Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quanh quẩn buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

 - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.

 - Niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.

 - Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.

- Tiết 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Đọc và nhận dạng biểu tượng.

 Phân tích cảnh chiều muộn nơi phố huyện.

- Tiết 2: Tìm hiểu biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện.

- Tiết 3: Tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.

 Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.

III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? (Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa; Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển; Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.)

- Nội dung, thành tựu chủ yếu của xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực?

 

docx 11 trang huemn72 23210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ 
-Thạch Lam-
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	-Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quanh quẩn buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
	- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
	- Niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
	- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
- Tiết 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Đọc và nhận dạng biểu tượng. 
 Phân tích cảnh chiều muộn nơi phố huyện.
- Tiết 2: Tìm hiểu biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện.
- Tiết 3: Tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện. 
 Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
	- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? (Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa; Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển; Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.)
- Nội dung, thành tựu chủ yếu của xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
TT 1: Tìm hiểu tác giả Thạch Lam
? Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời của nhà văn Thạch Lam?
? Nêu một vài tác phẩm chính của Thạch Lam?
? Nêu những hiểu biết của em về phong cách sáng tác của Thạch Lam?
- Tuy là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn (em ruột của Nhất Linh - Hoàng Đạo), nhưng văn chương của Thạch Lam lại hướng về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, tri thức nghèo và người lao động.
- Sở trường viết truyện ngắn: Loại truyện tâm tình, truyện không có truyện. Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm.Văn ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Thế giới nhân vật thường là tầng lớp tiểu tư sản nghèo tầng lớp nông dân với cuộc sống vất vả, cực nhọc, bế tắc. Vì vậy nhân vật thường mang tâm trạng cảm xúc, cảm giác nhiều hơn là tư duy.
- Thạch Lam là người đem chất thơ vào văn xuôi. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết với tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm, tinh tế với mọi biến thái tâm trạng của lòng người.
Ông thường lặng lẽ thể hiện niềm thương cảm chân thành đối với người nghèo. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo [ ]. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. (Thạch Lam, trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 1996.)
- Trong tiểu luận Theo dòng, TL viết: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Và ở chỗ khác, TL khẳng định: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.
TT 2: Tìm hiểu tác phẩm
GV gọi 1 học sinh đọc tốt đọc văn bản.
Trước khi tóm tắt GV gọi học sinh đọc bài. Lưu ý:
- Đọc với giọng thong thả nhịp nhàng với những đoạn văn miêu tả để làm nổi bật lên các hình ảnh màu sắc, ánh sáng, cảnh vật. Với những đoạn văn miêu tả tâm lí phải làm bật lên những nét tâm lí đặc sắc.
- Đọc với giọng khắc khoải để thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên. Đọc với giọng hồi tưởng xúc động để thể hiện tâm trạng tiếc nuối một thế giới mà nhân vật đã qua những giờ hạnh phúc đang phải sống trong một phố huyện âm u, tẻ nhạt.
? Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Phố huyện Cẩm Giàng: một phố huyện nghèo có một cái chợ, cái ga xép đêm đêm có một chuyến tàu chạy qua, lù mù mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi, đã in đậm trong tâm trí Thạch Lam - sau này trở thành không gian nghệ thuật cho nhiều sáng của nhà văn.
? Bố cục của tác phẩm?
- Là loại truyện không có cốt truyện. Truyện xoay quanh một sự kiện: Liên và An cố thức để đợi tàu, nhưng theo trình tự miêu tả có thể chia tác phẩm thành 3 phần.
? Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được nhìn qua con mắt của ai? Điều này có ý nghĩa gì?
- Bức tranh phố huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của “hai đứa trẻ” mà tập trung chủ yếu là qua con mắt, tâm trạng của cô bé Liên – một thiếu nữ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Điều này có nhiều ý nghĩa khá đặc biệt:
+ Làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, tâm trạng và trở nên có hồn.
+ Đem đến cho cảnh vật vốn đơn điệu, tẻ nhạt một sức sống và dư vị riêng.
+ Đem đến cảm giác lạ hóa về thế giới xung quanh của hai đứa trẻ 
? Vì sao chúng ta xác định được Liên là nhân vật chính của truyện?
