Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các thành phần kinh tế

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các thành phần kinh tế

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm và tính tất yếu của CNH - HĐH.

- Học sinh nắm được tác dụng to lớn của CNH - HĐH ở nước ta.

2. Về kĩ năng

- Hiểu được tình hình và trình độ CNH - HĐH ở các nước và ở nước ta.

- hiểu được phải vận dụng kh,kt trong cuộc sống.

3. Về thái độ

- Nâng cao lòng tin vào đường lối CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước ta.

- Xác định đúng tinh thần, thái độ, trách nhiệm công dân

II. Các năng lực, phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh

1. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo khoa học công nghệ để áp dụng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lập kế hoạch và thực hiện phát triển bản thân

- Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội, Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt, đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn, tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

 -- Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân.

2. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trong học tập và làm việc một cách khoa học, hiệu quả.

- Sống có trách nhiệm với xã hội, đất nước sau này có tinh thần biết lựa chọn và áp dung khoa học kĩ thuật trong việc làm,cuộc sống

5. Nội dung tích hợp trong môn và tích hợp liên môn

Tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng

 

docx 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các thành phần kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm và tính tất yếu của CNH - HĐH.
- Học sinh nắm được tác dụng to lớn của CNH - HĐH ở nước ta.
2. Về kĩ năng
- Hiểu được tình hình và trình độ CNH - HĐH ở các nước và ở nước ta.
- hiểu được phải vận dụng kh,kt trong cuộc sống.
3. Về thái độ
- Nâng cao lòng tin vào đường lối CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước ta.
- Xác định đúng tinh thần, thái độ, trách nhiệm công dân
II. Các năng lực, phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
1. Năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo khoa học công nghệ để áp dụng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lập kế hoạch và thực hiện phát triển bản thân
- Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội, Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt, đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn, tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
 -- Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân.
2. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trong học tập và làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
- Sống có trách nhiệm với xã hội, đất nước sau này có tinh thần biết lựa chọn và áp dung khoa học kĩ thuật trong việc làm,cuộc sống
5. Nội dung tích hợp trong môn và tích hợp liên môn 
Tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, kể chuyện 
2. Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm (chia lớp làm 4 nhóm cố định suốt giờ học). Làm việc cá nhân học sinh nghiên cứu tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp là chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.
- Tài liệu tham khảo khác: 
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007.
+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .
2. Chuẩn bị của học sinh
- Dùng các dụng cụ học tập, bảng phụ, bút dạ, vở ghi .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: 
KHÁI NIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐAỊ HÓA,TÍNH TẤT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DUNG TO LỚN CỦA CNH, HĐH
1. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu:
 Giúp học sinh hiểu được sự công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta
b) Nội dung: 
- Học sinh sẽ quan sát một số hình ảnh nói về việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta trong đời sống xã hội và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra
c) Sản phẩm:
- Học sinh quan sát ảnh và chỉ ra được khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta là gì, tại sao công nghiệp hóa, phaỉ gắn với hiện đai hóa ở nước ta. 
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân biệt CNH – HĐH.
d) Tổ chức thực hiện:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh dưới đây. Giáo viên tổ chức thảo luận chung cả lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Cách tiến hành:
- Thực hiện nhiệm vụ: GV định hướng cho HS một số hình ảnh, HS quan sát và xác định hoạt động nào là CNH và hoạt động nào là HĐH
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai hình ảnh trên
- Có mấy cuôc cách mạng khoa hoc kỹ thuật trong lịch sử
- Nước ta CNH so với thế giới là sớm hay muộn. Từ đó giải thích tại sao nước ta phia CNH gna81n với hiện đại hóa
- HS trả lời câu hỏi của giáo viên
+ Từ hình ảnh các em đã được quan sát và thực tế trong đời sống hàng ngày hôm nay các em sẽ tìm hiểu thế nào là CNH – HĐH đất nước? Và tính tất yếu khách quan và tác dụng CNH – HĐH có tác dụng như thế nào?
+ Hình ảnh tại Sa Đéc khi các công ty, người nông dân, người sx,kd 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Thảo luận tìm hiểu khái niệm CNH – HĐH đất nước.
* Mục tiêu:HS nêu được thế nào là CNH – HĐH đất nước
- HS thấy được tác dụng to lớn của CNH – HĐH ở nước ta
- HS thấy được tính tất yếu nước ta phải tiến hành CNH – HĐH
- Nội dung: tìm hiểu, nắm kiến thức CNH, HĐH, hiểu tại sao nước ta CNH phải Gắn với HĐH.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân biệt CNH – HĐH.
* Sản phẩm: Hs nắm được khái niệm CNH, HĐH, hiểu sự gắn kết CNH gắn với HĐH
* Cách tiến hành:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem đoạn phóng sự về quá trình CNH – HĐH và quan sát các hình ảnh trên máy chiếu
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs cùng lắng nghe những nội dung giáo viên gợi ý và đưa ra các yêu cầu
- GV hỏi HS: Hãy phân biết nhận xét gì về đoạn phóng sự trên?
- Qua các hình ảnh trên hãy chỉ ra đâu là CNH, HĐH?
- HS thảo luận về phóng sự trên và hình ảnh mà GV đã nêu trên
- GV nêu câu hỏi tiếp theo để thảo luận:
Thế nào là CNH, HĐH ? CNH – HĐH là gì?
 Nước ta CNH so với thế giới là sớm hay muộn. Từ đó giải thích tại sao nước ta phải CNH gắn với hiện đại hóa
- GV định hướng cho học sinh:
 + Đoạn phóng sự trên là quá trình mà người dân từ chổ đã sử dụng sức trâu bò nay đã sử dụng máy móc và đặc biệt là người máy làm việc 
 + Mục đích của việc này là để đưa năng xuất lao động tăng cao
Báo cáo, thảo luận và đưa ra kết luận: học sinh trình bày các nội dung khái niệm CNH,HĐH lí giải nước ta CNH gắn với HĐH.
1. KN CNH - HĐH, tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH - HĐH đất nước.
a. Khái niệm CNH - HĐH.
CNH: là chuyển từ hoạt động sản xuất thủ công là chính sang sử dụng phổ biến SLĐ dựa trên sự phát triển của CN cơ khí.
HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KHCN vào quá trình SXKD và quản lí KTXH.
- CNH - HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động KT và quản lí KT – XH từ sử dụng sức LĐ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biên sức LĐ cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng xuất LĐ xã hội cao.
* Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp trực quan, diễn giảng , nêu và giải quyết vấn đề tìm hiểu tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Mục tiêu:
- HS thấy được tác dụng to lớn của CNH – HĐH ở nước ta
- HS thấy được tính tất yếu nước ta phải tiến hành CNH – HĐH
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, liên hệ thực tiễn để tìm hiểu tính tất yếu khách quan của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước..
* Nội dung: Hiểu được vì sao nước ta phải CNH, HĐH; tác dụng to lớn CNH, HĐH.
- Sản phẩm: giải thích vì sao nước ta phải CNH, HĐH; tác dụng to lớn CNH, HĐH.
* Cách tiến hành:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho học sinh đọc một số thông tin về sự phát triển KT của các nước ( trình chiếu) theo báo Kinhtedothi.
Ví dụ nền kinh tế Hàn Quốc
Kinh tế Hàn quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến.
- Thực hiện nhiệm vụ:
- GV cho HS tìm hiểu thêm về nền kinh tế các nước tiên tiến, các thông tin tăng trưởng kinh tế của nước ta..
- HS so sánh nêu nhận xét về nền KT HQ trước và sau cải cách, đặc biệt là áp dụng khkt.cho thêm ví dụ ở các quốc khác. Nước ta có thể nào không CNH, HĐH?
- GV đặt câu hỏi vậy tại sao nước ta phải tiến hành CNH – HĐH ?
- GV hỏi tiếp vậy tác dụng của CNH – HĐH đất nước là gì?
- Báo cáo, thảo luận nội dung 
 - GV kết luật nội dung về tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH – HĐH đất nước
b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH - HĐH đất nước.
- Tính tất yếu khách quan của CNH - HĐH
 + Do yêu cầu phải xây dựng CSVC, KT của CNXH.
 + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế kĩ thuật giữa nước ta với các nước
 + Do yêu cầu phải tạo ra NSLĐ XH cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
- Tác dụng của CNH - HĐH.
 + Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KTXH
 + Củng cố QHSX XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước
 + Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
 + Xây dựng kinh tế tự chủ và chủ động HNQT, tăng cường tiềm lực ANQP.
4. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu :
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về khái niệm, tác dụng của CNH – HĐH đất nước.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đè cho hs.
* Nội dung: GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 1, SGK Trang 55, làm bài tập trắc nghiệm,
* Sản phẩm :
- Học sinh đưa đáp án làm bài tập 1, SGK Trang 55
- Hs làm các bài trắc nghiệm
* Cách thức tiến hành:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1skk trang 55, làm bài trắc nghiệm
- Thực hiện nhiệm vụ: giáo viên trình chiếu hoặc phát giấy photo sau đó yêu cầu học sinh làm trong thời gian 7 phút
- Báo cáo, thảo luận, đưa ra kết luận: học sinh nêu đáp án, gv cùng hs lắng nghe và đưa đáp án đúng
Câu 1: Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa 
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa
Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức
Câu 3: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa
Câu 4 : Phát biểu tại buổi lễ Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2019 - Cúp Thánh Gióng. Ngày 13/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: với việc tăng 3,5 điểm (theo báo cáo xếp hạng của WEF), Việt Nam đã trở thành quán quân về sự bứt phá trên đường đua toàn cầu về cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là kết quả của quá trình thực hiện thắng lợi sự nhiệp
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.
C. cải cách hành chính có hiệu quả.
D. giải quyết tốt các chính sách xã hội.
5. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tế cuộc sống
- Rèn luyên năng lực lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin
* Nội dung: 
- Hệ thống hóa kiến thức đã học
- Hs giải quyết tình huống sau:
 Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nam dự định sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ xin làm công nhân của một Doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp. Biết dự định của Nam, Hùng khuyên Nam nên đi học Đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là Nam em sẽ chọn phương án nào , vì sao? 
* Sản phẩm: Hs đưa ra suy nghĩ của mình cho tình huống trên
* Cách tiến hành:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu chia lớp thành các nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm, hs làm trong 5 phút.
- GV yêu cầu hs hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản của tiết học. 
- Làm bài tập tình huống trên 
- Thực hiện nhiệm vụ: chia mỗi bàn là 1 nhóm, các em cùng thảo luận trong thời gian 5 phút.
- Báo cáo, thảo luận: Hs dưa ra suy nghĩ của mình.
- Đưa ra kết luận: Giáo viên cùng lắng nghe và thảo luận và đưa ra đáp án cuối cùng.
6. Hoạt động mở rộng
- GV cung cấp cho học sịnh những kiến thức có liên quan như luật KHCN, tìm hiểu sự phát triển KHCN trong nước và thế giới
- Những biểu hiện CNH, HĐH trong nền kinh tế tại Sa Đéc, trong đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_chu_de_cong_nghiep_hoa_hien.docx