Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- Viết công thức cấu tạo
- Gọi tên ankan
- Tính thành phần phần trăm ankan
2. Năng lực
Năng lực chung
- Phát triển năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực liên hệ vận dụng
- Năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tổng hợp kiến thức hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cần cù, trung thực, trách nhiệm, sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu
2. Học liệu
- SGK, sách bài tập hóa học 11, tài liệu tham khảo
Ngày soạn 4/1/2021 Tuần 20 (Tiết 37, 38) CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO Tiết 37, 38. ANKAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no - Đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Công thức chung - Đồng phân mạch cacbon. - Danh pháp của ba chất đầu dãy. - Tính chất vật lí chung - Tính chất hóa học đặc trưng - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). - Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. - Ứng dụng của ankan. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của một số ankan đầu dãy đồng đẳng. - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy. 2. Năng lực Năng lực chung + Năng lực hợp tác; + Năng lực làm việc tự học; + Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực chuyên biệt + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; + Năng lực tổng hợp kiến thức hóa học + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu Bảng gọi tên 10 ankan không phân nhánh đầu tiên trong dãy đồng đẳng các ankan. - Mô hình phân tử propan, n - butan, izobutan. 2. Học liệu - SGK hoa học 11, sách bài tập, tài liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp Lớp 11E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài học: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU BÀI HỌC 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 2. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày các em đã gặp những loại nhiên liệu nào? Hãy kể các loại nhiên liệu mà các em đã biết? +Trong các loại nhiên liệu trên, các hợp chất hiđrocacbon no và đặc biệt là ankan đóng vai trò quan trọng. Vậy ankan có những tính chất và ứng dụng cụ thể như thế nào? Điều chế ra sao? + Đặt vấn đề: Hiđrocacbon là gì? Thế nào là hiđrocacbon no? + HC no được phân loại như thế nào? b. Thực hiện nhiệm vụ: GV phát vấn câu hỏi. HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế trả lời. HS thảo luận nhanh theo cặp để trả lời các câu hỏi. c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV nhận định đánh giá kết quả của HS từ đó gợi kiến thức để vào bài mới. - HS nêu được các ví dụ cụ thể các nhiên liệu dùng trong đời sống : VD – gas, xăng dầu, Hiểu được các khái niệm từ đó dẫn dắt sự tò mò tìm hiểu về tính chất của Ankan. + HC là hợp chất hữu cơ chỉ gồm C và H + HC no là HC chỉ có liên kết đơn. + Phân loại HC no: Ankan và Xicloankan. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về §ång ®¼ng, ®ång ph©n danh ph¸p 1. Mục tiêu: - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1. Nhắc lại khái niệm đồng đẳng, từ đó viết công thức của các chất trong dẫy đồng đẳng của metan và đưa ra CTTQ của dãy này ? 2. Quan sát mô hình phân tử butan và nêu đặc điểm cấu tạo của nó ? 3. Đồng phân là gì ? Viết công thức cấu tạo các đồng phân của phân tử C4H10 , C5H12 ? 4. Dựa vào cách gọi tên của các ankan mạch thẳng và nhánh, hãy gọi tên các chất có công thức cấu tạo vừa viết trên? 5. Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong hợp chất 2-metyl butan ? 6. Tham khảo sách giáo khoa hãy nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan ? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi . c. Báo cáo thảo luận GV mời các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp: 1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin) * Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành dãy đồng đẳng ankan. → CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1. * Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ) * Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều. * Mạch cacbon gấp khúc. 2. Đồng phân: * Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon. * Vd : C4H10 có 2 đồng phân : (1) CH3-CH2-CH2-CH3. (2) CH3-CH(CH3)-CH3. 