Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức : Biết được : Khái niệm về sự điện li , chất điện li , chất điện li mạnh , chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2, Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

3. Thái độ : Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên: Thí nghiệm chứng minh :

- Thử tính dẫn điện của một số dung dịch

- So sánh tính dẫn điện của dd HCl 0,1M & dd CH3COOH 0,1M

 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài

3, Bài mới :

3.1- Khởi động : Vì sao nước tự nhiên có thể dẫn điện được, nước cất thì không? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn điện của các chất

3.2- Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động 1: Hiện tượng điện li

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát thí nghiệm ảo rồi nhận xét hiện tượng

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức

 

docx 107 trang huemn72 8480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2019
Ngày dạy:
Lớp dạy: 11A8, 9, 10, 11
Tiết 01: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, định luật tuần hoàn, BTH, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá – khử, hệ thống hoá tính chất vật lý, tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm Halogen, oxi – lưu huỳnh.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học 
- Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí 
- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng 
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung: tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp 
- Năng lực riêng: tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BTH các nguyên tố
 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Ổn định tổ chức : Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số.
2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài 
3, Bài mới : 
3.1- Khởi động : Để chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới, chúng ta cần điểm qua một số kiến thức cơ bản của chương trình lớp 10
3.2- Hình thành kiến thức mới :
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Tổ chức hoạt dộng dạy học theo nhóm : mỗi bàn là một nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, thư kí ghi chép nội dung thảo luận
- Hoạt động 1 : Thảo luận phiếu học tập số 1
- Hoạt động 2 : Thảo luận phiếu học tập số 2
- Hoạt động 3 : Thảo luận phiếu học tập số 3
- Hoạt động 4 : Thảo luận phiếu học tập số 4
 + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Các nhóm xung phong trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
A. Các kiến thức cần ôn tập
I. Cấu tạo nguyên tử.
II. BTH các ngtố hoá học và ĐLTH.
III. Liên kết hoá học
IV. Phản ứng oxi hóa- khử
V. Nhóm Halogen:
- F, Cl, Br, I: Là PK có tính OXH mạnh
- Các hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen.
VI. Oxi - Lưu huỳnh
- O2, S, O3: Là PK có tính OXH mạnh
- Các hợp chất của lưu huỳnh : H2S,SO2, SO3, H2SO4
B. Luyện tập
Phiếu học tập số 1
Cho các ngtố X,Y,Z có số hiệu ngtử lần lượt là 11,12,13.
a. Viết cấu hình e của ngtử ? 
b. Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong BTH ?
c. Xác định tính chất hóa học của các nguyên tố? So sánh tính chất hóa học của các nguyên tố đó?
d. Viết CT oxít cao nhất của các ngtố đó? So sánh tính chất hóa học của các hợp chất đó ?
 * Bài giải : 
a. Viết cấu hình e
- 11X : 1s2 2s2 2p6 3s1
- 12Y : 1s2 2s2 2p6 3s2
- 13Z : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
b. Xác định ví trí : 
- 11X : ô số 11/Chu kì 3/ Nhóm IA
- 12Y : ô số 12/Chu kì 3/ Nhóm IIA
- 13Z : ô số 13/Chu kì 3/ Nhóm IIIA
c. Xác định tính chất hóa học : A,B,C đều là kim loại ; vì đều có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng
- So sánh tính kim loại : 11X >12Y >13Z
d. Công thức oxit cao nhất : X2O, YO, Z2O3
- So sánh tính bazơ : X2O> YO> Z2O3
Phiếu học tập số 2
a. So sánh liên kết ion và lk CHT
b. Trong các chất sau đây, chất nào có lk ion, chất nào có lk CHT: NaCl, HCl, H2O, Cl2.
c. Viết CTe, CTCT của các hợp chất có liên kết cộng hóa trị ?
a. So sánh 
–Giống nhau: Các ngtử liên kết với nhau để có cấu hình e bền giống khí hiếm gần nhất
