nào?
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
	- Hoạt động cá nhân và nhóm để tra lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có những bộ phận nào?
	Hệ thống có những bộ phận chính là : cacte, bơm dầu, bầu lọc dầu, két làm mát dầu, đường dầu chính.
Câu 2: Trên hình vẽ, bộ phận nào là đối tượng phục vụ của hệ thống bôi trơn?
	Đối tượng phục vụ của hệ thống bôi trơn là các bề mặt ma sát (bề mặt ma sát của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí và của các bộ phận khác).
Câu 3: Tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_13_he_thong_boi_tron_va_he_thong.docx