Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 4, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 4, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thong tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

b. Về kĩ năng

- Biết phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa

- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hang hóa ở địa phương.

c. Về thái độ

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.

2. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:

- KN tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương

- KN giải quyết vấn đề trong tình huống về hàng hóa

- KN hợp tác tìm hiểu sự lưu thông của tiền vàng, tiền giấy

- KN tư duy phân tích, so sánh trong việc phân biệt được giá trị với giá cả của thị trường

II. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện.

1. Giáo viên

- SGK GDCD lớp 11. SGV GDCD lớp 11

- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD

- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT

- Tranh ảnh liên quan đến sản xuất của cải vật chất.

- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học

- Máy chiếu (nếu có)

 

docx 5 trang huemn72 9850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 4, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 04
Tuần: 04
Bài 2 – Tiết 4: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG 
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được
Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thong tiền tệ.
- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
b. Về kĩ năng
- Biết phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa
- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hang hóa ở địa phương.
c. Về thái độ
Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.
2. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
KN tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương
KN giải quyết vấn đề trong tình huống về hàng hóa 
KN hợp tác tìm hiểu sự lưu thông của tiền vàng, tiền giấy
KN tư duy phân tích, so sánh trong việc phân biệt được giá trị với giá cả của thị trường
II. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện.
1. Giáo viên
- SGK GDCD lớp 11. SGV GDCD lớp 11
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh ảnh liên quan đến sản xuất của cải vật chất.
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
- Máy chiếu (nếu có)
2.Học sinh
- SGK GDCD lớp 11
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
- Giấy khổ to, bút dạ, băng dính
III. Tổ chức hoạt động của HS
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài học.
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính của bài học
HĐ1 : chức năng và quy luật lưu thông của tiền tệ.
* Mục tiêu : 
- HS nêu được chức năng của tiền tệ. 
* Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi:
Em hãy chỉ ra vai trò của tiền tệ và các chức năng của tiền tệ mà em biết?
HS trả lời
GV nhận xét và chốt ý:
Tiền tệ là hàng hóa đặt biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán 
- Tiền tệ quốc tế
GV tổ chức thảo luận nhóm tìm hiểu các chức năng của tiền tệ. 
Nhóm 1: Chức năng thước đo giá trị của tiền được biểu hiện như thế nào? Vì sao tiền tệ có chức năng này?
Nhóm 2: Chức năng lưu thông hàng hóa của tiền đươc thể hiện như thế nào? Khi thực hiện chức năng này có nhất thiết phải là tiền vàng không?
Nhóm 3: Tại sao dùng tiền để làm phương cất trữ của cải? Khi tiền thực hiện chức năng này thường là loại tiền nào? Liên hệ với gia đình em hiện nay?
Nhóm 4: Khi nào thì tiền được làm chức năng phương tiện thanh toán? Nêu ví dụ để chứng minh.
Nhóm 5: chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi thế nào?
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm 1: 
- Dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.
Ví dụ: Sản xuất một mét vải hao phí lao động là 10 giờ (giá trị của nó là 10 giờ). Giá cả mỗi giờ lao động là 2.000 đồng. Vậy, giá cả 1 m vải là 20.000 đồng. 
- Giá trị và giá cả Cung và cầu
 = =
 > >
 < <
Giá cả được quyết định bởi các yếu tố:
giá trị hàng hóa
giá trị của tiền tệ
quan hệ cung – cầu
 Nếu các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.
Nhóm 2
- Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H - T – H. Trong đó: H – T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Tiền giấy ra đời, bản thân nó không có giá trị mà là sự quy ước của giá trị, là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong phạm vi quốc gia.
Nhóm 3
- Tiền đã rút khỏi lưu thông, được xem như của cải để cất trữ, khi cần thì đem ra mua hàng. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.
Nhóm 4
- Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng hóa 
Nhóm 5
- Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị (bằng vàng hoặc tiền tín dụng đựơc công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế). Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. Đây là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác. Ví dụ: tỉ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam và đô la Mỹ là 1 USD = 20.500 VNĐ.
GV nhận xét và chốt ý
Các chức năng tiền tệ liên quan mật thiết với nhau. Nó phản ánh trính độ phát triển của sản xuất hàng hóa và quá trình giải quyết mâu thuẫn của trao đổi hàng hóa diễn ra trong lịch sử.
Hiểu được nội dung quản lý của tiền tệ, công dân không nên giữ tiền mặt mà nên tích cực gửi tiền vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát vừa ích nước, lợi nhà.
2. Tiền tệ
 a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ (khuyến khích HS tự học)
 b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị:
+Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
Cụ thể: Biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định.
Phương tiện lưu thông:
+ Tiền có vai trò môi giới trong quá trình lưu thông hàng hóa.
- Phương tiện cất trữ:
Hàng hóa thiếu → cất trữ
Hàng hóa thừa → lưu thông
(Tiền tệ phải đầy đủ giá trị)
- Phương tiện thanh toán:
+ Dùng để thanh toán sau khi giao dịch.
+ Cách thanh toán: 
Tiền mặt, séc, chuyển khoản, ATM.
- Tiền tệ thế giới:
+ Vượt qua biên giới quốc gia phải dùng tiền tệ có chức năng thanh toán quốc tế.
3. Thực hành/luyện tập
- Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Chức năng của tiền tệ
 ®Thước đo giá trị 
 ®Phương tiện lưu thông 
 ®Phương tiện cất trữ
 ®Phương tiện thanh toán
 ®Tiền tệ thế giới. 
4. Vận dụng:
Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị mới trước khi đến lớp
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 4 tiết 4
Ký duyệt của BGH (PHT)
Ký duyệt của tổ trưởng
Ký duyệt
Lý Kim Khánh
Ký duyệt
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_4_bai_2_hang_hoa_tien.docx