- Khác: 
Lk CHT LK ION
Sự dùng chung e Sự cho và nhận e 
 lk được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện
 tích trái dấu 
b. LK ion: NaCl
 LK CHT: HCl, H2O, Cl2
c. CTe: CTCT
 H: Cl H – Cl 
 Cl : Cl: Cl – Cl
 H: O: H H – O – H
Phiếu học tập số 3
Lập PTHH của các phản ứng oxi hóa khử sau :
a. KMnO4+HClàKCl+MnCl2+H2O+Cl2 
b. Cu + HNO3 à Cu(NO3)2 + NO2+H2O
*Bài giải : 
 +7 -1 +2 0 
a. 2KMnO4+16HCl à 2 MnCl2+ 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
- HCl : Chất khử , môi trường
- KMnO4 : Chất oxi hoá
- QT oxi hóa : 2Cl- à Cl2 +2e
- QT khử : Mn+7 + 5e à Mn+2 
b. 0 +5 +2 +4 
2Cu+ 4HNO3àCu(NO3)2+2NO2+2H2O
- Cu : Chất khử 
- HNO3 : Chất oxi hoá , môi trường
- QT oxi hóa : Cu à Cu+2 +2e
- QT khử : N+5 + 1e à N+4
Phiếu học tập số 4
Cho 20g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với d2 HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí H2 (đktc) thoát ra, khối lượng muối tạo thành sau pứ là bao nhiêu g?
a. 50g b. 6 c. 55,5g d. 60g
Giải bài tập hoá học bằng phương pháp: Áp dụng ĐLBT khối lượng, electron.
Áp dụng ĐLBT điện tích:
Mg àMg2+ + 2e Fe à Fe2+ + 2e
 x x 2x y y 2y
2H+ + 2e à H2 
ß 11,2:22,4=0,5mol
è 2x + 2y = 1 hay x + y = 0,5 (1)
Lại có: 24x + 56y = 20 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ ta có
 x=0,25, y=0,25 à m = 55,5 gam à Đáp án c
4. Củng cố bài giảng: GV tổng kết bài ôn 
5, Hướng dẫn về nhà : Nhóm Halogen , nhóm O – S
Ngày soạn: 22/08/2019
Ngày dạy:
Lớp dạy: 11A8, 9, 10, 11
CHỦ ĐỀ 1 : SỰ ĐIỆN LI
TIẾT 02 – BÀI 01 : SỰ ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Biết được : Khái niệm về sự điện li , chất điện li , chất điện li mạnh , chất điện li yếu, cân bằng điện li.
2, Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3. Thái độ : Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Thí nghiệm chứng minh :
- Thử tính dẫn điện của một số dung dịch
- So sánh tính dẫn điện của dd HCl 0,1M & dd CH3COOH 0,1M
 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài 
3, Bài mới : 
3.1- Khởi động : Vì sao nước tự nhiên có thể dẫn điện được, nước cất thì không? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn điện của các chất 
3.2- Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Hiện tượng điện li
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát thí nghiệm ảo rồi nhận xét hiện tượng
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I- Hiện tượng điện li :
1.Thí nghiệm :
* Hiện tượng :
- Đèn sáng ở các cốc đựng : dd NaCl , dd NaOH , dd HCl
- Đèn không sáng ở các cốc đựng : nước cất , dd saccarozơ , dd ancol etylic , dd glixerol , NaCl rắn khan , NaOH rắn khan
* Kết luận : 
- Không dẫn điện : : nước cất , dd saccarozơ , dd ancol etylic , dd glixerol , NaCl rắn khan , NaOH rắn khan
- Dẫn điện : dd NaCl , dd NaOH , dd HCl (dd axit , bazơ , muối)
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit , bazơ , muối trong nước 
- Nguyên nhân : Tính dẫn điện của các dung dịch axit , bazơ , muối là do trong dd của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion
- Sự điện li : là quá trình phân li các chất trong nước ra ion
- Chất điện li : là những chất tan trong nước phân li ra ion à Vậy : axit , bazơ , muối là chất điện li
- Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li
- VD : NaCl à Na+ + Cl-
 HCl à H+ + Cl-
 NaOH à Na+ + OH-
*Chú ý : Nhiều chất khi nóng chảy cũng phân li ra ion, nên ở trạng thái nóng chảy các chất này dẫn điện được. trong phạm vi chương trình , chúng ta chỉ xét dd chất điện li
Hoạt động 2: Phân loại các chất điện li
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát thí nghiệm ảo rồi nhận xét hiện tượng
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
II- Phân loại các chất điện li :
1.Thí nghiệm :
* Hiện tượng : Bóng đèn ở cốc đựng dd HCl 0,1M sáng hơn ở cốc đựng dd CH3COOH 0,1M
* Kết luận : dd HCl 0,1M dẫn điện mạnh hơn dd CH3COOH 0,1M
* Nguyên nhân : nồng độ ion trong dd HCl > nồng độ ion trong dd CH3COOH , nghĩa là số phân tử HCl phân li ra ion nhiều hơn so với số phân tử CH3COOH phân li ra ion
