Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 52+53: Động cơ đốt trong dùng trong xe máy - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 52+53: Động cơ đốt trong dùng trong xe máy - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I, Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:

- Đặc điểm và cách bố trí của động cơ đốt trong dùng cho xe máy. Đặc điểm hệ thống truyền lực trên xe máy.

2, Kĩ năng Nhận biết được các bộ phận của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.

II. Chuẩn bị bài dạy:

1, Chuẩn bị nội dung:

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 34 SGK. Tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan tới xe máy như: sửa chữa xe máy, nghề xe máy Soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

HS: đọc trước nội dung bài 34 SGK, quan sát xe máy tạigia đình.

2, Phương Pháp.Phương pháp hỏi - đáp, nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:Hệ thống truyền lực dùng cho ôtô cấu tạo gồm những bộ phận nảo?.

 - Nêu nhiệm vụ của li hợp, hộp số truyền lực các đăng, truyền lực chính và vi sai?.

3. Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu và ĐCĐT dùng cho ôtô. Vậy ĐCĐT dùng cho xe máy có gì khác với ĐCĐT dùng cho ô tô? Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên xe máy như thế nào? Đặc điểm của hệ thống truyền lực như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi  trên chung ta đi vào tìm hiểu bài 34 “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy ”.

 

doc 4 trang huemn72 6540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 52+53: Động cơ đốt trong dùng trong xe máy - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36:(Từ ngày 21/5- 26/5/2018)
Tiết thứ: 52, 53
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG TRONG XE MÁY
I, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:
- Đặc điểm và cách bố trí của động cơ đốt trong dùng cho xe máy. Đặc điểm hệ thống truyền lực trên xe máy.
2, Kĩ năng Nhận biết được các bộ phận của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1, Chuẩn bị nội dung:
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 34 SGK. Tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan tới xe máy như: sửa chữa xe máy, nghề xe máy Soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
HS: đọc trước nội dung bài 34 SGK, quan sát xe máy tạigia đình.
2, Phương Pháp.Phương pháp hỏi - đáp, nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:Hệ thống truyền lực dùng cho ôtô cấu tạo gồm những bộ phận nảo?.
	- Nêu nhiệm vụ của li hợp, hộp số truyền lực các đăng, truyền lực chính và vi sai?.
3. Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu và ĐCĐT dùng cho ôtô. Vậy ĐCĐT dùng cho xe máy có gì khác với ĐCĐT dùng cho ô tô? Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên xe máy như thế nào? Đặc điểm của hệ thống truyền lực như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi à trên chung ta đi vào tìm hiểu bài 34 “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy ”.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK và liên hệ thực tế. GV đặt câu hỏi:
- Hãy kể tên các loại xe máy mà em biết?
- Động cơ dùng cho xe máy là động cơ xăng hay điejen, là động cơ mấy kì, vì sao lại sử dụng loại đó?.
- Động cơ đốt trong dùng cho xe máy thường làm mát bằng gì? Vì sao?.
- Công suất và số lượng xi lanh của động cơ dùng cho xe máy như thế nào?.
- Hệ thống truyền lực được bố trí như thế nào?.
GV: Tóm lại động cơ dùng cho xe máy rất đa dạng và phong phú xong chúng có những đặc điểm sau:
?. Liên hệ thực tế em hãy chobiết động cơ xe máy thường được đặt ở đâu?.
?. Động cơ đặt ở giữa xe thường sử dụng ở loại xe nào?.
?. Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên?.
?. Động cơ đặt lệch về đuôi xe thường sử dụng ở loại xe nào?
?. Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên?.
? Liên hệ thực tế và kiến thức đã học em hãy cho biết hệ thống truyền lực trên xe máy có gì khác trên ô tô?.