- Nhân vật chính của truyện là cô bé Liên vì toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của nhân vật này. Qua tâm trạng của Liên, tác giả muốn gửi gắm tấm lòng cảm thông với những kiếp người nghèo khổ, lụi tàn và nuôi những ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
? HS tóm tắt tác phẩm.
- Truyện kể về cảnh sinh hoạt ở một phố huyện nghèo khi chiều xuống. Sau một ngày lao động vất vả những người như chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm lại tiếp tục buôn bán kiếm sống nhưng chả kiếm được bao nhiêu. Cùng với họ còn có những đứa trẻ lang thang nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre nơi bãi chợ và chị em Liên phụ giúp mẹ trông coi cửa hàng tạp hóa. Cứ thế, đêm nào cũng như đêm nào, họ- cả người lớn lẫn trẻ con- vừa bán hàng vừa trò chuyện, vừa cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua - con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua, một thế giới tưng bừng, náo nhiệt và đầy ánh sáng. Khi chuyến tàu đi khỏi cũng là lúc mọi công việc kết thúc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
TT 1: Tìm hiểu về phố huyện lúc chiều tàn
? Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian như thế nào? Thời gian ấy nói lên điều gì?
- Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối.
- Thời gian nghỉ ngơi.
? Không gian của phố huyện được nhà văn miêu tả như thế nào? Hãy tìm chi tiết?
- Âm thanh và ánh sáng.
GV: 
Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối. Sự lựa chọn thời gian nghệ thuật này của nhà văn không phải ngẫu nhiên. Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết về một buổi sáng đầu thu, còn ở Dưới bóng hoàng lan là một trưa hè nóng nực mà dịu êm Chọn thời điểm chiều tà chuyển vào đêm khuya cho câu chuyện tác giả tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. Đó là những cảm giác đẫm chất thơ như nhiều bài thơ lãng mạn đương thời.
? Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc họa qua những hình ảnh, màu sắc nào?
? Tất cả những âm thanh, hình ảnh, màu sắc đó đã làm nổi bật đặc điểm gì nơi phố huyện?
? Qua thời gian và không gian đó em có nhận xét khái quát gì về bức tranh phố huyện?
- Phải là người gắn bó với con người và cảnh vật quê hương sâu đậm tác giả mới có thể nắm bắt được những diễn biến tinh vi và nhỏ nhẹ của thiên nhiên nơi đây.
Trong bức tranh phố huyện đó, có thể nói ấn tượng đối với người đọc chính là những con người, cảnh đời được tác giả miêu tả, đó cũng chính là điểm sáng của bức tranh nơi phố huyện.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn? Cảnh đó gợi lên điều gì?
- Chợ là bộ mặt kinh tế, tập trung sức sống của một vùng. Miêu tả cảnh chợ tàn, Thạch Lam làm nổi bật vẻ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều của phố huyện.
? Con người phố huyện lúc chiều tàn gồm những nhân vật nào? Họ hiện lên ra sao qua cái nhìn của Liên?
? Nhận xét về cuộc sống của những con người nơi phố huyện?
- Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện.
- Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.
à Nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng gợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội nghiệp.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Thạch Lam: 1910-1942. Tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Bút danh Việt Sinh.
- Thuở nhỏ, ông sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình. 
- Thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn.
b. Sự nghiệp:
- Các tác phẩm chính: 
+ Gió lạnh đầu mùa: Truyện ngắn 1937
+ Nắng trong vườn: Truyện ngắn 1938
+ Ngày mới: Tiểu thuyết 1939
+ Theo dòng: Bình luận văn học 1941
+ Sợi tóc: Tập truyện ngắn 1942
+ Hà Nội băm sáu phố phường: Bút ký 1943
+ Hà Nội ban đêm: Phóng sự 1936
+ Một tháng ở nhà thương: Phóng sự 1937.
- Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình.
2. Giới thiệu tác phẩm: Hai đứa trẻ:
- Xuất xứ: In trong tập Nắng trong vườn 1938, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
- Bút pháp: Hiện thực và lãng mạn trữ tình.
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”: Phố huyện lúc chiều tàn.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”: phố huyện khi đêm xuống.
+ Phần 3: Còn lại: Phố huyện khi đợi tàu.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Phố huyện lúc chiều tàn:
1.1 Bức tranh phố huyện:
a. Thời gian:
- Chi tiết:
+ Tiếng trống thu không để gọi buổi chiều
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Chiều, chiều rồi
à Chiều tà chuyển dần vào tối đêm.
à Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn (thời gian nghệ thuật).
b. Không gian:
- Âm thanh: 
+ Tiếng trống thu không: từng tiếng
+ Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi: văng vẳng
+ Tiếng trò chuyện của con người: Liên – An, Liên – chị Tý
+ Tiếng trống cầm canh
+ Âm thanh của đoàn tàu chạy qua
+ Tiếng chó sủa
- Hình ảnh và màu sắc:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại.
à Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, đẹp nhưng buồn.
è Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng.
à ngòi bút của nhà văn: hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
1.2 Hình ảnh con người, cuộc sống nơi phố huyện
* Cảnh chợ tàn:
- Chợ họp giữa phố vãn từ lâu.
- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Một vài người bán hàng về muộn.
- Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
