Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh - Lê Thị Lan Tường

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh - Lê Thị Lan Tường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh ở nước ta.

 - Phân tích được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.

 - Vận dụng chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước sao cho phù hợp với thời đại hiện nay.

 2. Về kỹ năng:

 - Có khả năng nhận xét, đánh giá một số vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh.

 - Thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân.

 - Tổ chức được những buổi sinh hoạt lớp/ đoàn hội về vấn đề quốc phòng và an ninh dưới thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

 3. Về thái độ:

 - Quan tâm đến chính sách quốc phòng và an ninh của đất nước.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện góp phần vào nền quốc phòng và an ninh nước nhà vững mạnh.

 - Tin tưởng, ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước, sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

 - Đấu tranh, phê phán đối với những hành vi đi ngược lại với chính sách quốc phòng và an ninh.

 

docx 10 trang Đoàn Hưng Thịnh 7410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh - Lê Thị Lan Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
GIÁO ÁN LỚP 11
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÀI 14
CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
GVHD: ThS. Mai Thu Trang
 SVTH: Lê Thị Lan Tường
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2019
Phần hai
CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
BÀI 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH (1Tiết)
---*---
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Nêu được vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh ở nước ta.
 - Phân tích được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.
 - Vận dụng chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước sao cho phù hợp với thời đại hiện nay.
 2. Về kỹ năng:
 - Có khả năng nhận xét, đánh giá một số vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh.
 - Thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Tổ chức được những buổi sinh hoạt lớp/ đoàn hội về vấn đề quốc phòng và an ninh dưới thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
 3. Về thái độ:
 - Quan tâm đến chính sách quốc phòng và an ninh của đất nước.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện góp phần vào nền quốc phòng và an ninh nước nhà vững mạnh. 
 - Tin tưởng, ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước, sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
 - Đấu tranh, phê phán đối với những hành vi đi ngược lại với chính sách quốc phòng và an ninh.
II. NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp trực quan sinh động.
Kỹ thuật “khăn trải bàn”
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng đen, phấn
Giấy A3, các dụng cụ trò chơi
Hình ảnh liên quan đến bài học
SGK GDCD 11.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
 1. Hoạt động khởi động
 * Mục tiêu:
- Kích thích HS khả năng tư duy và phân tích của học sinh, giúp học sinh có hứng thú trước khi vào bài mới.
 * Phương thức tổ chức hoạt động: 
- Hoạt động nhóm
- GV định hướng cho HS: Các em sẽ có hai đội A và B lần lượt thảo luận những từ ngữ liên quan đến quốc phòng và an ninh. Mỗi đội cử 5 em xếp hàng viết lên bảng.
- GV nêu câu hỏi: 
1) Các em có suy nghĩ gì về quốc phòng và an ninh?
2) Nhờ đâu mà ta có một quê hương tươi đẹp như ngày hôm nay? 
 * Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- Các từ ngữ liên quan đến quốc phòng và an ninh được nêu lên bảng, rèn luyện kĩ năng phân tích của các em.
- Học sinh cảm thấy thoải mái trước khi vào bài học mới.
GV kết luận:
 Cả lớp đều đã hoàn thành, các em đều thảo luận cùng nhau. Các em có bước đầu nhận thức về quốc phòng và an ninh. Từ đó nhận thấy được công lao to lớn của người xưa trong quá trình dựng và giữ nước. Biết tầm quan trọng của quốc phòng và an ninh. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh là gì? Chúng ta phải làm thế nào để tăng cường quốc phòng và an ninh trong điều kiện mới? Thì Cô và các em cùng tìm hiểu bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
10 
phút
Hoạt động 1: Nghiên cứu cá nhân và thảo luận nhóm
* Mục tiêu:
- Để học sinh biết được quốc phòng và an ninh là gì.
- Giúp học sinh hiểu được vai trò của quốc phòng và an ninh trong tình hình hiện nay.
- Phát triển năng lực tư duy, giao tiếp của học sinh.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm học sinh trả lời vào giấy của nhóm mình quốc phòng và an ninh là gì. Vai trò của quốc phòng và an ninh trước đây và hiện nay.
- Các cá nhân, nhóm trình bày ý kiến vào giấy
- Đứng thuyết trình về phần trả lời câu hỏi của nhóm đã thảo luận.
* Sản phẩm mong đợi: 
- Thu được một loạt câu trả lời từ 2 đội về quốc phòng và an ninh là gì, vai trò của nó trong từng giai đoạn... củng cố kiến thức về xã hội và lịch sử của học sinh. 
- Khả năng tư duy và tinh thần cộng tác của các thành viên trong nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận quốc phòng và an ninh , vai trò quốc phòng an ninh trước đây và hiện nay. Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây mỗi đội cử một thành viên của mình lên trình bày nội dung đã thảo luận, khái niệm quốc phòng và an ninh. Vai trò của nó trong từng thời kì.
? Em suy nghĩ tầm quan trọng của quốc phòng và an ninh trong tình hình hiện nay?
- HS trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét, bổ sung( nếu có), kết luận.
1. Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh:
a. Vai trò của quốc phòng và an ninh:
 Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
10 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
* Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu được nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hình hiện nay. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
- Sử dụng phương pháp trực quan cho HS xem hình về một số hình ảnh đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
- Sử dụng phương pháp đàm thoại để hỏi học sinh.
* Sản phẩm mong đợi: 
- Sự liên hệ của học sinh giữa hình đối với nội dung nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh của nước ta trong tình hình hiện nay.
