Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 18: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 18: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô, xe máy

- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô, xe máy

b. Kĩ năng

- Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô, xe máy.

c. Thái độ

- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 33 SGK

- Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

-Tranh vẽ hình 33.1 SGK.

2. Học sinh

-HS: đọc trước nội dung bài 33 SGK, đọc lại phần truyền chuyển động ở SGK Công nghệ 8.

 

docx 6 trang lexuan 5190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 18: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô, xe máy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/05/2020
Tiết: 40,41	
CHỦ ĐỀ 18: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO ÔTÔ, XE MÁY (SỐ TIẾT: 2)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề ĐCĐT dùng cho ôtô xe máy gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: ĐCĐT dùng cho ôtô 
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được đặc điểm cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên ô tô.
2. Nội dung 2: 
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được đặc điểm cách bố trí dộng cơ, hệ thống truyền lực trên xe máy.
* Thời lượng dự kiến: 2 tiết
- Tiết 1: Tìm hiểu ĐCĐT dùng cho ôtô
- Tiết 2: Tìm hiểu ĐCĐT dùng cho xe máy
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô, xe máy
- Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô, xe máy
b. Kĩ năng
- Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô, xe máy.
c. Thái độ
- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 33 SGK 
- Đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
-Tranh vẽ hình 33.1 SGK.
2. Học sinh
-HS: đọc trước nội dung bài 33 SGK, đọc lại phần truyền chuyển động ở SGK Công nghệ 8.
III. 	TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu ứng dụng ĐCĐT cho ôtô xe máy.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+Ngành nào sủ dụng ĐCĐT nhiều nhất trong ?
+Việc ứng dụng ĐCĐT trên ô tô diễn ra như thế nào?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
HS nêu được các ứng dụng ĐCĐT
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ HS biết được đặc điểm
cách bố trí động cơ trên ôtô.
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về “Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô"
* Hình thành kiến thức đặc điểm
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Hình thành kiến thức về "Cách bố trí".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 2.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được đặc điểm của ĐCĐT trên ô tô
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
- Dùng hình ảnh minh họa (xem phụ lục)
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cách bố trí ĐCĐT trên ô tô
Bố trí động cơ ở đầu xe 
 Bố trí động cơ ở đuôi ôtô:
Bố trí động cơ ở đuôi xe:
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
HS biết được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ôtô 
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về " Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ôtô"
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 3.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: 
học sinh trả lời được đặc điểm của HTTL trên ô tô
1. Nhiệm vụ: 
2. Phân loại:
3. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực: 
* Đánh giá kết quả
 - Giáo viên đánh giá kết quả.
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ HS biết được đặc điểm
cách bố trí động cơ trên xe máy
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về “Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên xe máy"
* Hình thành kiến thức đặc điểm
- Phát phiếu học tập số 4.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Hình thành kiến thức về "Cách bố trí".
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 5.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời được đặc điểm của ĐCĐT trên xe máy
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời được cách bố trí ĐCĐT trên xe máy
Bố trí động cơ ở giữa xe 
 Bố trí động cơ lệch về đuôi 
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
HS biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về " Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ôtô"
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin SGK
- Phát phiếu học tập số 6.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm: 
học sinh trả lời được đặc điểm của HTTL trên xe máy
* Đánh giá kết quả
 - Giáo viên đánh giá kết quả.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học
* Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. 
* Dự kiến sản phẩm: 
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu hỏi 1: So với “xe số”, “xe ga” có ưu điểm:
A. Động cơ đặt phía sau nên người đi không bị nóng chân.
B. Có hộp đựng đồ nên sử dụng tiện lợi.
C. Không phải điều khiển sang số nên dễ sử dụng.
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu hỏi 2: So với “xe số”, “xe ga” có nhược điểm:
A. Bánh xe nhỏ nên khi ngoặt gấp hoặc phanh dễ bị ngã.
B. Máy và bô xe thấp nên dễ chạm gầm.
C. Trọng lượng xe không cân bằng nên khó dắt.
D. Cả ba trường hợp trên
Câu hỏi 3: Động cơ đốt trong dùng trên xe máy có đặc điểm:
A. Là loại động cơ xăng, có 1 xilanh, làm mát bằng không khí, được đặt ở giữa xe.
B. Là loại động cơ xăng, có 1 xilanh, làm mát bằng không khí, được đặt lệch về đuôi xe.
C. Là loại động cơ xăng, thường có 1 xilanh, thường làm mát bằng không khí, có thể được đặt ở giữa hoặc lệch về đuôi xe.
D. Là loại động cơ diêzen, thường có 1 xilanh, thường làm mát bằng không khí, có thể được đặt ở giữa hoặc lệch về đuôi xe.
Câu hỏi 4: Động cơ xe máy thường là loại động cơ:
A - Là động cơ xăng, có công suất nhỏ và tốc độ nhỏ.
B - Là động cơ xăng, có công suất nhỏ và tốc độ lớn.
C - Là động cơ xăng, có công suất lớn và tốc độ nhỏ.
D - Là động cơ xăng, có công suất lớn và tốc độ lớn.
 Câu hỏi 5: Động cơ xe máy thường được làm mát bằng không khí là vì:
A - Khi xe chạy sẽ có nhiều gió làm mát.
B - Động cơ có công suất nhỏ nên nhiệt độ không cao lắm.
C - Để cấu tạo của động cơ đơn giản.
D - Trên xe máy khó bố trí két làm mát.
Câu hỏi 6: Hệ thống truyền lực trên xe máy thường dùng xích là vì:
 A - Cấu tạo của xe đơn giản và gọn nhẹ hơn.
 B - Trục hộp số và trục bánh xe song song với nhau.
 C - Dùng xích đỡ gây tiếng ồn hơn.
 D - Do hình dáng xe máy khá giống xe đạp.
2. Thông hiểu: 
Câu hỏi 7: Xe của bố Nam là xe Wave, vì yếm xe bị sứt nên bố Nam nói với người thợ rửa xe là tháo yếm ra. Nhưng người thợ khuyên bố Nam không nên tháo yếm vì yếm xe có tác dụng làm mát cho động cơ tốt hơn. 
 Theo em, lời giải thích của người thợ rửa xe là đúng hay sai.
 A. Đúng B. Sai
Câu hỏi 8: Trong lúc đợi người thợ rửa xe, nói chuyện về thay dầu xe, bố Nam nói thay khi máy nguội thì tốt vì dầu trong động cơ đã chảy hết về cacte rồi nên tháo được hết dầu cũ, người thợ rửa xe thì nói phải thay dầu khi máy còn nóng (động cơ vừa ngừng làm việc). 
 Theo em, ai nói đúng và vì sao ?
3. Vận dụng thấp:
Câu hỏi 9: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xe máy với các thông số kĩ thuật và kiểu dáng khác nhau, chị gái em vừa tốt nghiệp đại học, chuẩn bị đi làm. Chị em dự định mua xe máy để đi làm. Với vóc dáng nhỏ bé chị đang phân vân giữa “xe ga” (xe dùng hộp số điều khiển tự động) và “xe số” (xe dùng hộp số điều khiển bằng chân), em hãy giúp chị tìm hiểu và lựa chọn loại xe cho phù hợp.
	Câu hỏi 10: Một buổi sáng mùa đông, trời khá lạnh. Chị Mai đi làm sớm. Dắt xe máy ra cửa, chị ngồi lên xe, bấm nút đề mấy lần liền mà máy vẫn không nổ được. Bố chị Mai từ trong nhà chạy ra bảo chị: Trời lạnh, xe lại mấy hôm không đi, con phải tắt khóa, đạp khởi động mấy cái rồi hãy bật khóa và đạp khởi động. Như thế mới nổ được mà đỡ hại ăcqui con ạ. 
 Theo em, tại sao lại phải làm như vậy ? 
	PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. ĐCĐT dùng trên ôtô có những đặc điểm gì?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ô tô yêu cầu tốc độ cao?.
?. Tại sao phải yêu cầu ĐCĐT dùng trên ôtô nhỏ, gọn?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thường làm mát bằng nước?
?. Khi bố trí động cơ trên ôtô ta cần đảm bảo những yêu cầu gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Hãy nêu cách bố trí động cơ mà em biết?.
?. Bố trí động cơ ở đầu xe có mấy loại? ở những ôtô nào?
?. Bố trí động cơ ở trước buồng lai có những ưu, nhược điểm gì?
?. Bố trí động cơ trong buồng lái có những ưu, nhược điểm gì?
?. Biện pháp khắc phục nhược điểm như thế nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi thường áp dụng cho các loại xe nào?
?. Cách bố trí động cơ ở đuôi xe có những ưu, nhược điểm gì?.
?. Cách bố trí động cơ ở giữa xe có những ưu, nhược điểm gì?.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ gì?
?. Để phân loại hệ thống truyền lực căn cứ vào yếu tố nào?
?. Em hiểu như thế nào là cầu chủ động?.
( “Cầu” là trục nhân lực, mômen từ trục khuỷu của động cơ.)
?. Theo số cầu chủ động có mấy loại?
?. Liên hệ thực tế loại 1 cầu chủ động ứng dụng những loại xe nào?
?. ưu nhược điểm của ôtô 1 cầu chủ động?.
?. Đặc điểm của ôtô nhiều cầu chủ động, ưu và nhược điểm như thế nào?
? Để bánh xe chủ động quay được hệ thống cần có các bộ phận nào? Vị trí lắp đặt các bộ phận trên ôtô như thế nào?.
?. Em hãy cho biết phương án bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô phụ thuộc vào yếu tố nào?.
?. Em có nhận xét gì về cách bố trí truyền lực ở hình a và b?. Về ưu và nhược điểm của hai cách bố trí này như thế nào?
?. Động lực của ôtô được tạo ra từ đâu?.
?. Nguồn động lực từ ĐCĐT truyền đến các bộ phận nào?
?. Việc thay đổi tốc độ, chiều quay của bánh xe chủ động nhờ bộ phận nào?
?. Bánh xe bị động, bánh trước có tác dụng gì?.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. ĐCĐT dùng trên xe máy có những đặc điểm gì?
?. Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thường làm mát bằng không khí mà ít làm mát bằng nước?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
?. Hãy nêu cách bố trí động cơ mà em biết?.
?. Bố trí động cơ ở giữa xe có những ưu, nhược điểm gì?
?. Bố trí động cơ lệch về đuôi xe có những ưu, nhược điểm gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
	- Hoạt động cá nhân và nhóm trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Nêu sơ đồ ứng dụng ĐCĐT dùng cho xe máy.
Câu 2: Nêu các đặc điểm bộ phận truyền lực.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_18_dong_co_dot_trong_dung_cho_o.docx