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu :
a) Chất điện li mạnh :
* KN : CĐL mạnh là chất khi tan trong nước , các phân tử hòa tan đều phân li ra ion
* CĐL mạnh bao gồm :
- Axit mạnh : HCl , HBr, HI , HNO3 , H2SO4 , HClO3 , HClO4
- Bazơ mạnh (kiềm) : là bazơ của các kim loại nhóm IA & IIA(chu kì lớn) : NaOH , KOH , Ca(OH)2 , Ba(OH)2 , ...
- Hầu hết các muối 
* Chú ý : 
- Trong PTĐL của CĐL mạnh , người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
- VD : Na2SO4 à 2Na+ + SO42-
b) Chất điện li yếu :
* Khái niệm : CĐL yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion , phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd
* Chất điện li yếu bao gồm :
- Các axit yếu : CH3COOH , HF , H2S , HClO , HClO2 , H2CO3 , H2SO3 , 
- Các bazơ yếu : Mg(OH)2 ; 
* Chú ý : 
- Trong PTĐL của CĐL yếu , người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau 
- VD : CH3COOH D CH3COO- + H+
- Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê.
3. 3- Luyện tập : 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS làm bài tập 3/SGK,7.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
Bài giải :
a) Các chất điện li mạnh :
(1) Ba(NO3)2 à Ba2+ + 2NO3 
 0,1M -----> 0,1M ---> 0,2M
(2) HNO3 à H+ + NO3 
 0,02M -----> 0,02M ---> 0,02M
(3) KOH à K+ + OH
0,01M -----> 0,01M ---> 0,01M
b) Các chất điện li yếu :
(4) HClO D H+ + ClO
(5) HNO2 D H+ + NO2
- Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) 
- Viết phương trình điện li của một số chất. 
3. 4- mở rộng tìm tòi 
Vận dụng :Tại sao khi cầm dây điện để cắm hoặc rút khỏi nguồn điện ta cần lau tay khô ?
Trả Lời : Vì tay tay ướt có dính nước, nước tự nhiên có hòa tan nhiều muối khoáng là chất dẫn điện nên dễ bị điện giật
- Riêng lớp 10A8 GV hướng dẫn HS nghiên cứu thêm độ điện li trang 25SGK.
- Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài & làm bài tập sgk ,7
- Chuẩn bị bài sau : Bài 2- Axit , bazơ & muối (Ôn tập lại ĐN và tính chất hóa học chung của axit , bazơ đã học ở THCS 
Ngày soạn: 28/08/2019.
Ngày dạy: 
11A8
11A9
11A10
11A11
TIẾT 03 – BÀI 2 : AXIT , BAZƠ VÀ MUỐI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KiÕn thøc
BiÕt ®­îc : 
- §Þnh nghÜa : axit, baz¬, hi®roxit l­ìng tÝnh vµ muèi theo thuyÕt A-rª-ni-ut.
- Axit mét nÊc, axit nhiÒu nÊc, muèi trung hoµ, muèi axit.
2. KÜ n¨ng
- Ph©n tÝch mét sè thÝ dô vÒ axit, baz¬, muèi cô thÓ, rót ra ®Þnh nghÜa.
- NhËn biÕt ®­îc mét chÊt cô thÓ lµ axit, baz¬, muèi, hi®roxit l­ìng tÝnh, muèi trung hoµ, muèi axit theo ®Þnh nghÜa.
- ViÕt ®­îc ph­¬ng tr×nh ®iÖn li cña c¸c axit, baz¬, muèi, hi®roxit l­ìng tÝnh cô thÓ.
- TÝnh nång ®é mol ion trong dung dÞch chÊt ®iÖn li m¹nh.
3. Thái độ :
- Thông qua việc học các khái niệm về axit, bazơ & muối theo thuyết Areniuyt , học sinh thừa hưởng được kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ các nhà bác học ; học sinh cũng học tập được tinh thần hợp tác khoa học của nhiều nhà khoa học.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với các nhà khoa học
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh: Ôn tập lại các khái niệm về Axit , bazơ đã học ở lớp 9
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Hoạt động: kết nối: Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) Ca(NO3)2; H2SO4; HClO; BaCl2; KOH
b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2; H3PO4
Bài giải : 
2. Hoạt động: hình thành kiến thức : 
 Khởi động: Ở chương trình THCS , các em đã được tìm hiểu về: axit, bazơ & muối- đó là các chất điện li; Ở bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về axit, bazơ & muối theo thuyết điện li.
Hoạt động 1: Axit
+Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- Axit là gì? Cho VD ?
	- Viết PTĐL của các axit đó ?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả.
- HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức.
I. Axít:
1. Định nghĩa: (theo Areniuyt)
- Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Vd:	 HCl à H+ + Cl-
	CH3COOH DCH3COO + H+
2. Axít nhiều nấc: 
-Axít mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axít 1 nấc.
Vd: HCl, CH3COOH , HNO3 
