Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21+23: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21+23: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Phùng Thị Thanh Thúy

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU

I. Về kiến thức

- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân pháp.

 - Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.

 - Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

II. Về kĩ năng

-Đọc - hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể lọai

-Tích hợp kĩ năng sống:

+Giao tiếp: trình bày, trao đổi về tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu.

+Tư duy sáng tạo: nêu vấn đeề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ; về quan niệm sồng vinh - nhục.

+Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác phẩm.

III. Về thái độ

Có ý thức trân trọng người nông dân - nghĩa sĩ.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực

-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

I. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học

- Các slide trình chiếu (nếu có)

- Các phiếu học tập, bao gồm: phiếu bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.

Phương pháp dạy học:

- Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi

- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.

-Phương pháp tích hợp:

+Thảo luận nhóm: ghi lại những biểu hiện của hình tượng người nghĩa sĩ trong văn bản, sau đó trao đổi với nhóm để tìm ra những điểm quan trọng để báo cáo trước lớp.

+Diễn đạt sáng tạo: HS trình bày những cảm nhận của cá nhân

II. Chuẩn bị của học sinh

Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:

- Đọc trước văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

- Đồ dùng học tập

 

doc 11 trang huemn72 7730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21+23: Đọc văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 18/09/2019 
Tiết:21, 22, 23
Đọc văn:
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 Nguyễn Đình Chiểu 
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
I. Về kiến thức
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân pháp.
 - Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.
 - Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
II. Về kĩ năng 
-Đọc - hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể lọai
-Tích hợp kĩ năng sống:
+Giao tiếp: trình bày, trao đổi về tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu.
+Tư duy sáng tạo: nêu vấn đeề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ; về quan niệm sồng vinh - nhục.
+Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác phẩm.
III. Về thái độ
Có ý thức trân trọng người nông dân - nghĩa sĩ.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học
- Các slide trình chiếu (nếu có)
- Các phiếu học tập, bao gồm: phiếu bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.
Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
-Phương pháp tích hợp:
+Thảo luận nhóm: ghi lại những biểu hiện của hình tượng người nghĩa sĩ trong văn bản, sau đó trao đổi với nhóm để tìm ra những điểm quan trọng để báo cáo trước lớp.
+Diễn đạt sáng tạo: HS trình bày những cảm nhận của cá nhân
II. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
- Đọc trước văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
-GV: Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
- HS: Nhìn hình và nêu bài học
- GV dẫn vào bài: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc, ngôi sao ấy càng nhìn càng thấy sáng” điều này được thể hiện như thế nào trong nhân cách, lối sống và thơ văn của cụ Đồ Chiểu hôm nay chúng ta tìm hiểu vài nét về tiểu sử của nhà thơ. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dựng được bức tượng đài bi tráng về bức chân dung người nông dân nghĩa sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yên nước của nhà thơ, để thấy được vấn đề trên chúng tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (70 phút)
TG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sgk
GV: Hãy tóm tắt một vài nét chính về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
HS: Dựa vào phần tiểu dẫn khái quát
GV: Bổ sung, giảng rõ
- Nghị lực phi thường vượt lên số phận: mặc dù cuộc đời của ông đau đớn đến dồn dập, con đường công danh bị dở dang, trong tình yêu bị bội ước nhưng ông vẫn vượt qua để sống : mở trường dạy học, bốc thuốc, s/tác thơ văn, được nhân dân kính yêu gọi là cụ Đồ Chiểu.
Vì vậy khi mô tả về nhân cách của cụ Đồ Chiểu, Nguyễn Văn Châu viết: “Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam.”
