Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước

Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước

 1. Kiểm tra bài cũ

 - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những nội dung gì?

 - Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

 3.Tiến trình bài học:

 Sau hơn 20 năm đổi mới (1986 đến nay), nước ta đã có một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước. Tình hình cung – cầu hàng hóa hiện nay nhiều, phong phú và đời sống nhân dân cao hơn so với thời kỳ trước năm 1986. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Phải chăng do nước ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy nền kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở kinh tế. Vậy, thành phần kinh tế là gì? Tại sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta lại phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?. Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước (2 tiết).

 

docx 11 trang lexuan 37050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung hoạt động thầy- trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
Nêu vấn đề làm rõ khái niệm và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.
Cách tiến hành:
Gv nêu câu hỏi: Hiện nay ở việt Nam có những hình thức sở hữu nào? Vấn đề này có kiên quan gì đến các thành phần kinh tế?
- Phải căn cứ vào hình thức sở hữu để phân biệt thành phần kinh tế.
Gv:Vậy tại sao chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần?
Theo Lê- Nin: “Trong thời kỳ quá độ lên CNXH bất cứ nước nào cũng có đặc điểm nền kinh tế nhiều thành phần.”
Hoạt động 2: 
Thảo luận nhóm: .
Cách tiến hành:
Gv: Chia 2 nhóm thảo luận: 
Nội dung: Ở nước ta hiện nay tồn tại những thành phần kinh tế nào, bản chất, hình thức sở hữu và vai trò của từng thành phần.
Kinh tế nhà nước.
Kinh tế tập thể.
Kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư bản nhà nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành phần KT
Hình thức sở hữu
Biểu hiện
Vai trò
1.Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.
- Kinh tế nhiều thành phần là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
- Tất yếu khách quan.
+ Do lực lượng sản xuất thấp kém, không đều nên có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất → có nhiều thành phần kinh tế.
+ Những thành phần kinh tế tàn dư: KT cá thể tiểu chủ, KH tư nhân vẫn còn những lợi ích nhất định đối với nền kinh tế.
+ Khai thác, phát huy mọi nguồn vốn để phát triển kinh tế.
+ Các thành phần kinh tế mới: KT nhà nước, KT tập thể cần tiếp tục được cũng cố và phát triển.
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta.
- Kinh tế nhà nước.
+ Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
+ Hình thức biểu hiện: Các doanh nghiệp nà nước, ngân sách quốc gia, quỹ dự trữ, ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm.
+Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt.
- Kinh tế tập thể.
+ Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
+ Hình thức hợp tác đa dạng.
+ Vai trò: Cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.
- Kinh tế tư nhân.
+ kinh tế cá thể tiểu chủ.
+ Kinh tế tư bản tư nhân.
+ Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
+ Hình thức sản xuất tư nhân và tư bản tư nhân.
+ vai trò: là động lực thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển.
- Kinh tế tư bản nhà nước.
+ Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản trong hoặc ngoài nước thông qua hợp tác liên doanh.
+ Hình thức: Các cơ sở liên kết, liên doanh giữa các nước với tư bả trong nước hoặc ngoài nước.
+ Vai trò: Thu hút vốn, công nghệ, thương hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu của nước ngoài về vốn 100%.
+ Hình thức: Xí nghiệp, công ty có vốn nước ngoài 100%.
+ Vai trò: Thu hút vốn, trình độ công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh va giải quyết thêm việc làm cho người lao động
c. Trách nhiệm công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Tham gia lao động sản xuất ở địa phương và vận động người thân trong gia đình đầu tư vốn cùng các nguồn lực khác vào qua trình sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề, mặt hàng mà pháp luật cho phép.
- Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp.
Bài 7
Tiết 12:	 THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
(2 tiết)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Học xong bài này, học sinh cần đạt được:	
1. Về kiến thức
	- Nêu được thế nào là thành phần kinh tế.
	- Nêu được sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
	- Biết được đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
	- Hiểu được vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
	2. Về kỹ năng
	- Phân biệt được các thành phần kinh tế ở địa phương.
	- Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
3. Về thái độ
	- Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.
	- Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của bản thân.
	- Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: SGK, SGVGiáo dục công dân 11.Chuẩn kiến thức,kĩ năng môn GDCD
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
	*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ( Sơ đồ về các thành phần kinh tế ), biểu bảng, 
2.Chuẩn bị của HS:
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ, biểu đồ
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
	1. Kiểm tra bài cũ 
	- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những nội dung gì?
	- Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
	3.Tiến trình bài học:	
	Sau hơn 20 năm đổi mới (1986 đến nay), nước ta đã có một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước. Tình hình cung – cầu hàng hóa hiện nay nhiều, phong phú và đời sống nhân dân cao hơn so với thời kỳ trước năm 1986. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Phải chăng do nước ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy nền kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở kinh tế. Vậy, thành phần kinh tế là gì? Tại sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta lại phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?... Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước (2 tiết).
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1: Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. 
-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi - đáp.
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân. 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính của bài học
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1
-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi - đáp.
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân. 
*Bước 1:
- Cho ví dụ về một thành phần kinh tế như kinh tế hộ gia đình và hỏi thành phần kinh tế là gì?
