Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, học sinh đạt được

1. Kiến thức

 Hiểu rõ những nội dung cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị, kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị

 Đặc điểm của Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX.

2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác sgk, tranh ảnh, phân tích, đánh giá.

Năng lực tự học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực thực hành bộ môn lịch sử

3. Phẩm chất

 Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.

 Giải thích được chiến tranh gắn với chủ nghĩa đế quốc.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

Thiết bị dạy học: Bản đồ Nhật Bản, tranh ảnh liên quan, máy chiếu.

Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 11, sách giáo viên lịch sử lớp 11, tài liệu tham khảo

 2. Chuẩn bị của học sinh

Sgk và đọc trước nội dung bài mới. Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu Nhật Bản.

 

docx 8 trang huemn72 6980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:
Tổ: 
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY
Bài 1: NHẬT BẢN.
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp:11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được
1. Kiến thức
 	Hiểu rõ những nội dung cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị, kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị
 	Đặc điểm của Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX.
2. Năng lực
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác sgk, tranh ảnh, phân tích, đánh giá.
Năng lực tự học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực thực hành bộ môn lịch sử 
3. Phẩm chất
	Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
 	Giải thích được chiến tranh gắn với chủ nghĩa đế quốc. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Bản đồ Nhật Bản, tranh ảnh liên quan, máy chiếu.
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 11, sách giáo viên lịch sử lớp 11, tài liệu tham khảo 
 2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk và đọc trước nội dung bài mới. Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu Nhật Bản.
III. Tiến trình dạy học
	1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU/ GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
a. Mục đích
Với việc học sinh quan sát hình ảnh Thiên hoàng Minh Trị, các em sẽ biết được đây là ông vua của Nhật Bản có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản nhưng các em chưa thể biết được ông đã làm như thế nào để đưa Nhật trở thành một nước đế quốc và sau khi Nhật trở thành đế quốc có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến các nước trong khu vực. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
 b. Nội dung
	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát bức ảnh tư liệu và thảo luận một số nội dung liên quan.
1. Who is he?( Ông là ai)
2. Where is he from?( Ông đến từ đâu)
3. How does he play a role in the country?( Ông ấy có vai trò như thế nào đối với đất nước)
Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu những nội dung được giao.
c. Sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm hoàn chỉnh của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Ông là Thiên hoàng Minh Trị. 
Ông ấy đến từ Nhật Bản.
Là người đã thực hiện cải cách, duy tân đưa Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
Giáo viên giới thiệu những nét khái quát về đất nước Nhật Bản.
Giáo viên xác định nội dung chính của bài học: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cuộc duy tân, tác động của duy tân đến Nhật Bản.
d. Cách thức thực hiện
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
1. Who is he?( Ông là ai)
2. Where is he from?( Ông đến từ đâu)
3. How does he play a role in the country?( Ông ấy có vai trò như thế nào đối với đất nước)
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm hoàn chỉnh của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày - Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị (Chỉ giới thiệu những nét chính về tình hình Nhật Bản)
a. Mục đích 
Biết được những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị và hiểu được đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868:
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK trang 4-5và trả lời câu hỏi:
1. Những mâu thuẫn tồn tại trong kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là gì?
2. Hướng giải quyết những mâu thuẫn trên của Nhật Bản ? 
Trong hoạt động này giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi để tìm hiểu về những mâu thuẫn tồn tại trong lòng xã hội Nhật Bản.
 Giáo viên gọi 1-2 học sinh bất kì báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa
 c. Sản phẩm:
+ Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
+Về chính trị : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
+Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
+ Các nước Phương Tây trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”
>> Nhật Bản đứng trước một trong hai sự lựa chọn: hoặc duy trì chế độ phong kiến hoặc duy tân đất nước.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1 kinh tế