- Lòng yêu nước thương dân thể hiện: cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, tinh thần kiên định, khảng khái, khước từ mọi sự dụ dỗ, mua chuộc của kẻ thù (tương truyền rằng: ông chủ tỉnh Bến Tre đã 3 lần đến thăm ông để mua chuộc “Cấp cho ông nhiều đất đai với điều kiện ông hợp tác với thực dân Pháp” ông từ chối mọi sự mua chuộc ấy rất khảng khái)
Phạm Thế Ngũ nhận xét
“So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bất hợp tác...” 
*Hoạt động 2: Sự nghiệp thơ văn
GV: Em hãy nêu những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
HS: Làm việc cá nhân, liệt kê các tác phẩm chính
- Lục Vân Tiên: dài 2.083 câu thơ mà nhiều nhà nghiên cứu cho là có mang tính chất tự truyện đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở Nam Kỳ. Truyện lên án bọn người độc ác, xấu xa, tráo trở, gian manh, bất nhân, bất nghĩa, đồng thời ngợi ca những tấm lòng nhân hậu, thủy chung."
- Dương Từ Hà Mậu: dài 3.448 câu thơ kịch liệt công kích đạo Phật, đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ như một mối nguy cơ cho đất nước. Dựa vào trí tưởng tượng nhân gian (thiên đường, địa ngục), tác giả để cho nhân vật tự “giải mê” qua cuộc hành trình dài đi tìm chân lý đầy gian khổ, rồi trở về trong sự hòa hợp của gia đình, làng nước.
GV: Dựa vào đoạn trích “Lẽ ghét thương”, em hãy cho biết lý tưởng đạo đức nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng trên cơ sở nào?
HS: Phân tích, nhận xét
GV: Giảng rõ 
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho cho nên lý tưởng đạo đức nhân nghĩa của ông không thể không mang màu sắc nho giáo. Tuy nhiên, ông là một tri thức nhân dân, gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, vì vậy các lý tưởng đó của ông mang đậm tính nhân dân.
- Nhân: Tình yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong hoạn nạn.
- Nghĩa: là quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.
GV: Nội dung yêu nước trong thơ ca của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện như thế nào? Tác dụng?
HS: Làm việc cá nhân, nêu các nội dung thơ chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu
GV: Bổ sung, diễn giảng
- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn thời kỳ đầu chống Pháp, cái thời mà cố Tổng bí thư Phạm Văn Đồng nhận xét: “khổ nhục nhưng vĩ đại”, thơ văn yêu nước của cụ Đồ Chiểu đã làm rõ điều đó:
+ Ông than khóc cho Tổ quốc
“Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn
Hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi”
+ Ông căm uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù
“Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta
Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi cha ông nó”
+ Ông ca ngợi những sĩ phu yêu nước
+ Xây dựng tượng đài bất tử về dân ấp, dân lân
+ Gửi niềm tin vào ngày mai và không khuất phục kẻ thù
“Một trận mưa nhuần rữa núi sông”
Hay 
“Sự đời tha khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin trọn một tấm gương”
GV: Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm như thế nào về sáng tác văn chương? Em hãy cho biết những nét nghệ thuật tiêu biểu trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Qua phần tiểu dẫn em hãy cho biết bài văn tế được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
HS: Dựa vào phần tiểu dẫn để nêu hoàn cảnh ra đời của vài văn tế
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
- Năm 1859 thực dân Pháp xâm lược Gia Định, quần chúng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm. Vào đêm 16/12/1861, các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, gây thiệt hại lớn cho địch. Họ làm chủ đồn Cần Giuộc được 2 ngày, sau đó bị phản công và thất bại, 21 nghĩa quân đã hy sinh tuần phu Gia Định yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết bài văb tế để đọc trong lễ truy điệu.
GV: Đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc
Phần lung khởi: đọc giọng trang trọng
Phần thích thực : đọc giọng hồi tưởng, hào hứng, sảng khoái
Phần ai vãn và kết: đọc chậm, trầm, thống thiết và thành kính, trang trọng
HS: Đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
GV: Bài văn tế được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Nội dung và giọng điệu của bài văn tế có đặc điểm gì?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Cấu trúc một bài văn tế có mấy phần? Hãy khái quát nội dung của từng phần?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phân tích cấu trúc bài văn tế
- Phần 1: Lung khởi→ khái quát về thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
- Phần 2: Thích thực→ kể về nguồn gốc, phẩm hạnh, công đức của người mất
- Phần 3: Ai vãn → khóc thương
- Phần 4: Kết → ca ngợi linh hồn và cảm xúc của người đọc văn tế.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
