Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-15 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-15 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2. Về kĩ năng:

- Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm

3. Về thái độ:

- HS hiểu đúng về bản chất của lịch sử, xã hội trung đại cuối thế kỉ XVIII.

- Trân trọng lương y, có tâm có đức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.

 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập

 - Tư liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Giáo dục).

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

 

doc 79 trang huemn72 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2018
Ngày dạy
11A3
12A4
Tiết 1 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác ) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Về kĩ năng:
- Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
3. Về thái độ: 
- HS hiểu đúng về bản chất của lịch sử, xã hội trung đại cuối thế kỉ XVIII.
- Trân trọng lương y, có tâm có đức.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.	
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Giáo dục).
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hãy lý giải vì sao trong triều đại phong kiến VN có 1 thời kỳ LS được gọi là “Vua Lê chúa Trịnh?
N¨m 1533, vâ quan triÒu NguyÔn lµ NguyÔn Kim ch¹y vµo Thanh Ho¸, lËp mét ng­ưêi thuéc dßng dâi nhµ Lª lªn lµm vua lÊy danh nghÜa “Phï Lª diÖt M¹c”.
N¨m 1545, NguyÔn Kim chÕt, con rÓ lµ TrÞnh KiÓm ®ưîc cö lªn thay n¾m toµn bé binh quyÒn, con thø cña NguyÔn Kim lµ NguyÔn Hoµng ®ưîc cö vµo trÊn thñ ThuËn Ho¸, Qu¶ng Nam.
§Çu thÕ kû XVII, cuéc chiÕn tranh gi÷a hai thÕ lùc TrÞnh NguyÔn bïng næ. Sau gÇn nöa thÕ kû chiÕn tranh, hai bªn lÊy s«ng Gianh (Qu¶ng B×nh) lµm ranh giíi. Ngoµi B¾c, TrÞnh Tïng x­ưng Vư­¬ng, x©y v­ư¬ng phñ c¹nh cung ®iÖn vua Lª, n¾m toµn bé quyÒn thèng trÞ nh­ưng vÉn ph¶i dùa vµo danh nghÜa vua Lª, nh©n d©n gäi lµ “ vua Lª- chóa TrÞnh”.
GV giới thiệu bài mới: Như vậy, thời kỳ Vua Lê chúa Trịnh là một trong những biểu hiện cao nhất của sự suy thoái, mục ruỗng của chế độ phong kiến VN. Có 1 tác phảm ghi lại chân thực cuộc sống và cung cách SH trong phủ chúa đó chính là Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Bài học hôm nay giúp các em thấy được cái nhìn chân thực về hiện thực XH bấy giờ cũng như hiểu hơn về nhân cách của bậc lương y Lê Hữu Trác.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
+ Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
- Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn tìm hiểu phần tiểu dẫn 
HS thuyết trình những hiểu biết về tác giả, tác phẩm (thể loại, nội dung đoạn trích)
GV MR: Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. bien soạn trong gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này là một tác phẩm văn học: Thượng kinh ký sự. 
ND tác phẩm: Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12/1/1782, cho đến lúc xong việc về nhà ở Hương Sơn ngày 2/11/1782. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tp mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời, bỗng có lệnh triệu vào kinh, buộc phải lên đường. Từ đây, mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.
I. Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả: 
- LHT (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng) 
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. 
- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. 
- Ngoài ra, có thể thấy ở LHT còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận.
 2. Tác phẩm:
- Thượng kinh ký sự (ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán, đánh dấu sự phát triển của thể ký VN thời trung đại. 
- Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh nói về việc LHT đã lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử. Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh Sâm, đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình.
2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Quang cảnh nơi phủ chúa được miêu tả ntn?
( Khi vào phủ, trong phủ, nội cung thế tử ...) 
( Tích hợp môi trường: Để có một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy sinh khí, em sẽ thiết kế nơi ở của mình như thế nào?) 
- Em có nhận xét gì về quang cảnh nơi phủ chúa?
Không khí ngột ngạt tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, đèn nến, hương hoa.
Không gian trong phủ chúa cho thấy đây là một môi trường thiếu ánh sáng (Chi tiết miêu tả nội cung của thế tử). Môi trường này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán.
( Tích hợp môi trường: Để có một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy sinh khí, em sẽ thiết kế nơi ở của mình như thế nào?) 
- Tìm những chi tiết miêu tả sinh hoạt nơi phủ chúa? Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh ai? Trong phủ? Những chi tiết này cho thấy điều gì? 
- Nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
→ Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh
Bình: Bằng tài quan sát tỉ mỉ, cụ thể và ghi chép trung thực, tác giả đã miêu tả sinh động khung cảnh vàng son nhưng trì hãm, thiếu sinh khí, lạnh lẽo, ngột ngạt của phủ chúa. Đồng thời phơi bày việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa. Đó là cuộc sống dư thừa vật chất nhưng thiếu nội lực bên trong. Đây chính là cội nguồn căn bệnh của các tập đoàn phong kiến đương thời.
II. Đọc – hiểu văn bản: 
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
* Quang cảnh nơi phủ chúa: 
- Vào phủ:
+ Phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có thẻ
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
+ Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh
- Trong phủ: 
+ Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc
- Nội cung thế tử: 
+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm
+ Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
g Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa. 
g Không khí ngột ngạt tù đọng 
* Cung cách sinh hoạt:
- Vào phủ phải có thánh chỉ ,có lính chạy thét đường 
- Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo; ngươì truyền báo rộn ràng ,người có việc quan đi lại như mắc cửi 
- Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính lễ phép ngang hàng với vua 
- Chúa luôn có phi tần hầu trực tác giả không được trực tiếp gặp chúa “phải khúm núm đứng chờ từ xa”
- Thế tử có tới 7- 8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên tác giả phải lạy 4 lạy
=> đó là những nghi lễ khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền quí đến tột cùng
=> là cuộc sống xa hoa hưởng lạc ,sự lộng hành của phủ chúa 
=> đó là cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua 
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
Lê Hữu Trác (1724- 1791) là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Là người con thứ bảy của quan Hữu thị lang bộ Công nên ông còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Tuy sinh ra và lớn lên ở quê cha, nhưng khi gần ba mươi tuổi, ông về sống tại quê mẹ, thuộc xứ Bàu Thượng, xã Tinh Diễm( nay thuộc xã Sơn Quang), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đã có một thời Lê Hữu Trác theo nghề võ. Sau ông nhận thấy “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. Từ đấy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu y học, đúc kết thành bộ sách sáu mươi sáu quyển với tựa đề Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Quyển cuối cùng ( quyển vĩ) của bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc: Thượng kinh kí sự.
Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại. Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện thực về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày mồng 2 tháng 11 ( tổng cộng là 9 tháng 20 ngày) 
	( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr3, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là gì?
3/ Có thể đặt tên cho văn bản là gì?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về Lê Hữu Trác 
qua câu nói “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. 
Định hướng trả lời: 
1/ Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và khái quát giá trị nổi bật của tác phẩm Thượng kinh kí sự.
2/ Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là Ông lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương.
3/ Có thể đặt tên cho văn bản là Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự.
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về Lê Hữu Trác qua câu nói “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. 
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
Nội dung : hiểu được ý nghĩa của câu nói để thấy được vẻ đẹp nhân cách, đức độ và tài năng của Lê Hữu Trác.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự" 
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa qua cảnh sống
- Soạn tiếp: Hình ảnh thế tử Cán, thái độ của tác giả, nghệ thuật của thế kí trung đại. 
Tiết 2 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác ) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Về kĩ năng:
- Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
3. Về thái độ: 
- HS hiểu đúng về bản chất của lịch sử, xã hội trung đại cuối thế kỉ XVIII.
- Trân trọng lương y, có tâm có đức.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.	
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Giáo dục).
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Phương châm sống của Lê Hữu Trác là gì?
A. “Luyện cho câu văn thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”
B. “Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
C. “Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
D. “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
Câu 2: Thượng kinh kí sự là tập sách được viết bằng:
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Viết bằng chữ Hán rồi được dịch ra chữ Nôm.
D. Viết bằng chữ Nôm rồi được dịch ra chữ Hán.
Câu 3: Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của Thượng kinh kí sự?
A. Ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.
B. Tả quan cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa và đầy quyền lực nơi phủ chúa.
C. Tỏ thái độ xem thường danh lợi.
D. Thể hiện mong ước được sống cuộc sống tự do.
Câu 4: Trước cảnh giàu sang và uy quyền nới phủ chúa, thái độ của tác giả ra sao?
A. Ngạc nhiên và thán phục.
B. Thích thú.
