Giáo án Giáo dục quốc phòng - An ninh Lớp 11 - Tiết 20-22: Luyện tập tháo, lắp súng tiểu liên AK

Giáo án Giáo dục quốc phòng - An ninh Lớp 11 - Tiết 20-22: Luyện tập tháo, lắp súng tiểu liên AK

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

 Nắm được tính năng cấu tạo của súng tiểu liên AK và súng trường CKC, các bước tháo, lắp súng.

 2.Về kĩ năng:

Thực hiện được các bước tháo, lắp súng.

3.Về thái độ:

Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

Năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát và nắm bắt thông tin, năng lực thực hành, vân dụng, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và liên hệ thực tế.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Chương trình giáo dục phổ thông môn GDQP-AN, SGK GDQP-AN 11

- Bạt, sân tập, súng tập, ghế ngồi.

 

docx 4 trang huemn72 11730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng - An ninh Lớp 11 - Tiết 20-22: Luyện tập tháo, lắp súng tiểu liên AK", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 20+21+22 
LUYỆN TẬP: THÁO, LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 	Nắm được tính năng cấu tạo của súng tiểu liên AK và súng trường CKC, các bước tháo, lắp súng.
 2.Về kĩ năng: 
Thực hiện được các bước tháo, lắp súng.
3.Về thái độ: 
Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ súng, đạn tập luyện.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát và nắm bắt thông tin, năng lực thực hành, vân dụng, năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và liên hệ thực tế.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 	- Chương trình giáo dục phổ thông môn GDQP-AN, SGK GDQP-AN 11
- Bạt, sân tập, súng tập, ghế ngồi.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức: 
Lớp
Tiết 20
Tiết 21
Tiết 22
Ngàydạy 
Sĩ số
Ngàydạy
Sĩ số
Ngàydạy
Sĩ số
11B5
11B6
11B7
11B8
11B9
11B10
2. Kiểm tra bài cũ: 
Lồng nghép trong quá trình học bài mới
3. Kết nối:
 3.1. Khởi động
- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).
- Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
- Cho hs lấy 4 khẩu súng tập, tiến hành khám súng theo đúng động tác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
3. 2. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 20
HĐ1: Tìm hiểu các bước tháo lắp súng tiểu liên AK
* Mục tiêu: Biết được tuần tự các bước tháo, lắp các bộ phận của súng AK.
* Cách tiến hành:
- GV cho hs trải bạt để thực hành, cho lớp học đứng theo đội hình chữ U quanh bạt tập để dễ quan sát
- GV phổ biến quy tắc tháo, lắp súng
- Hs chú ý lắng nghe
- GV hướng dẫn cụ thể các động tác tháo, lắp súng cho hs nắm được các bước tháo, lắp súng tiểu liên AK
- HS chú ý quan sát động tác mẫu của giáo viên. Tập trung ghi nhớ các động tác của giáo viên.
1. Các bước tiến hành tháo, lắp súng tiểu liên AK
a) Quy tắc chung tháo, lắp súng
Tháo súng để kiểm tra, lau chùi, bôi dầu sửa chữa và thay thế các bộ phận của súng.
- Người tháo phải nắm vững cấu tạo của súng.
- Khi tháo phải chọn nơi khô ráo sạch sẽ và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết.
-Trước khi tháo, lắp phải kiểm tra súng.
-Tháo lắp, phải đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu cẩn thận không dùng sức đập, bẩy làm hỏng súng.
 b) Thứ tự động tác tháo và lắp súng
- Tháo súng:
+ Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.
+ Bước 2: Tháo ống phụ tùng.
+ Bước 3: Tháo thông nòng.
+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng.
+ Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.
+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng.
+ Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.
- Lắp súng: Thứ tự động tác lắp súng thực hiện ngược lại động tác tháo súng, bộ phận nào tháo sau thì lắp trước. Thứ tự động tác cụ thể như sau:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng.
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
+ Bước 5: Lắp thông nòng.
+ Bước 6: Lắp ống phụ tùng.
+ Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn.
Tiết 21+22
HĐ2: Thực hành tháo, lắp súng
* Mục tiêu: Thực hiện được các bước tháo, lắp súng tiểu liên AK.
* Cách tiến hành:
- GV Chia lớp thành các tổ do tổ trưởng phụ trách và duy trì luyện tập, gv theo dõi chung.
+ Trong quá trình tập luyện, gv quan sát và sửa tập
+ Khi sửa động tác cho học sinh nếu thấy sai nhiều thì phải tập trung lớp lại để thống nhất.
- HS trong quá trình luyện tập phải nghiêm túc, hỗ trợ cho nhau, không được lộn xộn, đùa nghịch gây mất trật tự
2. Thực hành tháo, lắp súng
Nội dung thực hành bao gồm 
- Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội dung tập luyện gồm cá bước ở trên
- Nội dung tập luyện bao gồm: nghiên cứu tính năng, cấu tạo súng, thực hiện động tác tháo, lắp súng.
- Tổ chức và phương pháp tập luyện: Chia thành các tổ tập luyện luân phiên các nội dung.
- Vị trí tập luyện của từng bộ phận: GV quy định rõ vị trí tập luyện của từng tổ và quy định hướng tập cho từng tổ.
- Kí tín hiệu trong quá trình luyện tập.
- Tổ trưởng phụ trách hướng dẫn cho các thành viên trong tổ tập luyện
Chỉ tiêu đánh giá kết quả tháo, lắp.
Đối với nam.
Loại súng
Thời gian tháo (giây)
Thời gian lắp (giây)
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
AK
25
30
40
35
40
50
Đối với nữ cộng thêm 5 giây.
3. 3. Kết thúc luyện tập 
- Hết thời gian luyện tập gv tập trung lớp.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập.
- HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp
-GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm.
- GV nhận xét buổi học
4. Hướng dẫn học sinh tự học.
Học bài, chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu để tiết sau học giới thiệu về lựu đạn
PHẦN KIỂM TRA CỦA BGH, TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_11_tiet_20_22_luyen.docx