GV: Chia nhóm lớp để HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm 1: Nhận xét phần mở đầu bài văn tế Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn gốc, lai lịch của người nông dân nghĩa sĩ.
- Nhóm 3: Tìm hiểu những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân nghĩa sĩ khi có giặc ngoại xâm.
- Nhóm 4: Tìm hiểu vẽ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây.
GV: Thuyết trình, gợi ý
Người nông dân nghĩa sĩ là hình tượng trung tâm của tp. Họ là nhân vật tập thể được Nguyễn Đình Chiểu tạc vào lịch sử bằng tất cả tình cảm thương tiếc, kính trọng, cảm phục của nhân dân. Đó là một bức phù điêu được chạm nổi vừa cảm động, vừa hào hùng qua the giới ngôn từ
HS: Nhóm 1 thảo luận, cử đại diện trình bày
GV: Nhấn mạnh: như vậy trong hoàn cảnh nguy nan mới thấy được tấm lòng của nhân dân với đất nước mặc dù dưới chế độ phong kiến họ là những người bị lãng quên.
GV: Tìm và đọc những câu văn thể hiện hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ?
GV: Xác định những từ ngữ, biện pháp tu từ và phân tích tác dụng nghệ thuật của chúng?
GV: Thái độ và tình cảm của tác giả khi nhớ về của những người nghĩa sĩ?
HS: Nhóm 2 thảo luận, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, kết luận
Đó là hình ảnh của những người nông dân ngàn đời trong xã hội phong kiến nghèo nàn, cả đời quẩn quanh với lũy tre làng, cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn, âm thầm và lặng lẽ trên mảnh ruộng của mình, vua không biết mặt, chúa không biết tên và họ trông trời yên biển lặng, cuộc sống thanh bình không có giặc giã.
HS: Nhóm 3 thảo luận, cử đại diện trình bày.
GV: Hướng dẫn, gợi ý
GV: Chỉ ra những câu văn thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng tình cảm của người nông dân khi có giặc ngoại xâm ?
GV: Tư tưởng, tình cảm của họ đã chuyển biến như thế nào?
GV: Tác giả đã sử dụng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện điều đó?
GV: Bổ sung, giảng rõ
- Đất nước có giặc ngoại xâm, lòng căm thù trong người nông dân thức dậy mạnh mẽ và quyết liệt theo kiểu nông dân. Họ không thổ lộ sự căm ghét của mình bằng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ như những nhà Nho, chí sĩ yêu nước ngày xưa như Lê Lợi “quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, ngẫm trước đến nay lẽ hưng phế đắn do càng kĩ”. Họ diễn tả tâm trạng của mình bằng những hình ảnh gần gũi hàng ngày.
- Vì vậy nên họ nhận thức được rằng đất nước là một khối thống nhất cần bảo vệ, do đó họ tự nguyện tham gia chiến đấu. Từ những con người cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó họ vụt trở thành những nghĩa sĩ phi thường: ra sức đoạn kình, dốc tay bộ hổ.
HS: Nhóm 4 thảo luận, phát biểu ý kiến.
GV: Gợi ý
GV: Khung cảnh tấn công đồn giặc của người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào? Em có ấn tượng gì về khung cảnh đó?
GV: Nhận xét chung về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân?
 GV: Diễn giảng
Đẹp, hùng vĩ mà bình dị 
Ôm đất nước những người áo vải.
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểuđã phát hiện và ca ngợi bản chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. “Chỉ đến Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân chống giặc ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn một tác phẩm văn chương đẹp nhường ấy với dáng vóc đích thực của mình và được ngợi ca như những người anh hùng của thời đại. Trước Nguyễn Đình Chiểu chưa ai làm được và sau Nguyễn Đình Chiểu cũng một thời gian dài chưa ai vượt qua. Bởi thế bài văn tế được xem như một bước phát triển đột xuất trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung”
-Tích hợp kĩ năng sống:
+Giao tiếp: trình bày, trao đổi về tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu.
+Tư duy sáng tạo: nêu vấn đeề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ; về quan niệm sồng vinh-nhục.
+Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác phẩm.
TIẾT 3 
GV: Đọc lại đọan Ai vãn và đoạn kết của bài.
HS : Lắng nghe và trả lời câu hỏi
GV: Đoạn văn thể hiện tình cảm của những ai đối với người nghĩa sĩ? Thái độ và tình cảm thể hiện như thế nào? 
GV: Hình ảnh thiên nhiên có tác dụng gì? Tại sao nói đây là tiếng khóc có tầm vóc lớn.
GV: Không chỉ khóc thương mà tác giả còn thể hiện lòng căm giận về điều gì?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Vì sao nói đây là tiếng khóc đau thương nhưng không bi lụy?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Tiếng khóc ở đoạn cuối hướng về những ai? Người nghĩa sĩ còn sống trong lòng người ở phương diện nào? 
HS: Trả lời.
GV: Hướng đến những người mẹ, người vợ. Danh tiếng họ sống mãi trong lòng người dân.
GV: Tại sao cái chết anh hùng lại có ý nghĩa bất tử ? 
HS: Phân tích, phát biểu ý kiến