- Một mùi ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi.
à Cảnh buồn vắng, tiêu điều - không gian làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 
* Con người phố huyện lúc chiều tàn:
- Mấy người bán hàng về muộn.
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.
- Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.
- Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm...
- Chị em Liên – cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng phải phụ giúp mưu sinh. 
à Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu.
è- Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện.
- Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.
Tiết 2: HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cảnh chiều muộn nơi phố huyện.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
TT 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện
HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Có bao nhiêu từ mang nghĩa tối xuất hiện trong tác phẩm? Dẫn chứng? Biểu tượng bóng tối gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời của con người nơi phố huyện?
- Cái màn đêm ấy tưởng chừng như có thể sắt ra từng miếng, đè nặng lên cả tác phẩm tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.
Nhóm 2: Bóng tối có liên quan gì tới cuộc sống mưu sinh hàng ngày của con người nơi phố huyện này không? Dẫn chứng? 
? Nhịp sống nơi phố huyện được thể hiện qua chi tiết nào?
- Con người ít ngôn ngữ, ít hành động, vẫn nặng gánh mưu sinh nhưng chừng như “đêm nay” (và bao đêm khác nữa) cuộc sống vẫn chẳng có gì tiến triển, hàng hoá vẫn ế ẩm, cuộc sống vẫn tù túng bế tắc, bao trùm tất cả là nỗi buồn chán ngấm ngầm đang xâm chiếm tâm hồn họ. Dù bế tắc, nhàm chán, nhân vật của Thạch Lam vẫn giữ được vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân vật của ông vẫn thuỷ chung đi về với đất và người phố huyện. Tuy nhiên, bằng cái nhìn đôn hậu và giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam vẫn tin rằng những con người tội nghiệp ấy vẫn không thôi ước mơ về một tương lai dù nó còn hết sức mờ nhạt. 
? Ý tưởng này được thể hiện ở chi tiết nào trong tác phẩm?
Nhóm 3: Ngọn đèn dầu được lặp bao nhiêu lần? Dẫn chứng? 
Nhóm 4: Ý nghĩa biểu tượng của ngọn đèn dầu trong tác phẩm?
- Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện. 
- Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen.
TT3: Tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện
Nhóm 1: Biểu tượng chuyến tàu lặp bao nhiêu lần trong tác phẩm? Có ý nghĩa gì?
- Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.
- Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.
Nhóm 2: Tại sao đêm nào chị em Liên cũng chờ tàu qua rồi mới đi ngủ? Có phải hai chị em chờ tàu qua để bán hàng không? Tại sao? 
- Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác.
- Chuyến tàu từ Hà Nội về mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.
à Miêu tả việc đợi tàu, TL muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.
2. Biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện:
* Biểu tượng bóng tối:
- Lặp hơn 20 lần trong tác phẩm.
à bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối.
- Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
à Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói chung.
à Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người.
- Bóng tối ấy có liên quan đến từng con người có một cuộc đời vất vả, lam lũ:
+ Tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước.
+ Đêm về bác phở Siêu xuất hiện.
+ Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn.
+ Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống. 
+ Đêm nào Liên cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu.
à Bóng tối trở thành biểu tượng nghệ thuật gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.
- Chi tiết: Ôi chao! Sớm hay muộn có ăn thua gì! (chị Tý)
à Lời than vãn thể hiện cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, buồn bã.
=> Những nét vẽ về âm thanh, ánh sáng và con người trong bức tranh phố huyện của tác giả như rời rạc nhưng lại hoà quyện cộng hưởng trong 1 hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa.
- Chi tiết: chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khó hàng ngày của họ.
à Niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào tâm hồn người lao động nghèo.
* Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện:
- Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm.
à Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng.
à Biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh, vô nghĩa, lay lắt.
3. Biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện:
- Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
à Đó là biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. 
- Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu:
+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách >< nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.
+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: chở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên.
- Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:
+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.
+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình. 