?. Em hãy nêu nhiệm vụ của các bộ phận của hệ thống truyền lực trên xe máy?.
GV yêu cấu học sinh quan sát hình 34.1; 34.2; 34.4 và liên hệ thực tế và đặt câu hỏi.
?. Em hãy cho biết đặc điểm bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên xe máy?.
- HS: liên hệ thực tế trả lời.
- Là động cơ xăng, 02 kì hoắc 04 kì.
- Làm mát bằng nước.
- Động cơ có công suất nhỏ, có 01 hoặc 02 xi lanh.
- HS đọc SGK trả lời
- HS nghe giáo viên giảng
- HS liên hệ thực tế để trả lời
- HS: liên hệ thực tế để trả lời
+ Làm mát tốt
+ Kết cấu phức tạp
HS: liên hệ thực tế 
Động cơ
Li hợp
Hộp số
Xích hoặc cắc đăng
Bánh xe chủ động
để trả lời.
+ Làm mát động cơ không tốt
+ Kết cấu gọn
- HS: liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức và vận dụng kiến thức bài 33 SGK để trả lời.
- HS: dựa vào kiến thức ở bài 33 để trả lời.
- HS: quan sát hình trong SGK và liên hệ với thực tế.
- HS: liên hệ thực tế kết hợp với đọc SGK để trả lời.
I/ Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dùng cho xe máy:
1. Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy:
- Là động cơ xăng 02 kì hoặc 04 lì cao tốc.
- Có công suất nhỏ
- Li hợp, hộp số, động cơ thướng bố trí trong một vỏ chung.
- Làm mát bằng không khí
- Số lượng xi lanh ít.
2. Bố trí động cơ có trên xe:
a) Động cơ đặt ở giữa xe:
- ưu điểm:
+ Phân bố khối lượng đều trên xe, động cơ được làm mát tốt.
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, ảnh hưởng nhiệt của động cơ đên người lái.
b) Động cơ đặt lệch về đuôi xe:
-ưu điểm: 
+ Hệ thống truyền lực gọn, nhiệt thải ít ảnh hưởng đến người lái.
- Nhược điểm:
+ Khối lượng phấn bố không đều, làm mát động cơ không tốt.
II/ Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy:
* Sơ đồ truyền mômen:
* Đặc điểm:
- Động cơ, li hợp, hộp số được bố trí trong một vỏ (vỏ máy).
- Hộp số thường có 3-4 cấp, không có số lùi.
- Động cơ đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh sau chủ động bằng xích.
- Động cơ đặt lệch về sau xe thì truyền lực đến bánh xe chủ động bằng trục các đăng.
IV/ Tổng kết:Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung sau:
- Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
- Đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho xe máy.
V/ Dặn dò: Các em về học bài cũ và đọc trước bài 35 SGK.
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
I, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được:
 Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy nông nghiệp.
2, Kĩ năng 
 Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy nông nghiệp.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1, Chuẩn bị nội dung:
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 36 SGK 
- Tìm hiểu các tài liệu và sách tham khảo có liên quan tới nội dung bài dạy.
- Soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
HS: đọc trước nội dung bài 36 SGK để tìm hiểu nội dung các bài học.
2, Phương Pháp.
Sử dụng pp dạy học nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại, diễn giảng. Pp dạy học tích cực, thảo luận theo nhóm.
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2 Kiểm tra bài cũ:
- Hãy so sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ có gì giống và khác so với hệ thống truyền lực trên ô tô?
	( GV gọi hoc sinh lên bảng trả lời à đánh giá, nhận xét và cho điểm).	
3. Đặt vấn đề:
	Chúng ta đã biết ĐCĐT được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ Ngoài ra ĐCĐT còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp như : máy cày, máy kéo, máy công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Để hiểu rõ ứng dụng của ĐCĐT cho các máy nông nghiệp như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài 36.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 36.1 SGK.
- Hãy cho biết tên các máy nông nghiệp và công dụng của chúng trong nông nghiệp?.
- Liên hệ thực tế?