- GV cho học sinh xem những hình ảnh công dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Qua đó giúp học sinh có thêm cho mình những kiến thức cũng như rèn luyện bản thân mình góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
GV đưa ra một số câu hỏi cho HS thảo luận lớp:
? Hãy kể tên những hành động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh mà em biết.
? Theo em nhiệm vụ quốc phòng và an ninh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không? Vì sao?
- HS: thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Sau đó bất kì một học sinh trình bày quan điểm của bản thân, các bạn còn lại tranh luận cho ý kiến.
- GV: Nhận xét, hướng dẫn và kết luận.
b. Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng.
- Duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
- Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.
- Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ. 
 *Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
15 phút
Hoạt động 3: Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết những phương hướng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cá nhân, những phương hướng tăng cường quốc phòng và an ninh mà em biết
- Các cá nhân phát biểu ý kiến.
* Sản phẩm mong đợi:
- Thu được nhiều câu trả lời từ các em HS về phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh.
- Tinh thần phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học
- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời:
? Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh?
? Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh là như thế nào?
Học sinh suy nghĩ trong 5 phút sau đó GV sẽ gọi các em đứng dậy trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề được đặt ra.
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, bổ sung ( nếu có) và kết luận.
2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Kết hợp quốc phòng với an ninh
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh
10 phút
Hoạt động 4: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
* Mục tiêu: 
 - Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh.
 - Bản thân học sinh biết cần làm gì để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh thật tốt và đúng đắn.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động nhóm: tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
* Sản phẩm mong đợi:
- Thu được các câu trả lời từ 4 nhóm về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
 - Tinh thần cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm một tờ A3, quy định thời gian là 2 phút.	
? Các nhóm hãy nêu nội dung cơ bản về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
Học sinh thảo luận các nội dung trên, sau đó:
- Đại diện nhóm lên trình bày.	
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đặt câu hỏi cho nhóm phụ trách nội dung tìm hiểu.
GV: Nhận xét, kết luận.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và NHà nước.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh tại nơi cư trú.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố kiến thức về chính sách quốc phòng và an ninh.
 Rèn luyện năng lực tự học, phân tích.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
 Cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Nền quốc phòng và an ninh nước ta là
A. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
B. Nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
C. Nền quốc phòng và an ninh nhân dân
D. Nền quốc phòng khu vực
Đáp án: A
Câu 2: Lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc là
A. Đảng và Nhà nước
B. Toàn dân
C. Đảng, Nhà nước và nhân dân
D. Quân đội nhân dân, công an nhân dân
Đáp án: D
Câu 3: Kết hợp quốc phòng với an ninh, đó là kết hợp sức mạnh của
A. Lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh
B. Lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
C. Lực lượng quốc phòng an ninh
D. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân
Đáp án: A
Câu 4: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của
A. Công an nhân dân
B. Quân đội nhân dân
C. Toàn dân
D. Công dân
Đáp án: C
Câu 5: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách?
A. Dân số
B. Văn hóa
C. Quốc phòng và an ninh
D. Đối ngoại
Đáp án: C
Câu 6: nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?
A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc
B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị
D. Sức mạnh của quân sự
Đáp án: A
* Kết quả mong đợi:
Học sinh có khả năng trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm với nội dung kiến thức cơ bản ứng với nội dung bài học.
4. Hoạt động vận dụng:
 * Mục tiêu: 
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát triển bản thân.
 * Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV cho HS làm bài tập tình huống:
Không muốn con trai mình thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Q đã cấm con không được đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thậm chí, ông còn tìm cách cho con trốn khỏi địa phương để ngăn cản các cơ quan có thẩm quyền gặp được con mình. Xin hỏi: Hành vi của ông Q là đúng hay sai? Vì sao?
 Nếu em là con trai ông Q em sẽ giải quyết như thế nào?
T có thành tích học tập rất tốt. Sau khi T tốt nghiệp trung học phổ thông, T muốn đăng ký đi nghĩa vụ quân sự với mong muốn bảo vệ quê hương, đất nước. Song, nhiều bạn bè cho rằng, T làm vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học- kĩ thuật hiện đại mới phù hợp.
 Nếu là T, em sẽ làm gì?
 * Kết quả mong đợi:
Quan điểm của học sinh về xử lí các tình huống trên, có thái độ đúng đắn và hành động tích cực.
5. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
Giúp học sinh mở rộng được kiến thức của bản thân.
* Phương thức hoạt động:
GV yêu cầu hoc sinh:
- Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh? Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân mình đối với chính sách quốc phòng và an ninh?
- Em hãy sưu tầm những tấm gương, bài viết, bài báo về thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh.
* Sản phẩm mong đợi:
- Là sự hiểu biết vận dụng của học sinh về chính sách quốc phòng và an ninh.
- Sản phẩm là những tấm gương, hành động, bài viết về thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_bai_14_chinh_sach_quoc_phon.docx