- Tại sao nói sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi – đáp, trực quan, sơ đồ. 
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân. 
 * Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế như thế nào ?
- Nội dung của kinh tế nhà nước : bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh, gồm cả những phần vốn của nhà nước đóng góp vào các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Nội dung của nó mạnh hơn, rộng hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước.
- Vai trò : giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế ; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
- Xu hướng vận động : trong những năm tới, kinh tế nhà nước tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực : kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích, đẩy mạnh và mở rộng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chuyển một số công ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có sự tham gia cổ phần của tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
* Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế như thế nào ?
- Nội dung : bao gồm những hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.
- Vai trò : kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
- Xu hướng vận động : tiếp tục tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng, từ thấp lên cao : tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã cổ phần.
* Kinh tế tư nhân là gì ?
- Nội dung : bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
- Vai trò : có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
- Xu hướng vận động : hiện nay, phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và đang có tiềm năng to lớn, vị trí quan trọng lâu dài. Còn đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại dưới các hình thức : doanh nghiệp tư bản tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
a) Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần
- Khái niệm thành phần kinh tế :
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta :
+ Do trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây; đồng thời xuất hiện thêm những thành phần kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Vì ở nước ta, lực lượng sản xuất phát triển còn thấp và ở nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta
- Kinh tế nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
- Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất 
- Kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm:
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1.Tổng kết
	- GV: Tại sao hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất lại là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
	Đáp án: Vì nó gắn với chủ sở hữu, quy định quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong hệ thống quan hệ sản xuất đối với mỗi thành phần kinh tế nhất định.
	- GV : Tại sao trong 5 thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo?
	Đáp án: Để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, để nó phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo quỹ đạo XHCN, chống lại xu hướng tự phát TBCN.
	4.2 Hướng dẫn học tập
	Các em về nhà xem trước phần còn lại của bài, trả lời các câu hỏi sau: 
	+ Tại sao Nhà nước lại phải quản lý kinh tế? (Nhóm 1) 
	+ Nội dung vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước? Tại sao Nhà nước lại có vai trò đó? (Nhóm 2,3) 
	+ Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước? (Nhóm 4)./. 
( tiết2)
3.Tiến trình bài học:
	Tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu tiết 1 của bài 7 (Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước) đã nắm vững được một số nội dung như : Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta . Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phần còn lại của bài	
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 2:Tìm hiểu đơn vị kiến thức 2: Tìm hiểu các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. (tiếp theo)
- Kinh tế tư bản nhà nước là gì ?	 
- Nội dung : bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài.
- Vai trò : thành phần kinh tế này có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Xu hướng vận động : hiện nay, thành phần kinh tế này đang có nhiều tiềm năng phát triển.
- Hiểu như thế nào là đúng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ?
- Nội dung : có quy mô vốn lớn, có trình độ quản lý hiện đại và trình độ công nghệ cao, đa dạng về đối tác.
- Vai trò : góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển.
- Xu hướng phát triển : phát triển theo hướng sản xuất kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ: dựa trên hình thức sở hữu nhỏ về TLSX và lao động của bản thân người lao động
- Kinh tế tư bản nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc nước ngoài.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.
 => Nhà nước chủ trương phát triển các thành phần kinh tế để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
*Hoạt động 3:Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
-GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi - đáp.
-Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xem sơ đồ trách nhiệm của công dân (bảng 1, SGV, tr. 94) và giảng giải. 
*Bước 2: Từ sơ đồ, GV đặt câu hỏi:
-GV:Mỗi công dân có tráh nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
- Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình; vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm.
- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1.Tổng kết
	- GV: Câu hỏi 1 (Bài 7, SGK, tr.65): Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về:
	a. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
	b. Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
	c. Quan hệ trong phân phối sản phẩm
	d. Tất cả các phương án trên
	- HS : Đáp án đúng là d.
	- GV : Câu hỏi 2 (Bài 8, SGK, tr.65): Theo em, với sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác so với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
	- HS : Đáp án: Trong nền kinh tế nhiều thành phần, việc tìm kiếm việc làm có nhiều cơ hội. Chúng ta có thể tham gia bất cứ thành phần kinh tế nào để có thu nhập chính đáng cho mình, cho gia đình và xã hội.
	4.2 Hướng dẫn học tập
	Các em về nhà học bài 7 (tiết 2), và tìm hiểu (qua sách tham khảo, mạng internet ) một số nội dung liên quan đến bài ngoại khóa tìm hiểu về tác hại của các chất ma túy và chất gây nghiện thường gặp:
	+ Ma túy là gì? Đặc điểm chung của ma túy?
	+ Các chất ma túy và chất gây nghiện thường gặp.
	+ Những tác hại chung của ma túy.	
	+ Tình hình lạm dụng ma túy, các chất gây nghiện và tội phạm ma túy ở nước ta./.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_11_bai_7_thuc_hien_nen_kinh_te_nhi.docx