Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 11 - Tiết 1-3

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 11 - Tiết 1-3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa, thứ tự các động tác tập hợp các đội hình cơ bản của trung đội

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt: Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của trung đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh, vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.

3. Phẩm chất

- Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ đơn vị.

- Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV

2. Học sinh

- Đọc trước bài 1 trong SGK, SGV.

 

docx 21 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 11 - Tiết 1-3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ (2 TIẾT )
TIẾT 1: - GIỚI THIỆU MỤC TIÊU, CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG MÔN HỌC
- ĐỘI HÌNH TIỂU ĐỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hs nắm được mục tiêu, chương trình, nội dung môn học GDQP - AN
Hiểu được ý nghĩa, thứ tự các động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
 Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát.
 Vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
3. Phẩm chất
Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ đơn vị.
Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Giáo viên
Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.
Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV
GV tập luyện thuần thục các động tác, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ huấn luyện.
Tranh phóng to sơ đồ đội hình tiểu đội
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK, SGV.
Tập trước các động tác tập hợp đội hình đội ngũ cho đội mẫu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Làm thủ tục thao trường, thủ tục huấn luyện và giới thiệu bài
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của HS, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).
Làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức phương pháp.
 Bài mới: Nội dung cơ bản bài học trong chương trình lớp 10, do vậy lớp 11 chỉ tập trung vào luyện tập để thực hiện đúng động tác tập hợp ĐH tiểu đội và các động tác ĐNTN không có súng, biết vận dụng trong học tập và sinh hoạt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu, chương trình, nội dung môn học (18 phút)
a. Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu, chương trình, nội dung môn học
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: HS lắng nghe, ghi chép
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Giới thiệu cho học sinh nắm được mục tiêu, chương trình học và nội dung cơ bản của môn học GDQP-AN lớp 11
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS chú ý nghe GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS ghi chép các nội dung mà GV truyền đạt
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt kiến thức
1. Mục tiêu môn học GDQP
2. Chương trình môn học GDQP
3. Nội dung môn GDQP
Hoạt động 2: Đội hình tiểu đội (20 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được phương pháp luyện tập nội dung đội hình tiểu đội
b. Nội dung: Giáo viên tổ chức cho HS luyện tập
c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Tổ chức thành 4 nhóm luyện tập, mỗi nhóm (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các nhóm trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì luyện tập.
Tiến hành theo 3 bước.
Bước 1: Từng người tự nghiên cứu nội dung động tác.
Thời gian: 5 phút.
Phương pháp: Từng người trong đội hình của tiểu đội vừa nghiên cứu để nhớ lại nội dung vừa tự làm động tác. 
Bước 2: Từng tiểu đội luyện tập. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp: Tiểu đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội hình. 
Bước 3: Tiểu đội trưởng chỉ định các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng để tập hợp đội hình. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp luyện tập: Các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng để tập hợp đội hình.
- Địa điểm luyện tập, hướng tập (chỉ tại sân tập).
- Quy ước tập: Kết hợp còi và khẩu lệnh.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.
- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác tập hợp đội hình.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS luyện tập theo 3 bước:
Bước 1: Từng cá nhân trong nhóm tự nghiên cứu động tác.
- Từng HS đứng trong đội hình vừa nghiên cứu lại nội dung vừa tự thực hiện động tác.
Bước 2: Từng tiểu đội luyện tập.
- Phương pháp: tiểu đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội hình, HS trong hàng thực hiện theo khẩu lệnh hô của trung đội trưởng
Bước 3: Tiểu đội trưởng chỉđịnh các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét quá trình luyện tập của HS
Đội hình tiểu đội hàng ngang
Đội hình tiểu đội hàng dọc
- Tiến, lùi, qua phải, qua trái
- Giãn đội hình, thu đội hình
- Ra khỏi hàng về vị trí. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để luyện tập
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm là đơn vị tiểu đội. Gọi 1 tiểu đội thực hiện lại các bước tập hợp đội hình tiểu đội.
Gv chỉnh sửa điểm chưa chính xác để rút kinh nghiệm chung cho cả trung đội.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để vận dụng
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS :
- Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc
-Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang.
* Hướng dẫn về nhà:
GV hướng dẫn nội dung ôn tập, nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học.
Dặn dò HS về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ (2 TIẾT )
TIẾT 2: -ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỘI
- HỘI THAO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa, thứ tự các động tác tập hợp các đội hình cơ bản của trung đội
Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt: Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của trung đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh, vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
Phẩm chất
Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ đơn vị.
Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.
Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Làm thủ tục thao trường, thủ tục huấn luyện và kiểm tra bài cũ
c. Sản phẩm: HS thực hiện các động tác đã học ở tiết trước
d. Tổ chức thực hiện: 
Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của HS, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).
Làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức phương pháp.
 Kiểm tra bài cũ: thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội, các động tác đội ngũ từng người không có súng đã học ở tiết trước
Yêu cầu: + làm đúng thứ tự các bước và các động tác đã học
 + hô được khẩu lệnh và điều khiển được tiểu đội tập hợp
 + thực hiện đúng những yêu cầu chuẩn khi thực hiện các động tác đội ngũ từng người không có súng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đội hình trung đội 15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các động tác luyện tập nội dung đội hình trung đội
b. Nội dung: HS tiến hành luyện tập dưới sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Tổ chức thành 4 nhóm luyện tập, mỗi nhóm (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các nhóm trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì luyện tập.
Phương pháp luyện tập: Tiến hành theo 3 bước.
Bước 1: Từng người tự nghiên cứu nội dung động tác.
Thời gian: 5 phút.
Phương pháp: Từng người trong đội hình của trung đội vừa nghiên cứu để nhớ lại nội dung vừa tự làm động tác. 
Bước 2: Trung đội luyện tập. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp: Trung đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội hình. 
Bước 3: Trung đội trưởng chỉ định các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị trung đội trưởng để tập hợp đội hình. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp luyện tập: Các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị trung đội trưởng để tập hợp đội hình.
- Địa điểm luyện tập, hướng tập (chỉ tại sân tập).
- Quy ước tập: Kết hợp còi và khẩu lệnh.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.
- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác tập hợp đội hình.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS luyện tập theo 2 bước:
Bước 1: Từng cá nhân trong nhóm tự nghiên cứu động tác.
- Từng HS đứng trong đội hình vừa nghiên cứu lại nội dung vừa tự thực hiện động tác.
Bước 2: Trung đội trưởng chỉđịnh các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị trung đội trưởng
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá kết quả luyện tập của HS
1. Đội hình trung đội hàng ngang
Đội hình trung đội 1 hàng ngang
Đội hình trung đội 2 hàng ngang
Đội hình trung đội 3 hang ngang
2. Đội hình trung đội hàng dọc
Đội hình trung đội 1 hàng dọc
Đội hình trung đội 2 hàng dọc
Đội hình trung đội 3 hang dọc
Hoạt động 2: Hội thao đánh giá (15 phút)
a. Mục tiêu: Tổ chức hội thao đánh giá kết quả luyện tập của HS 
b. Nội dung: Hs tham gia hội thao dưới sự chỉ đại của GV
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Tổ chức thành 4 nhóm hội thao, mỗi nhóm (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các nhóm trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp chỉ huy 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm HS tham gia hội thao
- GV theo dõi quan sát thực hiện động tác tập hợp đội hình.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Các nhóm tiến hành luyện tập các động tác
Các nhóm khác nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá kết quả luyện tập của các nhóm và cho điểm
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang
2. Đội hình tiểu đội hàng dọc
3. Tiến, lùi, qua phải, qua trái; Giãn đội hình, thu đội hình; Ra khỏi hàng về vị trí. 
4. Đội hình trung đội hàng ngang
5. Đội hình trung đội hàng dọc
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để luyện tập
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm là đội hình trung đội. Gọi trung đội trưởng thực hiện lại các bước tập hợp đội hình trung đội với đội mẫu.
Gv chỉnh sửa điểm chưa chính xác để rút kinh nghiệm chung cho cả trung đội
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để vận dụng
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội hàng ngang
- Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội hàng dọc.
* Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn nội dung ôn tập, nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học. 
- Dặn dò HS ôn tập bài cũ và chuẩn bị cho bài sau.
IV. BẢNG PHỤ LỤC
3
2
1
5 – 8 bước
Hình 1.5. Trung đội 1 hàng ngang
5 – 8 bước
Hình 1.6. Trung đội 2 hàng ngang
3
2
1
1
2
3
5 – 8 bước
Hình 1.7. Trung đội 3 hàng ngang
5 – 8 bước
1
2
3
Hình 1.9. Trung đội 2 hàng dọc
5 – 8 bước
1
2
3
Hình 1.8. Trung đội 1 hàng dọc
1
Trung đội trưởng
Trung đội phó
Tiểu đội trưởng
Tiểu đội
1
2
3
5 – 8 bước
Hình 1.10. Trung đội 3 hàng dọc
Bài 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH (4 TIẾT )
TIẾT 3: - SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NVQS,
 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NVQS
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp cho học sinh nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. Xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt: - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
3. Phẩm chất
Xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Chuẩn bị phòng học, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi học lý thuyết.
Nghiên cứu bài 2, mục I trong SGK, SGV
2. Học sinh
Đọc trước bài 2 trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện: 
GV: - Kiểm tra bài cũ: đơn vị tiểu đội và trung đội gồm có những đội hình nào ?