- Axít mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axít nhiều nấc.
Vd: H3PO4
	H3PO4 D H+ + H2PO4-
	H2PO4- D H+ + HPO42-
HPO42- D H+ + PO43-
Hoạt động 2: Bazơ
+Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Bazơ là gì ? Cho VD? Viết PT điện li của chúng. Các dung dịch bazơ trên có gì giống & khác nhau?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả.
- HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức.
II. Bazơ:
- Định nghĩa (theo thuyết Areniuyt): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
Vd: NaOH → Na+ + OH-
 KOH → K+ + OH-
Ngoài các bazơ thông thường ra , theo Areniuyt một số chất không có nhóm OH trong phân tử cũng có thể là bazơ 
VD : NH3 + H2O D NH4+ + OH
Hoạt động 3: Hiđroxít lưỡng tính
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV thực hiện thí nghiệm ảo, HS quan sát và nhận xét hiện tượng
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
III. Hiđroxít lưỡng tính:
* Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ
Vd: Zn(OH)2 là hiđroxít lưỡng tính
+ Phân li kiểu bazơ:
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2 OH- 
+ Phân li kiểu axit:
Zn(OH)2 D ZnO22- + 2 H+ 
Hoặc : H2ZnO2 D ZnO22- + 2 H+
* Đặc tính của hiđroxít lưỡng tính.
- Thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2 
- Ít tan trong H2O
- Lực axít và bazơ của chúng đều yếu
Hoạt động 4: Muối
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu hs viết phương trình điện li của NaCl, K2SO4, (NH4)2SO4 ? NX? 
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
IV. Muối:
1. Định nghĩa: sgk
* Phân loại : dựa vào tính chất chia 2 loại : 
- Muối trung hoà: Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaCl, Na2SO4, Na2CO3 
- Muối axít : Muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaHCO3, NaH2PO4 
2. Sự điện li của muối trong nước:
-Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.(Trừ một số muối là cđl yếu : HgCl2 ; Hg(CN)2 ; ... )
- Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H+.
Vd: NaHSO3 → Na+ + HSO3-
 HSO3- D H+ + SO3 2-.
- Trong một số muối như : Na2HPO4 , ... gốc axit vẫn còn H , nhưng vẫn là muối trung hòa , vì gốc axit của nó không phân li ra H+
3. Hoạt động: Luyện tập : 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Phân loại các hợp chất sau và viết phương trình điện li: CaSO4, (NH4)2SO4, NaHSO4, H2CO3, Mg(OH)2
- Làm bài tập 2/sgk trang 10
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả.
- HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
4. Hoạt động: Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
- Tại sao khi bị kiến hay bị ong đốt người ta bôi vôi vào chỗ đốt vết thương lại đỡ đau và xưng ?
* Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài & làm bài tập về nhà – sgk, 10
- Chuẩn bị bài sau : Bài 3- Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
Ngày soạn: 28/08/2019.
Ngày dạy: 
11A8
11A9
11A10
11A11
 /2019
 /2019
 /2019
 /2019
Tiết 04-Bài 3 : SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức: Biết được: 	 
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
 2, Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. 
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án ; TNCM : Thử pH của một số dung dịch
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Hoạt động: kết nối: 
Phân loại các hợp chất sau và viết phương trình điện li: Na2SO4, NH4Cl, NaHSO3, H2SO3, 
2. Hoạt động: hình thành kiến thức : 
* Khởi động : Liên hệ thí nghiệm bài sự điện li “Nước cất có dẫn điện không? Vì sao?”. Trên thực tế nước có điện li nhưng điện li rất yếu :
Hoạt động 1: Nước là chất điện li yếu
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Thông báo bằng dụng cụ cực nhạy, người ta nhận thấy nước cũng dẫn điện cực yếu à nước cũng điện li rất yếu, yêu cầu HS viết phương trình điện li của nước.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I/ Nước là chất điện li yếu:
1/ Sự điện li của nước:
Nước điện li rất yếu theo phương trình sau:
 (1)
2/ Tích số ion của nước:
(1) à Trong nước tinh khiết (môi trường trung tính): [H+] = [OH-]
+ ở 250C, trong nước nguyên chất có:
 Đặt: 