à Thạch Lam đã đánh thức những tâm hồn mệt mỏi và cam chịu, nâng niu, trân trọng những ước mơ cao đẹp của họ, khơi dậy ở họ niềm khát khao sống một cuộc sống đúng nghĩa.
Tiết 3: HAI ĐỨA TRẺ 
 -Thạch Lam-
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích giá trị của biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện?
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
TT 4: Tìm hiểu nhân vật Liên
? Cảnh ngộ gia đình Liên trong tác phẩm được tác giả miêu tả như thế nào?
- Liên và An từng có cuộc sống tuổi thơ hạnh phúc, vui vẻ nhưng rồi gia đình sa sút bố Liên mất việc nên 2 chị em phải về quê ở với mẹ, hai chị em trông coi của hàng tạp hoá.
? Sống trong phố huyện vào thời khắc buổi chiều về Liên có tâm trạng như thế nào?
? Đối với những người nghèo, Liên bộc lộ tâm trạng như thế nào? Hãy tìm chi tiết?
- “Mấy đứa con nhà nghèo cho chúng nó”
- “Ngày chị đi mò cua .đến đêm”
- “Bà cụ Thi về phía làng”
- “Gia đình bác Xẩm”
-> nhìn họ âm thầm kiếm sống, Liên thẩm nhủ trong lòng: “chừng ấy con người trong bóng tối .hàng ngày của họ”.
 GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn “Cô đếm lại những phong thuốc lào người con gái lớn và đảm đang” và “Liên vỗ vai em quả thuốc sơn đen”
Những chi tiết này 
hương của nhân vật đối với mảnh đất quê hươngcô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật -> tình yêu cũng có thật trong cuộc đời nhà văn. Đó là kỉ niệm giữa nhà văn và chi gái của mình khi sống ở Cẩm Giàng, Hải Dương. -> trong tình cảm Liên thương em như ẩn hiện tình thương, nỗi nhớ lòng biết ơn và trân trọng của nhà văn đối với người chị của mình
? Đoàn tàu đến Liên có những hành động gì? Bộc lộ tâm trạng gì của Liên?
? Qua đó, em thấy Liên là người như thế nào?
? Qua truyện ngắn Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì? 
- Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
TT 6: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
? Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
? Chân dung nhà văn Thạch Lam qua truyện ngắn?
4. Nhân vật Liên:
a. Cảnh ngộ:
- Từng có tuổi thơ hạnh phúc.
- Gia đình sa sút à về quê sống.
b. Tâm trạng của Liên:
- Khi phố huyện về chiều: Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật à tình yêu thương của nhân vật đối với mảnh đất quê hương.
- Đối với những người dân nghèo nơi phố huyện: cảm thông, thương yêu và trân trọng họ, cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.
- Đối với công việc gia đình và em trai: Liên là người chi chững chạc, đảm đang biết chăm sóc em và biết sắp xếp, thu vén công việc gia đình.
- Khi tàu đến:
+ Hành động: dắt em đứng dậy, dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng: “Hà Nội xa xăm”
à tâm trạng: khao khát, đón chờ đoàn tàu vì nó đem đến chi Liên một thế giới khác, đem đến cho Liên những khoảng khắc bừng sáng, hấp dẫn, đặc biệt nó đánh thức trong lòng Liên những kỉ niệm đẹp về Hà Nội.
à Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi. 
à Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm. 
=> Nhân vật này tiêu biểu cho những thiếu nữ Việt Nam trước CM tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán, tù đọng nhưng vẫn nhân hậu, không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sang.
5. Tư tưởng tác phẩm:
- Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn qhanh, bế tắc.
- Qua đó gợi sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
à vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
6. Đặc sắc nghệ thuật: 
- Truyện trữ tình, truyện không có truyện.
- Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể.
- Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm.
- Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ.
4. Củng cố:
Câu 1: Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, yếu tố lãng mạn xen lẫn yếu tố hiện thực?
 GV gợi ý:
Yếu tố hiện thực: phản ánh cuộc sống tàn tạ, tù túng của những kiếp người lam lũ, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ.
Yếu tố lãng mạn: thể hiện khát vọng của những con người bình thường, bé nhỏ được sống dù chỉ trong phút giây với một thế giới khác đầy đủ, tươi sáng hơn.
à Hai đứa trẻ là bài ca quê hương, bài ca về thiên nhiên đất nước.
Câu 2: Đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
GV gợi ý:
- Thạch Lam không đi vào tố cáo xã hội tàn ác, bọn người vô lương tâm bóc lột hành hạ những người thấp cổ bé họng, những người nông dân đói khổ mà đi vào miêu tả cuộc sống những người xung quanh những cảnh đời tội nghiệp, buồn chán nơi phố huyện nghèo.
- Nhà văn xót xa trước cuộc sống vô nghĩa quẩn quanh không chỉ ở những con người nghèo khổ tối tăm mà ngay cả cuộc sống tẻ nhạt đơn điệu của hai chị em Liên, đồng thời gợi lên sự khát khao về cuộc sống đẹp đẽ hơn tuy vẫn chỉ là trong mong ước.
Câu 3 : So sánh Hai đứa trẻ với Tắt đèn, Lão hạc, Gió lạnh đầu mùa ( đã học ở chương trình THCS) để thấy con người và xã hội trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945?
 + Điểm chung: Cái nhìn hiện thực và nhân đạo đối với xã hội VN đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than.
 + Nét riêng: Phong cách và bút pháp nghệ thuật của các nhà văn: Hiện thực-Lãng mạn.
5. Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học. Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Cảm nhận bản thân khi học xong tác phẩm.
- Soạn bài theo PPCT: Ngữ cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_doc_van_hai_dua_tre.docx