Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chương 4: Từ trường - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chương 4: Từ trường - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức nhằm giúp HS nắm vững kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ.

- Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ để giải các bài tập mức độ NB, TH, VD1 liên quan.

- Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia củng cố và vận dụng các kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ.

2. Định hướng năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

Năng lực chia sẻ, trao đổi, thảo luận, trình bày, năng lực tính toán.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Xem lại kiến thức Bài 23 về Từ thông - Cảm ứng điện từ - Vật lí lớp 11.

- Máy tính, điện thoại, Phần mềm Zoom, PM Sơ đồ tư duy.

- Giáo án điện tử, giáo án Word.

2. Học sinh

- Xem lại kiến thức Bài 23 về Từ thông - Cảm ứng điện từ - Vật lí lớp 11.

- Tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động học do GV tổ chức.

- Phiếu đáp án trắc nghiệm A, B, C, D.

III. Phương pháp dạy học

- Ứng dụng công nghệ trong dạy học: Dạy học trực tuyến bằng PM Zoom, dùng PM vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức cho HS.

- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp qua việc cho HS thảo luận cá nhân, nhóm.

 

doc 2 trang huemn72 8270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chương 4: Từ trường - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
Ngày dạy: Sáng 07/4/2020 - Lớp dạy: 11D5 - Tiết 1 (Ca 2). 
Ngày dạy: Sáng 11/4/2020 - Lớp dạy: 11D4 - Tiết 1 (Ca 2). 
GV dạy: Nguyễn Thị Tuyết Lan
Chương IV: Từ trường
Chủ đề: Từ thông - Cảm ứng điện từ (Bài 23)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức nhằm giúp HS nắm vững kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ.
- Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ để giải các bài tập mức độ NB, TH, VD1 liên quan.
- Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia củng cố và vận dụng các kiến thức về Từ thông - Cảm ứng điện từ.
2. Định hướng năng lực hình thành và phát triển cho học sinh 
Năng lực chia sẻ, trao đổi, thảo luận, trình bày, năng lực tính toán. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Xem lại kiến thức Bài 23 về Từ thông - Cảm ứng điện từ - Vật lí lớp 11.
- Máy tính, điện thoại, Phần mềm Zoom, PM Sơ đồ tư duy.
- Giáo án điện tử, giáo án Word.
2. Học sinh 
- Xem lại kiến thức Bài 23 về Từ thông - Cảm ứng điện từ - Vật lí lớp 11.
- Tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động học do GV tổ chức.
- Phiếu đáp án trắc nghiệm A, B, C, D.
III. Phương pháp dạy học
- Ứng dụng công nghệ trong dạy học: Dạy học trực tuyến bằng PM Zoom, dùng PM vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức cho HS.
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp qua việc cho HS thảo luận cá nhân, nhóm.
IV. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp, kiểm diện (giao cho cán bộ lớp).
2. Ôn tập
Hoạt động 1. Nêu nội qui môn học.
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày sơ đồ tư duy cá nhân.
Hoạt động 3. Hệ thống hóa kiến thức
GV hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ tư duy vẽ trên phần mềm.
Hoạt động 4. Bài tập vận dụng 
1. Bài tập tự luận (giao về nhà): 
Một vòng dây có diện tích 0,04 m2 nằm trong từ trường đều; vecto cảm ứng từ có độ lớn 1,2 T được đặt sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây.
a) Tính độ lớn của từ thông qua khung dây đó?
b) Nếu vòng dây dẫn trên gồm 10 vòng dây được quấn nối tiếp và cách điện với nhau, thì từ thông qua khung dây đó bằng bao nhiêu?. 
2. Bài tập TNKQ:
Câu 1. Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là gì?
A. T.
B. m2.
C. T/m2.
D. Wb.
Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện.
B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu.
C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch.
D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
Câu 3. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín.
A. C. 
B. D. 
Câu 4. Véc tơ pháp tuyến của diện tích S là véc tơ
A. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và có phương vuông góc với diện tích đã cho.
B. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và song song với diện tích đã cho.
C. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.
D. Có độ lớn bằng hằng số và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.
Câu 5. Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn cảm ứng từ.	
B. Nhiệt độ môi trường.
C. Góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.	
D. Diện tích đang xét.
Hoạt động 4. Nhiệm vụ giao về nhà 
1. Yêu cầu HS làm (gồm những bài chưa chữa trong tiết ôn tập):
+ Các bài tập trong SGK 3, 4 trong SGK; Trong SBT: 23.1 đến 23.5.
+ Các bài tập được giao thuộc các bài 23 trên H2. 
+ Hoàn thiện nốt PHT phần BTTL và câu 3, 4, 5 TNKQ của buổi ôn tập thuộc chủ đề “Từ thông - Cảm ứng điện từ”.
2. Vẽ sơ đồ tư duy chủ đề: “Suất điện động cảm ứng - Tự cảm (Bài 24 +25)”.
3. Tìm hiểu PM để kiểm tra-đánh giá. 
4. Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài tập trong SGK gồm các bài: 3 bài 24; 4, 5, 6 bài 25.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_11_chuong_4_tu_truong_bai_23_tu_thong.doc