? Quan sát hình 36.1 SGK liên hệ thực tế cho biết mýa nông nghiệp thường làm việc trong điều kiện nào?.
?. Động cơ dùng cho máy nông nghiệp là loại động cơ gì?
?. Vì sao lại dùng động cơ điezen mà không dùng động xăng?
Hãy nêu những đặc điểm của động cơ đốt trong dug cho máy nông nghiệp?
GV gợi ý: công suất, tốc đổ?, các hệ thống ?
- Vì sao hệ số dư công suất phải lớn?
- Bánh, xích chủ động?.
* Dựa vào hình 36.1 và liên hệ thực tế GV giới thiệu.
- Máy canh tác 36.1a, b; máy thu hoạch 36.1c; máy vận chuyển 36.1d trong SGK nêu ưu điểm của máy kéo có thể dùng cày, bừa, vận chuyển kéo mooc để vận chuyển.
=> Máy kéo có thể lắp thêm các thiết bị, các dụng cụ canh tác khác nhau để thực hiện các tính năng khác nhau?.
Hãy nêu nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp?.
- Để máy công tác làm việc được cần có điều kiện gì?
- Để thay đổi mômen cần hệ thống nào?
Quan sát hình 36.2 hãy cho biết các bộ phận chính của hệ thống truyền lực máy kéo bánh hơi?.
?. Trên cơ sở hệ thống truyền lực trên ô tô hãy nêu quá trình truyền lực trên máy kéo bánh hơi?.
- Vì sao phải bố trí hai bánh xe chủ động? Truyền lực cuối cùng và hộp số phân phối?.
(à vì vậy thay bánh lồng để cày ruộng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam).
- Nêu các bộ phận chính trên hệ thống truyền lực của máy kéo bánh xích?.
- Em hãy mô tả quá trình truyền lực từ động cơ tới bánh sau chủ động, xích?.
- Máy kéo có bánh xích quay vòng như thế nào?
- Nêu đặc điểm làm việc của máy kéo bánh xích?
(GV do điều kiện làm việc mà cấu tạo phải phù hợp).
- HS: quan sát hình 36.1 và liên hệ thực tế để trả lời.
- lầy lội, trơn trợt, mức cản lớn, đi lại khó khăn.
- Động cơ điezen
- HS: trả lời
- HS: đọc SGK trả lời
- Liên hệ điều kiện làm viêùc
- HS: lắờng nghe và ghi lại lời giảng của giáo viên.
- HS trả lời
- Hệ thống truyền lực
- HS quan sát hình và nêu các bộ phận chính.
- HS quan sát hình 36.2 và liện hệ bài 33 trả lời.
- Máy kéo làm việc, chuyển động tốc độ thấp, lầy lội à dễ qúa tải, trơn trợt, nhiều chức năng.
- HS quan sát hình 36.3 SGK và đọc sách để trả lời.
- HS đọc SGK
- Cơ cấu quay vòng
I/ Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp:
1. Công dụng: Dùng cho các máy như: máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt, đập liên hợp 
2. Đặc điểm:
- Động cơ điezen
- Công suất không lớn, tốc độ trung bình.
- Làm mát bằng nước
- Khởi động bằng tay hoặc dùng động cơ phụ.
- Hệ số dư công suất lớn.
- Bánh, xích là bánh chủ động.
II/ Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp:
1. Nguyên tắc:
A. Hệ thống truyền lực trên của máy kéo bánh hơi:
1. Các bộ phận chính: (SGK)
2. Nguyên tắc làm việc:
3. Đặc điểm riêng của máy kéo: 
- Tỷ số truyền mômen từ đọng cơ tới bánh xe chủ động lớn.
- Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
- Phân phối mômen đến bánh xe chủ động có thể trực tiếp từ hợp số chính hoặc qua hợp số phân phối.
- Có trục trích công suất.
B. Hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích:
1. Các bộ phận chính: (SGK)
2. Nguyên tắc làm việc:
3. Đặc điểm riêng:
- Quay vòng à giảm tốc độ lăn của một trong hai bánh xích máy kéo sẽ quay vòng về phía đai xích đè.
- Quay vòng tại chỗ: nếu chênh lệch tốc độ của hai đai xích càng lớn thì góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tại chỗ khi có một giải xích đứng yên.
- Mômen quay rất lớn.
=? Cơ cấu quay vòng giúp thay đổi hướng chuyển động của máy kéo.
IV/ Tổng kết: Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung sau:
	- Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp.
	- Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.
	- Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích.
	- GV nhận xét thái độ, ý thức, tinh thần học tập của học sinh.
V/ Dặn dò: Các em về đọc thêm các bài còn lại và nghiên cứu SGK CN 12
 Ngày 20 tháng 5 năm 2018
Ký duyệt tuần 36
Nguyễn Văn Linh
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_5253_dong_co_dot_trong_dung_tr.doc