3. Danh pháp: (xem bảng 5.1) * Tên các ankan không nhánh (5.1) * Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) : thay an = yl. * Tên các ankan có nhánh : - Chọn mạch cacbon dài và phức tạp nhất làm mạch chính. - Đánh số thứ tự từ phía các nguyên tử cacbon mạch chính gần nhánh hơn. - Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, sau đó gọi tên ankan mạch chính. Vd 1 : Các đồng phân của C4H10 trên : (1) Butan ; (2) 2-metyl propan. Vd 2 : CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên 2,3-dimetyl pentan. * Một số chất có tên thông thường : CH3-CH-CH2-... izo... CH3 CH3-CH2-CH-... sec... CH3 CH3 CH3-C -CH2-... neo... CH3 CH3 CH3-C - tert... CH3 4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác. II. Tính chất vật lí:: Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Tính chất hóa học: 1. Mục tiêu: - HS nắm được: Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). - Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Hãy cho biết các tính chất hóa học của ankan? Viết PTHH chứng minh b. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi . c. Báo cáo thảo luận GV mời các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn III.Tính chất hóa học: 1) Phản ứng thế: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl VD 2: CH3-CH3 + Cl2CH3-CH2Cl+HCl Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hoá, sản phẩm gọi là dẫn xuất halogen Vd3: Các pư trên gọi là pư halogen hóa, sp gọi là dẫn xuất Halogen. *) Quy tắc thế: 2) Phản ứng tách: Vd1: CH3-CH3 CH2 =CH2 + H2 Vd2: CnH2n+2 CnH2n + H2 3) Phản ứng oxi hóa: Phản ứng cháy( Pư oxi hóa hoàn toàn) Vd: CH4 + 2O2 ®CO2 + 2H2O CnH2n + 2 + O2 ® nCO2 (n+1) H2O Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về điều chế và ứng dụng của ankan 1. Mục tiêu: HS nắm được: - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. - Ứng dụng của ankan. 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Hãy cho biết cách điều chế và ứng dụng của ankan? Viết PTHH chứng minh b. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi . c. Báo cáo thảo luận GV mời các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức IV. Điều chế 1) Trong PTN: Điều chế CH4 CH3COONa r + NaOH r CH4 + Na2CO3 2) Trong CN: -Tách từ khí dầu mỏ,khí dầu mỏ - Từ dầu mỏ VI. Ứng dụng: ( tự học) Dïng lµm nguyªn liÖu, nhiªn liÖu cho c«ng nghiÖp. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học 2. Nội dung: GV cung cấp hệ thống bài tập đồng thời HS có nội dung từ SGK và các tài liệu khác. Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 và 2 HS trả lời đúng câu hỏi và hiểu được đáp án Phiếu học tập 1 1. A 2. C 3. C 4. A 5. A Phiếu học tập 2 Câu 1. a. 2-metylbutan b. 2,2,4- trimetylpentan Câu 2. Viết công thức cấu tạo thu gọn các ankan sau a. 2-metylbutan. – CH3 -CH(CH3)-CH2-CH3 b. 2, 2 –đietylpentan. CH3 – C(C2H5)2- CH2-CH2-CH3 c. isobutan. CH3-CH(CH3)-CH3 b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận theo bàn hoàn thành từng nhiệm vụ lần lượt được giao. c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. Phiếu học tập 1: Câu 1. Ankan có công thức tổng quát là A. CnH2n + 2 với (n 1). B. CnH2n với (n 2). C. CnH2n – 2 với (n 3). D. CnH2n – 6 với (n 6). Câu 2. Số nguyên tử hiđro trong phân tử propan là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 3. Butan có công thức phân tử là A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C3H6. Câu 4. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí? A. C3H8. B. C7H16. C. C8H18. D. C10H22. Câu 5. Chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử? A. Metan. B. Axetilen. C. Etilen. D. Propilen. Phiếu học tập 2 Câu 1. Gọi tên các chất và xác định bậc C của các ankan sau a. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. b.CH3-C(CH3)2-CH2-CH(CH3)-CH3. Câu 2. Viết công thức cấu tạo thu gọn các ankan sau a. 2-metylbutan. b. 2, 2 –đietylpentan. c. isobutan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức đã học để hoàn thành được bài tập 2. Nội dung: GV cung cấp hệ thống bài tập đồng thời HS có nội dung từ SGK và các tài liệu khác. Tổ chức thực hiện Sản phẩm a.Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm các ứng dụng của ankan trong đời sống thực tế và trong công nghiệp. Hoặc GV chiếu 1 đoạn phim về các ứng dụng của ankan ; hoặc GV có thể giao về nhà để HS tìm hiểu những ứng dụng của ankan qua các nguồn tài liệu và cử đại diện lên trình bày). Các ứng dụng của ankan trong thực tế b.Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận theo nhóm hoàn thành từng nhiệm vụ lần lượt được giao. c. Báo cáo thảo luận HS báo cáo thảo luận vào tiết học sau d.Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. BTVN Câu 1. Khi đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H10 C. C5H10 B. C5H12 D. C3H8 Câu 2. Cho các phát biểu về xăng dầu (thành phần chính gồm các ankan): (a) Xăng dầu được dùng làm nhiên liệu vì khi cháy tỏa nhiều nhiệt. (b) Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ô nhiễm cho một vùng biển rộng. (c) Xăng hoặc dầu hỏa thường được dùng để làm sạch các đồ vật dính dầu mỡ. (d) Không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng dầu. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Kí duyệt, Ngày ..... tháng........ năm 2021 Nhóm trưởng Tổ trưởng Ngày soạn 11/ 1/2021 Tuần 20 (Tiết 39, 40) Tiết 39 LUYỆN TẬP: ANKAN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp - Viết công thức cấu tạo - Gọi tên ankan - Tính thành phần phần trăm ankan 2. Năng lực Năng lực chung - Phát triển năng lực tính toán - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực liên hệ vận dụng - Năng lực hợp tác Năng lực chuyên biệt - Năng lực tổng hợp kiến thức hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, cần cù, trung thực, trách nhiệm, sáng tạo. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Phiếu học tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - SGK, sách bài tập hóa học 11, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục Lớp 11E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài học: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU BÀI HỌC 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 2. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Hãy cho biết các ứng dụng của ankan ứng với mỗi trạng thái? Phát vấn một số vấn đề về ankan: - Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân - Cách gọi tên - Tính chất hoá học - Điều chế b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát câu hỏi thảo luận nhanh theo cặp để trả lời các câu hỏi. c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV nhận định đánh giá kết quả của HS từ đó gợi kiến thức để vào bài mới. HS nhớ lại được kiến thức đã học. Sẵn sàng vận dụng liên hệ áp dụng vào bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Ôn tập về lí thuyết 1. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp - Viết công thức cấu tạo - Gọi tên ankan 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Phát vấn một số vấn đề về ankan: - Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân - Cách gọi tên - Tính chất hoá học - Điều chế b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát câu hỏi thảo luận nhanh theo cặp để trả lời các câu hỏi để hoàn thiện bảng c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn Ankan CTTQ CnH2n+2; n ³ 1 Cấu trúc Mạch hở chỉ có liên kết đơn C-C Mạch Cacbon tạo thành được gâp khúc Danh pháp Tên gọi có đuôi -an Tính chất vật lí C1-C4: thể khí tnc, ts, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối - nhẹ hơn nước, không tan trong nước Tínhchất hoá học - Phản ứng thế - Phản ứng tách - Phản ứng oxi hoá KL: ở điều kiện thường ankan tương đối trơ Điềuchế ứng dụng - Từ dầu mỏ - Làm nhiên liệu, nguyên liệu Hoạt động 2.2: Các dạng bài tập 1. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết CTCT, gọi tên ankan, viết PTHH của ankan 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Chia lớp thành 4 nhóm; Phát phiếu học tập cho học sinh: Nhóm 1: BT1 NHóm 2: BT2 Nhóm 3: BT3 Nhóm 4: BT4 BT1: Viết phương trình phản ứng của butan Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1 Tách 1 phân tử H2 Crăckinh BT2: Gọi tên các chất sau: a) CH3-C(CH3)2-CH2-CH3 b)CH3-CHBr-(CH2)2-CH(C2H5)-CH2-CH3 BT3: Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có: a) 3-metyl butan b) 3,3-điclo-2-etyl propan c) 1,4-đimetyl butan BT4: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H12 và gọi tên? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát câu hỏi thảo luận nhanh theo cặp để trả lời các câu hỏi để hoàn thành các bài tập c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn II. Bài tập BT1: aCH3CH2CH2CH3+Cl2 CH3CHClCH2CH3+HCl CH3CH2CH2CH2Cl+HCl b) Sản phẩm là: CH2=CH-CH2-CH3 Hoặc: CH3-CH=CH-CH3 c) C4H10 CH4 + C3H6 C4H10 C2H6 + C2H4 BT2: a) 2,2-đimetyl butan b) 2-brom-4-etyl hexan BT3: a) CH3-CH(CH3)-CH2-CH3: 2-metyl butan b) CHCl2-CH(C2H5)-CH3: 1,1-điclo-2-metyl butan c) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan BT4: 1) CH3-CH(CH3) -CH2-CH2-CH3: 2-metyl pentan 2) CH3-CH2-CH(CH3) -CH2-CH3 : 3-metyl pentan 3) CH3-C(CH3)2 -CH2-CH3 : 2,2-đimetyl butan 4) CH3-CH(CH3) -CH(CH3) –CH3 : 2,3-đimetyl butan 5) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: - Nắm được cách giải các bài tập tính toán về % của ankan 2. Nội dung: -HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm hoàn thành bài tập: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lit khí cacbonic. Các thể tích khí đo ở đktc.Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A?b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát câu hỏi thảo luận nhanh theo cặp để trả lời các câu hỏi để thành bài tập c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. Gọi x,y lần lượt là số mol của metan và etan CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O xmol xmol C2H6 + 7/2O2 à 2CO2 + 3H2O ymol 2ymol Ta có: Tổng số mol khí A= x + y = (1) Tổng số mol CO2 = x + 2y = (2) Từ (1) và (2) ta có: x = 0,1; y = 0,05 %V(CH4) = à%V(C2H6) = 100-66,7=33,3% HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Từ kiến thức và các dạng bài tập lý thuyết vừa ôn tập. HS vận dụng trả lời được các câu hỏi lý thuyết và tính toán từ thực tế. 2. Nội dung: GV cung cấp hệ thống câu hỏi, bài tập đồng thời HS nghiên cứu nội dung từ SGK và các tài liệu khác. Tổ chức thực hiện Sản phẩm a.Chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát vấn câu hỏi: Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêulít không khí ở đktc (20% thể tích là oxi) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam. b.Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận theo bàn hoàn thành từng nhiệm vụ lần lượt được giao. c.Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d.Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. - HS trả lời được, hiểu được đáp án: Ankan có CTPT dạng ( C2H5)n --> C2nH5n vì là ankan nên: 5n = 2n.2 +2 => n = 2. Vậy CTCT của Y là CH3-CH2-CH2-CH3 BTVN Câu 1. Hãy ghép các cụm từ cho ở cột bên phải vào chỗ trống trong các câu cho ở cột bên trái: a. Trong bình gas để đun nấu có chứa các ankan từ A. C3-C4 b. Trong nến chứa các ankan từ... B. C6-C10 c. Trong xăng có chứa các ankan từ C. C10-C16 d.Trong dầu hỏa có chứa các ankantừ D. >20 Câu 2: Ankan Y mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C2H5 1. Tìm CTPT, viết CTCT 2. Viết PTHH của Y khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phẩm chính Đáp án Câu 1. a - A, b - D, c -B, d -C. Câu 2: a. Ankan có CTPT dạng ( C2H5)n --> C2nH5n. vì là ankan nên: 5n = 2n.2 +2 => n = 2. Vậy CTCT của Y là CH3-CH2-CH2-CH3 b. CH3CH2CH2CH3 + Cl2 --> spc --> spp Ngày soạn: 11 /01/ 2021 Tiết 40: THỰC HÀNH SỐ 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ, ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA METAN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. - Phân tích định tính các nguyên tố C và H. - Điều chế và thu khí metan. - Đốt cháy khí metan. - Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím. - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực liên hệ vận dụng - Năng lực hợp tác Năng lực chuyên biệt - Năng lực tổng hợp kiến thức hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn - Năng lực thực hành 3. Phẩm chất - Cẩn thận tỉ mỉ, chăm chỉ, trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: *Giáo viên: Thí nghiệm định tính cacbon và hiđro Hoá chất: Saccarozơ, CuO, CuSO4 khan, nước vôi trong Dụng cụ: Ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn khí, diêm *Học sinh: Bông hút nước, chuẩn bị bài 2. Học liệu - SGK, video, tranh ảnh III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục Lớp 11E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học bài mới 3. Nội dung bài học: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU BÀI HỌC 1. Mục tiêu: - Nhắc lại kiến thức cũ, khơi gợi sự tò mò tạo hứng thú tìm hiểu của HS. - Nhắc những quy tắc an toàn chú ý đảm bảo an toàn trong PTN. 2. Nội dung: - HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu về bài học mới, Cho biết an toàn thí nghiệm và các thí nghiệm sẽ thực hiện trong bài b. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu. c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV nhận định đánh giá kết quả của HS từ đó gợi kiến thức để vào bài mới. HS nắm được quy tắc an toàn, cảm thấy tò mò tìm hiểu cách thức tiến hành thí nghiệm. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hiđro 1. Mục tiêu: HS nắm được Phân tích định tính cacbon và hiđro 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát thí nghiệm, yêu cầu HS thảo luận cách tiến hành, nêu rõ hiện tượng, viết PTHH b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và trả lời câu hỏi . c. Báo cáo thảo luận GV mời các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. Thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hiđro - Lấy 0,2 gam saccarozơ trộn với 1-2 gam CuO, cho vào ống nghiệm khô + 1 gam CuO phủ kín lên mặt - Lắp dụng cụ như hình vẽ: Hoạt động 2.2: ThÝ nghiÖm 2: §iÒu chÕ vµ thö mét vµi tÝnh chÊt cña metan. 1. Mục tiêu: HS nắm được cách điều chế và thử tính chất của khí metan 2.Nội dung: HS quan sát máy chiếu và nội dung SGK Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: GV : Em cho biết các hóa chất, dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm? yêu cầu HS thảo luận cách tiến hành, nêu rõ hiện tượng, viết PTHH b. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và trả lời câu hỏi . c. Báo cáo thảo luận GV mời các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. II. ThÝ nghiÖm 2: §iÒu chÕ vµ thö mét vµi tÝnh chÊt cña metan. 1.Hóa chất dụng cụ - Hóa chất: CH3COONa, NaOH, CaO, dung dịch Br2, dung dịch thuốc tím - Dụng cụ: Ống nghiệm khô, giá đỡ, đèn cồn. 2. Cách tiến hành Cho vào ống nghiệm khô 4 – 5 g hỗn hợp CH3COONa, NaOH, CaO, lắp ống nghiệm vào giá, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. - Đốt cháy khí sinh ra - Cho khí sinh ra đi qua dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4 3. Hiện tượng, giải thích - Khí cháy với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt CH4 + 2O2→ CO2 + 2H2O - Khí CH4 không làm mất màu nước brom và thuốc tím CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Liên hệ được với bài toán đốt cháy các chất HC. 2. Nội dung: GV cung cấp hệ thống bài tập đồng thời HS có nội dung từ SGK và các tài liệu khác. Tổ chức thực hiện Sản phẩm a.Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: Tại sao khi tiến hành thí nghiệm người ta dùng CuO? Thay CuO bằng oxit khác có được không? Câu 2: Qua thí nghiệm này em hãy đưa ra hướng định tính nguyên tố N và Cl trong HCHC. -HS liên hệ hiểu hiện tượng thí nghiệm, Giải được bài tập áp dụng. b.Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận theo bàn hoàn thành từng nhiệm vụ lần lượt được giao. c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 2. Nội dung: GV cung cấp hệ thống bài tập đồng thời HS có nội dung từ SGK và các tài liệu khác. Tổ chức thực hiện Sản phẩm a. Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy cho biết cách điều chế ankan? Yêu cầu hoàn thiện bản tường trình bài thực hành b.Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận theo bàn hoàn thành từng nhiệm vụ lần lượt được giao. HS hoàn thiện bản tường trình ở nhà c. Báo cáo thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d. Kết luận, nhận định GV đánh giá câu trả lời của HS từ đó chốt kiến thức chuẩn. 1. Trong phòng thí nghiệm: CnH2n+1COONa + NaOH -CaO, t0-> CnH2n+2 + Na2CO3. Vd: điều chế metan. 2. Trong công nghiệp: * Chưng cất phân đoạn dầu mỏ. * Thu từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ. Duyệt ngày ..Tháng ..Năm 2021 Nhóm trưởng Tổ trưởng Ngày soạn: 17/1/2021 CHỦ ĐỀ: HIĐROCACBON KHÔNG NO (5 Tiết) Tiết theo PPCT từ tiết 41 đến tiết 45 A. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ STT NỘI DUNG SỐ TIẾT 1 Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1 2 Tính chất hóa học (tiết 1) 1 3 Tính chất hóa học (tiết 2) 1 4 Tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế 1 5 Luyện tập: hidrocacbon không no 1 B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức Kiến thức: Biết được : - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. - Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken, ankadien, ankin. - Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp; phản ứng trùng hợp; phản ứng oxi hoá; phản ứng thế bởi ion kim loại ( ank-1- in). - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken, ankadien, ankin. - Phương pháp điều chế anken, ankadien, ankin trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng dụng. - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học - Sử dụng hiệu quả an toàn tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm. - Ứng dụng anken, akadien, ankin vào mục đích phục vụ đời sống và sản xuất của con người. 2. Phát triển năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác: thông qua tìm kiếm thông tin được giao; HĐ nhóm. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: qua việc tìm hiểu các khái niệm định nghĩa, tên gọi. - Năng lực thực hành hóa học: qua các thí nghiệm; quan sát hiện tượng thực tế. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực tính toán hóa học: qua làm các bài tập tính toán cơ bản. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: qua tìm hiểu ứng dụng của các anken, ankadien, ankin 3. Phẩm chất - Phẩm chất : Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: - Máy tính , máy chiếu. - Hình ảnh cấu tạo liên kết đôi, ba, ứng dụng của anken, ankadien, ankin - Dụng cụ thí nghiệm: Bộ dụng cụ thí nghiệm điều chế etilen, axetilen trong phòng thí nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm. - Hóa chất: Ancol etylic, axit H2SO4 đậm đặc, CaC2, nước cất, dung dịch brom, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3 2. Học liệu - Sách giáo khoa, tranh ảnh. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC. ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Anken - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, - Đồng phân cấu tạo. - Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của một số anken quen thuộc. - Tính chất vật lí chung (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken. - Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX; phản ứng trùng hợp; phản ứng oxi hoá. - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken. - Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng. - Phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể. - Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. - Tính toán theo phương trình phản ứng cơ bản. - Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. - Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể. - Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. - Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể. Ankadien - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien. - Đặc điểm cấu tạo của buta-1,3-đien và isopren. - Tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). - Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan. - Ứng dụng của buta – 1,3 – đien và isopren. - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien . - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. - Viết phương trình điều chế một số chất cơ bản. Ankin - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin. - Tính chất hóa học của ankin. - Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá). - Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính toán theo các phương trình đơn giản. - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể. - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen. - Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. - Viết phương trình điều chế một số chất cơ bản. IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1, Mức độ nhận biết Câu 1: Chất nào sau đây là anken A. CH3-CH3 B. CH2=CH2 C. CH≡CH D. CH2=C=CH2 Câu 2: Hợp chất CH3-CH(CH3)CH=CH2 có tên là: A. 2-metylbut-3-en B. 2-metylbuten C. 3-metylbut-1-en D. 3-metylbuten Câu 3: Công thức phân tử chung của ankadien là A. CnH2n (n≥2) B. CnH2n-2 (n≥2) C. CnH2n (n≥3) D. CnH2n-2 (n≥3) Câu 4: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ? A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III). Câu 5: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans ? A. 1,2-đicloeten. B. 2-metyl pent-2-en. C. but-2-en. D. pent-2-en. Câu 6: Hợp chất (CH
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_20.doc