Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 29: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 29: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

Trình bày được :

 Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. .

Trọng tâm:.

 Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.

2.Kĩ năng

 Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

 Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm

3.Thái đô

- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả

4. Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính toán hóa học.

 

doc 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 29: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
	Tiết 29: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Trình bày được :
- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. .
Trọng tâm:.
- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
2.Kĩ năng
- Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi. 
- Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm
3.Thái đô
- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả 
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: hợp tác nhóm
2.Thiết bị: bảng phụ
-GV: một số bài tập xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
-HS: ôn lại phương pháp định tính, định lượng các nguyên tố hợp chất hữu cơ.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt các loại hợp chất hữu cơ sau: C2H6; C2H5OH; 
C2H5-O-CH3; CH3-COOH; CH3-CHO; CH3-COOCH3; CH3-OH
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV lấy ví dụ: C2H4 (etilen), C3H6 (propilen), C2H5OH (ancol etylic), CH3COOH (axit axetic), C6H12O6 (glucozo)
? Hãy xác định tỉ lệ số nguyên tử từng nguyên tố trong mỗi công thức?
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 (37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
I. Công thức đơn giản nhất
Mục tiêu: Trình bày được :
- Đ/n: công thức đơn giản nhất
- Cách thiết lập CTĐGN
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Cho hs nghiên cứu sgk để nắm được định nghĩa về CTĐGN. 
- Yêu càu HS nêu cách thiết lập CTĐGN
- Gv: Lấy ví dụ cho hs hiểu về CTĐGN.
Vd: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam một HCHC A thu được 0,448 lit khí CO2 (đkc) và 0,36 gam H2O. Tìm CTĐGN của A?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Báo cáo kết quả và thảo luận
1. Định nghĩa:
-CTĐGN là CT biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên ltố trong phân tử.
2. Cách thiết lập CTĐGN:
- Gọi CTĐGN của hợp chất đó là: CxHyOz 
- Lập tỉ lệ : 
 x:y:z = nC : nH :nO 
Hoặc x:y:z 
=>CTĐGN của hợp chất: (x, y, z: Số nguyên tối giản)
* Thí dụ: Đặt CTĐGN của A là 
→ = 0,6 – 0,24 – 0,04 = 0,32 (g)
- Lập tỉ lệ:
x:y:z = = 0,02:0,04:0,02
- Biến đổi thành tỉ lệ số nguyên đơn giản: 1:2:1
=> CTĐGN là: 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
II. Công thức phân tử:
Mục tiêu: 
Trình bày được :
- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : công thức phân tử và công thức cấu tạo. .
- Cách thiết lập công thức phân tử.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV: Đưa ra 1 số thí dụ về CTPT: C2H4 
C2H4O2, C2H6O àNhìn vào CTPT ta có thể biết được điều gì?
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận, nghiên cứu theo các nội dung sau:
- Nhóm 1: Nghiên cứu, tìm ra mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN. Lấy VD
- Nhóm 2: Nghiên cứu, thiết lập các bước lập CTPT thông qua CTĐGN
- Nhóm 3: Nghiên cứu, thiết lập CTPT dựa vào % về khối lượng các nguyên tố
- Nhóm 4: Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy.
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
1. Định nghĩa:
-CTPT là CT biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
Nhóm 1:
2. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN:
* Nhận xét:
-Số ngtử của mỗi ngtố trong CTPT là 1 số nguyên lần số ngtử của nó trong CTĐGN.
-Trong 1 số trường hợp:CTPT = CTĐGN
-Một số chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng CTĐGN
NHóm 2:
3. Cách thiết lập CTPT của HCHC:
a. Thông qua CTĐGN:
-(CaHbOc)n → = (12a + 1b + 16c) .n 
-Với a,b,c đã biết kết hợp 
-Tính được n => CTPT
Nhóm 3:
b. Dựa vào thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố:
* Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO.
Klg (g) M(g) 12x y 16z
%m 100% C% H% Z%.
* Từ tỉ lệ:
=> 
* Ví dụ: Sgk
Nhóm 4: 
c. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy:
CxHyOz+(x+y/4–z/2)O2→ xCO2 + y/2H2O 1mol xmol y/2mol
Biết MA; x; y →12x+1y+16z = MA 
→
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Làm các bt 5, 6 SGK
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Bài 5: B; Bài 6: B
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bằng cách tự phân tích định lượng hãy Thiết lập công thức phân tử của đường trắng.
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
- Về nhà học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới và làm các bài tập SGK. Làm thêm các bài sau
Bài 1: Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 76,31%C; 10,18%H, 13,52%N. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H10N 	 B. C19H30N3	 C. C12H22N2 D. C20H33N3
Bài 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, N (chứa 1 nguyên tử N), thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N. 	 B. C2H7N. 	 C. C3H9N. 	 D. C4H9N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_29_cong_thuc_phan_tu_hop_chat_hu.doc