Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 6: Bản vẽ xây dựng

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 6: Bản vẽ xây dựng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiệu được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.

- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ xây dựng.

b. Kĩ năng:

- Đọc được các bản vẽ xây dựng đơn giản.

 c. Thái độ:

- Hứng thú học tập.

- Có tác phong của nhà khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ xây dựng.

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ xây dựng.

- Năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tranh vẽ hình 11.1a, 11.2 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học

 

docx 3 trang lexuan 8761
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 6: Bản vẽ xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2019
Tiết: 13,14,15
 CHỦ ĐỀ 6: BẢN VẼ XÂY DỰNG 
 (Số tiết: 3)
* Giới thiệu chung chủ đề: 
Chủ đề bản vẽ xây dựng gồm hai nội dung chính:
1. Nội dung 1: là khái niệm bản vẽ xây dựng và các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
2. Nội dung 2: Là bản vẽ mặt bằng tổng thể, cách đọc bản vẽ nhà.
* Thời lượng dự kiến: 3 tiết
+ Tiết 1: Khái niệm bản vẽ xây dựng, bản vẽ mặt bằng
+ Tiết 2: các hình biểu diễn ngôi nhà (Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt)
+ Tiết 3:Thực hành đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ mặt bằng.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiệu được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ xây dựng.
b. Kĩ năng: 
- Đọc được các bản vẽ xây dựng đơn giản..
 c. Thái độ: 
- Hứng thú học tập.
- Có tác phong của nhà khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ xây dựng.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ xây dựng.
- Năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tranh vẽ hình 11.1a, 11.2 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới "Bản vẽ xây dựng"
 Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Để xây dựng một công trình xây dựng như trường học, nhà cửa thì chúng ta cần phải có bản vẽ xây . Như vậy trong bản vẽ xây dựng gồm những bản vẽ nào, nội dung các bản vẽ đó như thế nào? 
- Hs nghe giáo viên gợi ý. 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Biết về bản vẽ xây dựng, tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể, tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà 
* Nội dung 1: Hình thành kiến thức về bản vẽ xây dựng, tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể, tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà 
- GV yêu cầu hs đọc sách giáo khoa phần I,II sgk và phát cho mỗi nhóm học sinh phiếu học tập và yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Em hãy cho biết nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà?
 + Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một công trình xây dựng được thể hiện dựa trên hình chiếu nào?
+ Em hãy nêu tác dụng của mặt bằng tổng thể?
 * Dự kiến sản phẩm: HS nêu kết quả của nhóm
Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng.
I. Khái niệm chung 
 Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng
 Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, câu tạo của ngôi nhà.
 Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễ
Biết được khái niệm công dụng và đọc được các hình biểu diễn của ngôi nhà
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về các hình biểu diễn ngôi nhà và cách đọc bản vẽ nhà
- GV giao cho HS thảo luận nhóm trả lời các nội dung sau:
1. Khái niệm và công dụng về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
2. Đọc mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt của ngôi nhà
3. Để biểu diễn một vật thể được biểu diễn bằng những hình biểu diễn nào?
Vậy mặt bằng tầng 1và 2 dùng để làm gì?
+ Em hãy nêu sự khác biệt giữa bản vẽ nhà H 11.2 c,d với bản vẽ cơ khí ?
* Dự kiến sản phẩm: HS nêu kết quả của nhóm
Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng.
1. Mặt bằng
 KN: mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mp đi ngang qua cửa sổ.
2. Mặt đứng
KN: mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mp thẳng đứng
3. Hình cắt: Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với mặt đứng của ngôi nhà.
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
Biết cách đọc bản vẽ và các bước tiến hành
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về cách đọc bản vẽ xây dựng 
- GV yêu cầu hs đọc sách giáo khoa phần III sgk và phát cho mỗi nhóm học sinh phiếu học tập và yêu cầu trả lời câu hỏi:
- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể?
- Đọc bản vẽ mặt bằng ngôi nhà?
- Hướng dẫn học sinh đọc sgk và kết hợp hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi học sinh.
* Đánh giá kết quả:
 Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh hệ thống hóa kiến thức về bản vẽ xây dưng
- Học sinh làm việc theo nhóm, tóm tắt kiến thức về vẽ xây dựng
* Dự kiến sản phẩm: 
- Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
* Đánh giá kết quả:
- Gv theo giỏi cá nhân và các Gv có thể tổ chức cho hs đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động 
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh tìm hiểu thêm về bản vẽ xây dựng.
- GV cho hs thảo luận và trả lời câu hỏi: Vẽ mặt bằng ngôi nhà của em đang ở ?
- Yêu cầu hs làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Sản phẩm hoạt động nhóm
* Đánh giá kết quả:
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: nêu khái niệm bản vẽ xây dựng?
Câu 2: Công dụng bản vẽ mặt bằng tổng thể?
Câu 3: Nêu khái niệm, công dụng, mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 3: So sánh giữa mặt bằng tổng thể và mặt bằng của ngôi nhà có điểm nào khác nhau?
Mức độ vận dụng:
Câu 4: Lập bản vẽ mặt bằng tổng thể của ngôi trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc hoặc ngôi trường mà em đang học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_6_ban_ve_xay_dung.docx