C. Coi thường, thờ ơ.
D. Gồm B và C.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
+ Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
- Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn tìm hiểu thái độ tâm trạng cuả tg 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng : “kí chỉ thực sự xuất hiện khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”. Xét ở phương diện này TKKS đã thực sự được coi là một tác phẩm kí sự chưa ? Hãy phân tích thái độ của tác giả ?
HS thảo luận nhóm trong 10p 
- GV gợi mở :
(?) Thái độ của tác giả trước quang cảnh phủ chúa ?
(?) Thái độ khi bắt mạch kê đơn ?
(?) Những băn khoăn giữa viêc ở và đi ở đoạn cuối nói lên điều gì?
- Hs thảo luận ,trao đổi ,cử đại diện trình bày.
- Qua đoạn trích , Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?
2. Thái độ tâm trạng của tác giả 
- Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa
+ Cách miêu tả ghi chép cụ thể -> tự phơi bày sự xa hoa , quyền thế 
+ Cách quan sát, những lời nhận xét, những lời bình luận : “ Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn với người bình thường” “ lần đầu tiên mới biết caí phong vị của nhà đại gia”
+ Tỏ ra thờ ơ dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí. Lời văn pha chút châm biếm mỉa mai .
- Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử
+ Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn the trướng gấm, ăn quá no, mặc quá ấm, tạng phủ mới yếu đi. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa, no đủ hưởng lạc, cho nên cách chữa không phải là công phạt giống như các vị lương y khác.
+Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, có khả năng chữa khỏi ngay, bị giữ lại bên chúa -> sợ bị danh lợi ràng buộc
-->>Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lợi
+ Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông 
-->>Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.
+ Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến. Chứng tỏ ông là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.
=> Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quí, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.
=> Đó là người thày thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, có y đức,
3. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
- Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. lựa chọn được những chi tiết "đắt" gây ấn tượng mạnh 
- Lối kể khéo léo, hài hước, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc .
- Kết hợp thơ với văn xuôi làm tăng chất trữ tình của tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ của người viết.
2. Hướng dẫn HS tổng kết
Qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về bức tranh hiện thực của XHPK đương thời ? Từ đó hãy nhận xét về thái độ của tác giả trước hiện thực đó ?
III. Tổng kết : 
- Phản ánh cuộc sống xa hoa , hưởng lạc, sự lấn lướt cung vua của phủ chúa – mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát trầm kha của XH phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
- Bộc lộ cái tôi cá nhân của Lê Hữu Trác : một nhà nho, một nhà thơ, một danh y có bản lĩnh khí phách, coi thường danh lợi.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 “Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Ăn xong, thấy một viên quan hầu cận chạy lại mời quan Chánh đường vào và bảo tôi đi theo. Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh láp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng thánh thượng thường thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để xem tôi bắt mạch cho đông cung thật kĩ.”
 (Trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác)
Câu 1 (0,5điểm): Kể tên những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả kể tả rất chi tiết về nơi ở và cung cách sinh hoạt của thế tử nơi phủ chúa nhằm nói lên điều gì?
Câu 3 (1 điểm): So sánh đoạn văn bản này với đoạn văn ở phần mở đầu của đoạn trích miêu tả về quang cảnh, thiên nhiên em thấy điều gì không bình thường về cuộc sống của chúa và thế tử nơi đây?
Câu 4(1điểm): Từ đoạn văn bản, em có suy nghĩ gì về tệ nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay? (trình bày một đoạn văn bản khoảng 1 dòng)
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Tự sự và miêu tả.
Câu 2: Phản ánh lối sống xa hoa, hưởng lạc và uy quyền của chúa.
 Thái độ ngầm phê phán của tác giả đối với chúa Trịnh Sâm và quan lại của chúa về cung cách sống không khoa học, hưởng thụ ấu trĩ. Đây chính nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tửTrịnh Cán.
Câu 3: Điều bất thường là ở một nơi tràn ngập hương sắc thiên nhiên như chốn thiên đường nhưng con người lại tự đày ải mình trong chốn bưng bít tối tăm của màn là, trướng phủ, nến, sáp, hương hoa, 
 Nội cung của cha con Trịnh Sâm giống như một thứ ngục thất giam hãm những kẻ thu nhỏ đời mình trong lạc thú và bệnh hoạn
 Cảnh thiên nhiên và nhà cửa lộng lẫy, xinh tươi tấp nập nhưng con người héo hon, nhợt nhạt, máy móc, quyền lực.
Câu 4: HS tự trình bày theo ý mình.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích
Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán. 