3/ Ý nghĩa tích số ion của nước:
a/ Môi trường axit:
- VD: Cho axit HCl vào nước thu được dd HCl 10-3M. xác định [H+], [OH-], MT của dung dịch?
→> Môi trường axit là môi trường có:
 [H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10-7M
b/ Môi trường kiềm:
- VD: Cho axit NaOH vào nước thu được dd NaOH 10-5M. xác định [H+], [OH-], MT của dung dịch?
→> Môi trường kiềm là môi trường có:
 [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M
* Kết luận:
+ Môi trường trung tính: [H+] > 1,0.10-7M
+ Môi trường axit: [H+] < 1,0.10-7M
+ Môi trường kiềm: [H+] → 1,0.10-7M
Hoạt động 2: Khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV: Giới thiệu: để đánh giá độ kiềm, độ axit của dung dịch có thể dựa vào [H+], tuy nhiên để tránh ghi giá trị [H+] với số mũ âm, người ta dùng gía trị pH với quy ước: pH = - lg[H+] hay [H+] = 10- pH.
 Nếu [H+] = 10- a thì pH của dung dịch có giá trị bằng bao nhiêu?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
II/ Khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ:
1/ Khái niệm về pH:
- Để đánh giá độ kiềm, độ axit của dung dịch, có thể dựa vào [H+].
- Để tránh ghi giá trị [H+] với số mũ âm, người ta dùng gía trị pH với quy ước:
 pH = - lg[H+] , [H+] = 10- pH
Ta có:
+ pH = 7 à môi trường trung tính.
+ pH < 7 à môi trường axit. 
+ pH > 7 à môi trường kiềm.
- lưu ý: 1 pH 14
2/ Chất chỉ thị axit – bazơ:
* Đ/N: Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.
- Khi trộn lẫn một số chất chỉ thị axit – bazơ có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH ta thu được chất chỉ thị vạn năng.
- Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
 3. Hoạt động: Luyện tập : 
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
- Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Vì sao nước cất để lâu ngày trong không khí lại có pH <7 ?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
- Vì sao nước cất để lâu ngày trong không khí lại có pH <7 ?
-Vì nước cất để lâu ngày ngoài không khí sẽ hòa tan một lượng khí CO2 theo PT sau :
CO2 + 2H2O D HCO3 + H3O+
HCO3 + 2H2O D CO32- + H3O+ 
Vì trong dd có ion H3O+ nên dd có pH <7 
4. Hoạt động: Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
Bài tập về nhà: Bài tập: 2, 3, 5, 6 (SGK – 14).
Ngày soạn: 06/9/2019.
Tiết 05+06 - Bài 4 : PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH
CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: 
 + Tạo thành chất kết tủa.
 + Tạo thành chất điện li yếu.
 + Tạo thành chất khí.
2, Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên : 
-TNCM : Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
-DC : ống nghiệm ; kẹp gỗ ; 
-HC : Na2SO4 ; BaCl2 ; NaOH ; HCl; Na2CO3.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài 4: nghiên cứu SGK, mạng internet, tìm hiều về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Ngày dạy: 
11A8
11A9
11A10
11A11
 /2019
 /2019
 /2019
 /2019
Tiết 05: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH
CÁC CHẤT ĐIỆN LI
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Hoạt động: kết nối: 
- Viết biểu thức tích số ion của nước?Phụ thuộc vào yếu tố nào?	
- Nêu khái niệm về pH ? Tính pH của dd Ba(OH)2 0,0005M ? Xác định môi trường của dd này?
2. Hoạt động: hình thành kiến thức : 
* Khởi động : Trong dung dịch các axit , bazơ , muối điện li ra ion, vậy các chất này phản ứng với nhau như thế nào?
Hoạt động 1: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng thí nghiệm ảo, HS quan sát nhận xét hiện tượng và viết các PTHH xảy ra
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Nhóm HS xung phong trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
1. Tạo thành chất kết tủa: 
* Thí nghiệm giữa 2 dd Na2SO4 và BaCl2 : thấy có kết tủa trắng xuất hiện:
PTPƯ: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.
PT ion thu gọn: SO42- + Ba2+ → BaSO4↓.
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của hai ion SO42- và Ba2+ để tách ra dưới dạng chất kết tủa.
Hoạt động 2: 2. Tạo thành chất điện li yếu:
a. Tạo thành nước: 
* Thí nghiệm giữa 2 dd NaOH 0,10M (có phenolphtalein) và dd HCl 0,10M : thấy màu hồng của dd biến mất.
