Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 25 - Chủ đề 10: Ôn tập chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 25 - Chủ đề 10: Ôn tập chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

* Giới thiệu chung chủ đề:

Chủ đề ôn tập gồm 4 nội dung chính:

1. Nội dung 1: Hệ thống hóa phần vật liệu cơ khí.

2. Nội dung 2: Hệ thống hóa phần công nghệ chế tạo phôi và công nghệ cắt gọt kim loại.

3. Nội dung 3: Hệ thống hóa phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

2. Nội dung 4: Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc trắc nghiệm phần vật liệu cơ khi và công nghệ chế tạo phôi.

* Thời lượng dự kiến: 1 tiết

- Hệ thống hóa phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi,công nghệ cắt gọt kim loại, tự động hóa trong chế tạo cơ khí (30')

- Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc trắc nghiệm phần vật liệu cơ khi và công nghệ chế tạo phôi. (15')

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.

- Biết được một số phương pháp chế tạo phôi.

- Biết được công nghệ cắt gọt kim loại.

- Biết được tự động hóa trong chế tạo cơ khí

b. Kĩ năng:

- Phân biệt được một số vật liệu cơ khí phổ biến.

- Phân biệt được các phương pháp chế tạo phôi.

- Phân biệt đươc phôi và phoi.

 c. Thái độ:

- Biết ứng dụng một số tính chất của vật liệu cơ khí từ đó lựa chọn vật liệu, các phương pháp chế tạo, cắt gọt vào thực tế cho hợp lý

- Ứng dụng tự động hóa chế tạo cơ khí vào thực tế cuộc sống.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua nhận biết các loại vật liệu cơ khí và các phương pháp gia công.

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí, ô nhiễm môi trường và cách khắc phục để phát triển bền vững

- Năng lực hợp tác nhóm.

 

docx 3 trang lexuan 7462
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 25 - Chủ đề 10: Ôn tập chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2020
Tiết: 25 CHỦ ĐỀ 10: ÔN TẬP PHẦN 2 CHẾ TẠO CƠ KHÍ
(1 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề ôn tập gồm 4 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Hệ thống hóa phần vật liệu cơ khí.
2. Nội dung 2: Hệ thống hóa phần công nghệ chế tạo phôi và công nghệ cắt gọt kim loại.
3. Nội dung 3: Hệ thống hóa phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí.
2. Nội dung 4: Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc trắc nghiệm phần vật liệu cơ khi và công nghệ chế tạo phôi. 
* Thời lượng dự kiến: 1 tiết
- Hệ thống hóa phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi,công nghệ cắt gọt kim loại, tự động hóa trong chế tạo cơ khí (30')
- Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc trắc nghiệm phần vật liệu cơ khi và công nghệ chế tạo phôi. (15')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
- Biết được một số phương pháp chế tạo phôi.
- Biết được công nghệ cắt gọt kim loại.
- Biết được tự động hóa trong chế tạo cơ khí
b. Kĩ năng: 
- Phân biệt được một số vật liệu cơ khí phổ biến.
- Phân biệt được các phương pháp chế tạo phôi.
- Phân biệt đươc phôi và phoi.
 c. Thái độ: 
- Biết ứng dụng một số tính chất của vật liệu cơ khí từ đó lựa chọn vật liệu, các phương pháp chế tạo, cắt gọt vào thực tế cho hợp lý
- Ứng dụng tự động hóa chế tạo cơ khí vào thực tế cuộc sống. 
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua nhận biết các loại vật liệu cơ khí và các phương pháp gia công.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí, ô nhiễm môi trường và cách khắc phục để phát triển bền vững
- Năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
 - Một số loại dao sử dụng trong cơ khí.
- Phóng tô hình 17.3, 17.4, 19.3
2. Học sinh: - Chuẩn bị ôn tập nội dung các bài dã học trong phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
 Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời các nội dung chính đã học trong phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
- HS thảo luận nhóm đại diện trình bày
* Dự kiến sản phẩm: 
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Ôn tập kiến thức đã học 
* Nội dung : Hệ thống kiến thức về vẽ kỹ thuật 
* Hướng dẫn học sinh đọc sgk và kết hợp hoạt động nhóm để hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ hình tư duy:
- Nhóm 1: Trình bày phần các vật liệu cơ khí và các tính chất của chúng.
- Nhóm 2: Trình bày phần công nghệ chế tạo phôi
- Nhóm 3: Trình bày phần công nghệ cắt gọt kim loại
- Nhóm 4: Trình bày phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí
- Nhóm 5: Trình bày phần ô nhiễm môi trường trong sản xuất và các biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất.
 * Dự kiến sản phẩm:
 HS nêu kết quả của nhóm (hình 14.1)
Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng.
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh trả lời được các câu hỏi 
- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi trong phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS nhận biết các vật liệu để chế tạo các dụng cụ gia đình, các phương pháp gia công để tạo nên các chi tiết máy.
yêu cầu HS làm viêc ở nhà nhận biết các vật liệu và các phương pháp chế tạo nên các chi tiết máy các dụng cụ gia đình
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả lập bản vẽ của cá nhân 
* Đánh giá kết quả:
HS tự trao đổi đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết: 
Câu 1: Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
Câu 2: Nêu các chuyển động khi tiện, bào.
Câu 3 : Trình bày bản chất ưu nhược điểm của phương pháp ché tạo phôi bằng phương pháp đúc, rèn, hàn.
Câu 4: Nêu khái niệm máy tự động? Các loại máy tự động?
	2. Thông hiểu:
Câu 5: Hãy kể tên các khả năng gia công của tiện?
Câu 6: Máy tự động, dây chuyền tự động đem lại lợi ích gì cho con người?
3. Vận dụng thấp:
Câu 7: Nêu tính chất và công dụng của vật liệu Compôzit dùng trong ngành cơ khí.
Câu 8: Hãy giải thích tại sao dao cắt thường có cấu tạo hai phần và có vật liệu khác nhau.
4. Vận dụng cao:
Câu 9: Nêu dây chuyền sản xuất gạch ngói hoặc dây chuyền sản xuất sản phảm cơ khí nào đó ở địa phương em?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_tiet_25_chu_de_10_on_tap_chuong_3_vat_l.docx