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV: Nhận xét về nghệ thuật của bài ca?
HS: Phân tích, phát biểu ý kiến
GV: Em rút ra ý nghĩa gì của văn bản?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
- Sinh: 1/7/1822 mất 3/7/1888
- Quê: Tân Khánh- Tân Bình- Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), quê gốc ở Huế.
- Nguyễn Đình Chiểu là một người có ý chí và có nghị lực sống.
- Nguyễn Đình Chiểu là người có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút”, có tinh thần bất khuất kiên cường trước kẻ thù “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có sá gì”
→ Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực và đạo đức, suốt đời gắn bó chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, của dân tộc. Trong Nguyễn Đình Chiểu có 3 con người đáng quý: nhà giáo- nhà văn- thầy thuốc cả 3 con người ấy đều mẫu mực.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính: SGK
2. Nội dung thơ văn
a. Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa: cơ sở lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu là nhân nghĩa, mang đậm tính nhân văn và truyền thống dân tộc.
b. Lòng yêu nước thương dân
- Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực buổi đầu đau thương của của dân tộc, khích lệ lòng căm thù giặc, biểu dương ca ngợi những anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc 
- Thơ văn chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc yêu cầu của cuộc sóng chiến đấu lúc bấy giờ.
3. Quan điểm nghệ thuật và những nét nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
a. Quan điểm nghệ thuật: sáng tác văn chương để chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của Tổ quốc, văn chương phải có lời hay ý đẹp 
VD: “Học theo ngòi bút chí công
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu”
→ viết sách để giúp đời
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
→ Viết văn để chở đạo, để đâm gian
b. Nghệ thuật
- Mang sắc thái Nam Bộ
- Mang tính chất dân gian, kể chuyện
- Tính cách nhân vật được thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời khoảng cuối năm 1861- 1862
- Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân P ở Cần Giuộc.
2. Tìm hiểu kết cấu của bài văn tế 
- Hoàn cảnh sử dụng: tang lễ
- Nội dung: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh, khóc thương cho người đã khuất.
- Giọng điệu: bi thương
- Bố cục: có 4 phần
+ Lung khởi 
+ Thích thực
+ Ai vãn
+ Phần kết
II.Đọc - hiểu văn bản
1. Lung khởi: Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩ sĩ. (câu 1 - câu 9)
- Mở đầu: Hỡi ôi! -> Tiếng than lay động lòng người.
- Nghệ thuật đối:
+ “Súng giặc đất rền” > Sự tàn bạo >< Tấm lòng yêu nước
+ “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao” > Người nông dân đã lựa chọn một cái chết bất tử thật cao đẹp - vì quê hương. 
a) Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ: (câu 3 - câu 5)
Họ vốn là những người nông dân nghèo khổ:
+ Từ “cui cút” vừa thể hiện cuộc đời lam lũ, lầm lũi của người nông dân vừa chứa đựng niềm cảm thông của tác giả
+ Họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.”
+ Họ gắn bó với công việc đồng áng: “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
b) Thái độ tự nguyện ra trận đánh giặc của người nông dân - nghĩa sĩ: (câu 6 - câu 9)
Khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông, trong người nông dân có sự chuyển biến:
- Chuyển biến về tình cảm: Tác giả đã sử dụng các động từ tình thái, động từ mạnh để diễn tả lòng căm thù giặc của người nông dân: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”.
- Chuyển biến về nhận thức: Ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.”
- Hành động tự nguyện: “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” và ý chí quyết tâm diệt giặc của người nông dân - nghĩa sĩ, sử dung những cụm từ có sắc thái biểu cảm mạnh: “nào đợi”, “chẳng thèm”, “ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ”. 
-> Những chuyển biến, thái độ tự nguyện ra trận đánh giặc của người nông dân - nghĩa sĩ được miêu tả chân thực, sinh động, hợp lí, gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
2. Thích thực: Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại. (câu 10 - câu 15)
- Hình ảnh đội quân áo vải được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của thơ văn trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hóa (câu 10 - câu 12)
- Những chi tiết chân thực: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay” đều được chọn lọc tinh tế để miêu tả vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém chất anh hùng bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.
- Hình tượng những người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến công:
+ Hệ thống từ ngữ: nhiều động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó,...), dứt khoát (đốt xong, chém rớt), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính Nam bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng tây, hè, ó)
+ Phép đối từ ngữ: trống kì - trống giục, lướt tới - xông vào, đạn nhỏ - đạn to, đâm ngang - chém ngược; đối ý: ta manh áo vải, ngọn tầm vông - địch đạn nhỏ, đạn to, táu sắt, tàu đồng; vũ khí thô sơ: rơm con cúi, lưỡi dao phay - chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai,... 
- > Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc 
→ Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệuthể hiện nỗi cảm thông, niềm kính phục và tự hào của tác giả. 
PHẦN HAI: TÁC PHẨM ( Tiếp theo)
3. Ai vãn: Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của nhân dân trước sự hi sinh của những nghĩa sĩ.
- Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ:
+ Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành (câu 16 - câu 24)
+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể nào bù đắp nổi đối với mẹ già, vợ trẻ (câu 25).
+ Nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le (câu 21).
+ Tiếng khóc uất nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước (câu 27).
- Niềm cảm phục và tự hào đối với người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, miếng cơm manh áo, đã lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp của thời đại thà chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22 - câu 23).
- Biểu dương công trạng của người nông dân - nghĩa sĩ, đời đời được Tổ quốc ghi công (câu 26 - câu 28).
- Hai câu cuối: Trở lại hiện thực, khóc thương và ngợi ca tấm lòng thiên dân của nghĩa sĩ. Nỗi đau sâu nặng: Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo không những trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi (sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai) - tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương. 
-> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người nghĩa sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống, không chỉ gợi nỗi đau thương mà cao hơn nữa, còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp còn dang dở của những người nghĩa sĩ. 
4. Kết: Ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng
 Người nghĩa sĩ tuy hi sinh nhưng tiếng thơm, thanh danh còn vang vọng mãi.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Chất trữ tình được gợi lên từ cảm xúc chân thành, sâu lắng, mãnh liệt 9câu 3, câu 25); giọng văn bi tráng, thống thiết (câu 22,23,24); hình ảnh sống động (câu 13,14,15).
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
-Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
2. Ý nghĩa văn bản
-Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân
-Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
3. Ghi nhớ: sgk trang 65.
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được ông cha ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu như: 
- Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. 
- Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
- Thà thác mà trả nước non rồi nợ, dành thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
(HS thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày trước lớp, GV sẽ ghi điểm cho HS)	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Em hãy viết đoạn văn khoảng 15 - 20 dòng làm rõ nhận định chết vinh còn hơn sống nhục qua bài Văn tế nghĩa sĩ Gần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; 
-Nội dung: Nhận định chết vinh còn hơn sống nhục qua bài Văn tế nghĩa sĩ Gần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.Từ đó, bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.
- “Vinh” là vinh quang, vinh danh được mọi người ca ngợi, kính phục >< Nhục là nhục nhã, bị coi thường, sỉ vả.
- Vinh quang chỉ dành cho những gì cao cả, chân chính >< Nhục chỉ dành cho kẻ hèn hạ, xấu xa.
- Vinh quang giúp con người thấy tự tin, hạnh phúc, động viên con người tiếp tục hướng thiện >< Nhục nhã làm con người xấu hổ, đôi khi dẫn đến tự ti, mặc cảm.
- Con người phải biết làm điều thiện để nhận được vinh quang, tránh điều nhục nhã.
- Biết vượt qua sự mặc cảm tạm thời để hướng thiện.
* Dặn dò: Học bài, làm bài và chuẩn bị bài tiếp theo Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- Xem lại và hệ thống hoá những kiến thức về sự chuyển nghĩa, về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa đã học 
- Làm các bài tập ở sgk.
- Tìm 3 ví dụ trong thơ văn có sử dụng nghĩa chuyển; 3 ví dụ về từ đồng nghĩa và đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_2123_doc_van_van_te_nghia_si_can.doc