PTPƯ : NaOH + HCl →NaCl + H2O.
PT ion thu gọn : OH- + H+ → H2O.
* Các hidroxit có tính bazơ yếu tan được trong các axit mạnh , VD:
 Mg(OH)2(r) + 2H+ → Mg2+ + H2O. 
b. Tạo axit yếu:
* Thí nghiệm giữa 2 dd CH3COONa và HCl : thấy dd thu được có mùi giấm:
PTPƯ: CH3COONa + HCl → CH3COOH+NaCl.
Pt ion thu gọn: CH3COO- + H+ → CH3COOH
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của các ion để tách ra dưới dạng chất điện li yếu.
3. Hoạt động: Luyện tập : 
Viết phương trình phản ứng, phương trình ion đầy đủ và thu gọn của phản ứng xảy ra giữa dd K2CO3 và dd Ba(NO3)2 ? 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
4. Hoạt động: Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
Bài tập về nhà: Bài tập: 2, 3,4 (SGK – 20).
Ngày dạy: 
11A8
11A9
11A10
11A11
 /2019
 /2019
 /2019
 /2019
Tiết 06: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI (tiếp)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Hoạt động: kết nối: 
Viết phương trình phản ứng, phương trình ion đầy đủ và thu gọn của các phản ứng sau:
CuO + H2SO4 ®
HCl + AgNO3 ®
2. Hoạt động: hình thành kiến thức : 
* Khởi động :
Trong tiết trước các em đã biết được điều kiện để xảy ra một phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu, tiết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp 1 điều kiện nữa là phản ứng tạo thành chất khí.
Hoạt động 1:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng thí nghiệm ảo, HS quan sát nhận xét hiện tượng và viết các PTHH xảy ra
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Nhóm HS xung phong trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
3. Tạo thành chất khí:
* Thí nghiệm giữa 2 dd Na2CO3 và HCl : thấy có sủi bọt khí:
PTPƯ : Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
Pt ion thu gọn : CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O.
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của CO32- và H+ để tạo thành axit kém bền , phân hủy thành khí CO2 thoát ra.
* Các muối ít tan như CaCO3 , MgCO3 ... cũng tan được trong các dd axit. 
Hoạt động 2: Kết luận
II. Kết luận:
	SGK
3.3 – Luyện tập : Bài 5 (GSK – 20)
* Nội dung trọng tâm của bài :
- Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng
 4. Hoạt động: Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
- Riêng lớp 10A8 GV hướng dẫn nghiên cứu thêm phản ứng thủy phân của muối.
+ Viết phương trình điện li các chất tạo thành ion, nhận xét khả năng thủy phân trong nước của các ion vừa tạo thành.
+ Ion gốc của axit yếu thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ: Na2CO3, K2SO3, 
+ Ion gốc của bazơ yếu thủy phân trong nước tạo môi trường axit: MgCl2, Cu(NO3)2, 
+ Ion gốc của axit mạnh và ion gốc của bazơ mạnh không bị thủy phân trong nước, đóng vai trò trung tính: KCl, Na2SO4, Ba(NO3)2, 
Bài tập về nhà: Bài tập: 1,6,7 (SGK – 20), học bài cũ và chuẩn bị bài 5: nghiên cứu SGK, mạng internet,..
Ngày soạn: 10/9/2019.
Tiết 07 + 08 - Bài 05 : LUYỆN TẬP : AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. 
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Củng cố các kiến thức về axit , bazơ , hidroxit lưỡng tính , muối trên cơ sở thuyết điện li của Areniuyt
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li
- Rèn kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ & phương trình ion rút gọn
- Rèn kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH & môi truongf axit , trung tính hay kiềm
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên : Giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
Ngày dạy: 
11A8
11A9
11A10
11A11
 /2019
 /2019
 /2019
 /2019
Tiết 07 - Bài 05 : LUYỆN TẬP : AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. 
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI (t1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. Hoạt động: Khởi động : Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về các nội dung mà các em đã được học ở các giờ trước : axit , bazơ & muối ; pư trao đổi ion
2. Hoạt động: Luyện tập : 
Hoạt động 1: Các kiến thức c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_20.docx