Từ CS xa hoa nơi phủ Chúa, em có liên hệ như thế nào với lối sống xa hoa của 1 bộ phận quan chức hiện nay? Thái độ của em như thế nào với lối sống đó?
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận. 
+ Đọc văn bản
+ Làm các bài tập trong SGK
Tiết 3
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức: 
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
2. Về kĩ năng:
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3. Về thái độ: 
- Hình thành thói quen: lập dàn ý trước khi viết văn. 
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác phẩm văn học, vấn đề xã hội. 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu vấn đề văn học, xã hội. 
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề văn học hoặc xã hội
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận.	
 - Năng lực phân tích, so sánh
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Giáo dục).
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
+ Đọc văn bản
+ Làm các bài tập trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
 HS trat lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thao tác nào dưới đây không thuộc khâu phân tích đề?
A. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài.
B. Xác định các ý lớn của bài viết.
C. Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức.
D. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng.
Câu 2: Với đề bài: Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?, cần phải huy động các thao tác lập luận chính nào?
A. Giải thích, chứng minh, bình luận.
B. Giải thích, chứng minh.
C. Giải thích, phân tích, bình luận.
D. Giải thích, chứng minh, phân tích.
Câu 3: Phân tích đề là xác định điều gì cho bài viết?
A. Xác định nội dung trọng tâm của bài.
B. Xác định các thao tác lập luận chính của bài.
C. Xác định phạm vi tư liệu cần huy động cho bài viết.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Theo anh (chị), với đề bài như đã cho ở câu 2, ý nào sau đây phù hợp với phần mở bài?
A. Nêu khái quát vai trò và giá trị của rừng trong cuộc sống con người.
B. Rừng là lá phổi duy trì sự sống trên trái đất.
C. Rừng đem lại vẻ đẹp bình yên cho cuộc sống.
D. Rừng đanh bị chặt phá, đang bị khai thác một cách bừa bãi.
GV cho HS nhận xét, chuyển bài mới: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp 
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 22 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
+ Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
+ Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, Trình bày một phút, đặt câu hỏi
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn phân tích đề
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? “Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ”. (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tạp chí Tia Sáng, số Xuân 2001)
 Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình II. 
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Đề 4: (trang 24) Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).
Thảo luận nhóm, 3 phút
- Phân công:
+ Nhóm 1: đề 1 - SGK
+ Nhóm 2: đề 2 - SGK
+ Nhóm 3: đề 3 - SGK
+ Nhóm 4: đề 4 - SGK
- Nhiệm vụ:
 Các nhóm thảo luận trong 5 phút và trả lời vào phiếu học tập với các nội dung:
 + Vấn đề nghị luận:
 + Yêu cầu nội dung:
 + Yêu cầu phương pháp
 + Yêu cầu về tư liệu
 GV chốt lại kiến thức bằng cách nêu câu hỏi, Hs trả lời:
- Phân tích đề là gì? Các thao tác phân tích đề? 
I. Phân tích đề: 
Đề 1: Có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với những cái mới
+ Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
Đề 2: là “đề mở”: chỉ yêu cầu bàn về tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình”, một khía cạnh nội dung của bài thơ, còn người viết phải tự tìm xem đó là gì, diễn biến ra sao, được biểu hiện như thế nào
- Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân hương trong bài thơ Tự tình (bài II)
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chương, khát vọng được sống hạnh phúc
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu.
Đề 3: là “đề mở”, người viết tự giải mã giá trị nội dung và hình thức của bài thơ
- Vấn đề cần nghị luận: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Y/c về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ hoặc tâm trạng cả nhà thơ, vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ “Câu cá mùa thu” 
- Yêu cầu về pp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ NK là chủ yếu.
Đề 4: dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh
- Y/c về nội dung: 
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phú Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê-Trịnh thế kỉ XVIII.
- Yêu cầu về pp: lập luận phân tích + nêu cảm nghĩ dùng dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh”
* Kết luận:
- Phân tích đề là xác định yêu cầu của đề ra: hình thức, nội dung, phạm vi tư liệu, dẫn chứng
- Muốn xác định đúng yêu cầu của đề, cần phải đọc kỹ đề, chú ý những từ ngữ then chốt, mối quan hệ giữa những từ ngữ ấy
2. Hướng dẫn lập dàn ý
Lập dàn ý cho đề bài 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình II.
Thảo luận nhóm theo bàn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_1_15_nam_hoc_2018_2019.doc