- Bài mới: Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đãđược Quốc Hội khoá VII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ( 30/12/1981) thay thế luật nghĩa vụ quân sự năm 1960. Tuy nhiên, từđóđến nay, trước yêu cầu của từng giai đoạn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Luật này đãđược Quốc Hội lần lượt sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1994 và 2005.
	Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, bổ sung năm 2005 có 11 chương, 71 điều.
- Có 10 điều sửa đổi về nội dung
- Có 23 điều thay đổi về từ ngữ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Sự cần thiết ban hành luật NVQS (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS thấy được sự cần thiết khi ban hành luật NVQS
b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt câu hỏi:
- Vì sao lại ban hành luật nghĩa vụ quân sự? và chúng ta nhận thấy điều gì ở Luật NVQS ?
- Chúng ta có quyền và nghĩa vụ gì để bảo vệ tổ quốc?
- Ở lớp 10 các em đã được học bài: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, em nào còn nhắc cho cả lớp nghe QĐND Việt Nam được xây dựng theo định hướng nào?
Từ đó các yêu cầu gì là cần thiết cho quân đội trong thời kỳ hiện nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Qua khái quát của giáo viên học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt vào bài của giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Đại diện HS trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức
HS nghe và ghi chép ý chính
1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
- Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, yêu nước nồng nàn, sâu sắc.
 - QĐND ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc,“ quân dân như cá với nước”.
- Trong quá trình xây dựng QĐND Việt Nam, thực hiện theo 2 chếđộ: tình nguyện (từ 1944 - 1960) và NVQS (m Bắc từ 1960, m Nam từ 1976 đến nay).
2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
- Hiến pháp nước CHXHCNVN khẳng định “ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm NVQS và tham gia xây dựng QPTD”.
 Việc Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệTổ quốc của công dân, nói lên vị trí, ý nghĩa của nghĩa vụ và quyền đó. Cho nên mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đó.
 - Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình phải tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc. 
3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đảy mạnh CNH, HĐH đất nước .
- Một trong những chức năng nhiệm vụ của QĐND ta là tham gia xây dựng đất nước.
 - Hiện nay quân đội ta đang tổ chức thành những quân chủng, binh chủng, có hệ thống học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và từng bước được trang bị hiện đại.
- Luật NVQS quy định việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ vùa đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng thường trực vừa để xây dựng, tích lũy LLDB ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên và xây dựng quân đội.
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của luật NVQS (20 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các nội dung cơ bản của luật NVQS
b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: Nội dung cơ bản của của luật NVQS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật NVQS vẫn giữ nguyên cơ cấu các chương, điều của luật hiện hành, chỉ sửa đổi bổ sung 10 điểm về nội dung ( điều 12, 14, 16, 22, 24, 29, 37, 39, 43, 52). Trong đó vấn đề cốt lõi nhất là giảm độ tuổi nhập ngũ (điều 12) và giảm thời hạn phục vụ tại ngũ (điều 14)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Qua khái quát của giáo viên học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt vào bài của giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Học sinh ghi nhận ý chính.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt kiến thức
Giới thiệu khái quát về luật NVQS:
Luật NVQS công bố ngày 5/7/1994 và luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của luật NVQS tại kì họp thứ VII, Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, năm 2005 gồm : 11 chương, 71 điều:
Chương I.Gồm 11 điều : Những quyđịnh chung. Từ điều 1- 11
Chương II. Gồm 5 Điều : Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ. Từ 12-16
Chương III. Gồm 4 Điều : Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ 17-20
Chương IV. Gồm 16 Điều : Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ 21- 36
Chương V. Gồm 8 Điều : Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị. Từ 37-44
Chương VI. Gồm 4 điều: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ 45-48
Chương VII. Gồm 9 điều : Nghĩa vụ quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp. Từ 49-57 
Chương VIII. Gồm 5 điều : Việc đăng kí NVQS. Từ 58-62
Chương IX. Gồm 6 điều : Việc nhập ngũ theo lệnh tổng độngviên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ 63-68
Chương X. Gồm 1 điều: Xửlí các vi phạm. Điều 69
Chương XI. Gồm 2 điều : Điều khoản cuối cùng. Từ 70-71
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học. Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài:
Vậy em nào có thể cho thầy và các bạn biết việc đăng kí NVQS, thực hiện NVQS được quy định ở chương nào? Và đối tượng nào có quyền và nghĩa vụ thực hiện NVQS?
Hs: gọi 1 – 2 hs trả lời câu hỏi và để lớp đóng góp ý kiến xây dựng cho nội dung trên
Gv: khái quát và đưa đáp án
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để vận dụng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV đặt câu hỏi:
- Sự cần thiết phải ban hành Luật NVQS.
- Luật đã được sửa đổi bổ sung vào những năm nào? Luật gồm mấy Chương, bao nhiêu Điều?
HS: Trả lời các câu hỏi
* Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn nội dung ôn tập, nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học.
Chuẩn bị trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_11_tiet_1_3.docx