+ Nhóm 2 chính trị
+ Nhóm 3 xã hội
+ Nhóm 4 giáo dục
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Cuộc Duy tân Minh Trị
a. Mục đích 
Trình bày được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, quân sự.
 Ý nghĩa, vai trò của những cải cách đó 
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc nội dung cơ bản của cải cách Minh Trị trong SGK trang 5-6 và trả lời câu hỏi:
 	 1. Cho biết những điểm mới của Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực?
 	 2. Trong các nội dung cải cách, theo em nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao?
 	3. Ý nghĩa, vai trò của cuộc cải cách?
Học sinh hoạt động cá nhân . 
Giáo viên gọi 1-2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa
 c. Sản phẩm
- Tháng 1 năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. Lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nội dung cuộc duy tân
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp. 
quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Ý nghĩa cuộc duy tân 
+ Duy tân tiến hành toàn diện, tạo nên những biến đổi sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. 
+ Duy tân đã hoàn thành hai nhiệm vụ: Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa; bảo vệ đất nước.
+ Duy tân có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1 kinh tế
+ Nhóm 2 chính trị
+ Nhóm 3 quân sự
+ Nhóm 4 giáo dục
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa 
a. Mục đích
Biết được những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế XIX - đầu thế kỉ XX 
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin tư liệu SGK trang 6-7 quan sát hình ảnh và thảo luận các câu hỏi
1. Sự chuyển biến kinh tế của Nhật Bản sau cải cách? 
2. Lãnh thổ của Nhật Bản thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
3. Đặc điểm của đế quốc Nhật?
Học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi theo cặp đôi và báo cáo kết quả làm việc trước lớp. 
Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại, sử dụng tư liệu về Nhật Bản và đồ dụng trực quan để khai thác tranh ảnh trong hoạt động này.
 c. Sản phẩm
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mítxưi, Mítsubisi,... Sự lũng đoạn với kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật ; thông qua đó, Nhật chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên,... 
- Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901. 
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị
b. Nội dung
	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hoạt động cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo:Hoàn thành bảng thống kê
Nội dung
 Cách mạng tư sản Phương Tây
 Cải cách Minh trị
Nhiệm vụ- Mục tiêu
Lãnh đạo
Lực lượng
Hình thức
Kết quả
Tính chất
	Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức về cách mạng tư sản ở Nhật nói riêng, cách mạng tư sản nói chung. Với việc điền những nội dung phù hợp vào bảng thống kê trên học sinh phải dựa vào những kiến thức đã học về cách mạng tư sản
c. Sản phẩm
Nội dung
 Cách mạng tư sản Phương Tây
 Cải cách Minh trị
Nhiệm vụ- Mục tiêu
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
Lật đổ chế độ Sôgun, mở đường cho CNTB phát triển
Lãnh đạo
Tư sản 
Thiên hoàng Minh Trị
Lực lượng
Quần chúng nhân dân
Tư sản, Quí tộc tư sản hóa
Phương pháp 
Chủ yếu đấu tranh vũ trang
Cải cách
Kết quả
Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Xóa bỏ cản trở của chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thoát khỏi thân phận nước thuộc địa
Tính chất
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
a. Mục đích
 Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để liên hệ với tình hình, nhiệm vụ cách mạng của các nước trong khu vực và Việt Nam cuối thế kỉ XIX
b. Nội dung
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
1. Cuộc cải cách Minh Trị ảnh hưởng như thế nào đến các nước trong khu vực ?
2. Việt Nam có chịu tác động bởi cuộc cải cách Minh Trị không? 
	3. Em học được những đức tính gì từ con người Nhật?
c. Sản phẩm
1. Cuộc cải cách Minh Trị tác động sâu sắc đến nhiều nước trong khu vực: Trung Quốc với cuộc Duy Tân năm Mậu Tuất. Tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX cũng giống như Nhật nhưng triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách thủ cựu nên bị các nước đế quốc sâu xé mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 1898 cuộc vận động Duy Tân nổ ra do Khang Hữu vi và Lương Khải Siêu thực hiện do tác động bởi cuộc cải cách Minh Tri ở Nhật
2. Việt Nam chịu tác động bởi cuộc cải cách Minh Trị
- Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi cuộc cải cách Minh Trị
- Cụ Phan Bội Châu coi Nhật là anh cả da vàng, muốn noi gương Nhật, dựa vào Nhật cứu nước
- Học sinh có thể viết một đoạn văn hoặc sưu tập ảnh về ý thức, tính kỉ luật tự giác của con 
người Nhật 
3. Những đức tính của người Việt Nam từ con người Nhật như tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường.
d. Cách thức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
	Đọc trước nội dung Bài 2: Ấn Độ. Sưu tầm tư liệu về công cuộc đấu tranh của Ấn Độ
IV. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_nhat_ban.docx