Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh" - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu cần đạt:

I. Kiến thức:

o Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa , đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa Trịnh chữa bệnh cho Trịnh Cán.

o Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; Lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

o Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

II. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phân tích thể loại ký sự và tâm trạng nhân vật.

III. Thái độ:

o Trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác.

o Giáo dục học sinh lối sống chân thực, đúng đắn, cao đẹp.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất:

1. Năng lực:

o Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo.

o Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học.

2. Phẩm chất:

o Yêu gia đình, quê hương, đất nước;

o Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng;

o Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.

 

doc 10 trang huemn72 4570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày sọan: 22 – 08 – 2019
Tiết 1	Ngày dạy: 28 – 08 – 2019
Đọc hiểu văn bản: 
 ( Trích “ Thượng kinh ký sự” – Lê Hữu Trác)
A. Mục tiêu cần đạt:
I. Kiến thức:
Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa , đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa Trịnh chữa bệnh cho Trịnh Cán.
Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; Lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
II. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phân tích thể loại ký sự và tâm trạng nhân vật.
III. Thái độ:
Trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác. 
Giáo dục học sinh lối sống chân thực, đúng đắn, cao đẹp.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất:
1. Năng lực:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo.
Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học.
2. Phẩm chất:
Yêu gia đình, quê hương, đất nước; 
Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; 
Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
B. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 – Khởi động:
?. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em đã được học đoạn trích nào mà nội dung của nó phản ánh hiện thực xa hoa trong phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh?
Học sinh trả lời: Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”(“Vũ trung tùy bút” – Phạm Đình Hổ)
* Giáo viên vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn cụ thể, sinh động về quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng như thái độ phê phán của tác giả qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (“Thượng kinh kí sự” – Lê Hữu Trác).
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm:
? Đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa và cho biết vài nét về tác giả Lê Hữu Trác ?
? Thân thế, quê hương của Lê Hữu Trác?
* Giáo viên lưu ý thêm:
+ Hải Thượng Lãn Ông: ông lười vùng Thượng Hồng, Hải Dương.
+ Quê ngoại Hà Tĩnh là nơi tác giả sống phần lớn cuộc đời : danh y , nhà văn.
+ Tác giả là người con thứ bảy ( Chiêu Bảy: công tử thứ bảy).
+ Hưởng nhiều bổng lộc nhà Lê.
? Sự nghiệp: ông có hai sự nghiệp lớn: Tác phẩm về hai sự nghiệp này? 
* Giáo viên nhắc lại cho học sinh về xã hội Việt Nam thời trung đại với các giai đoạn :
 + Thế kỷ X – XV : chống ngoại xâm.
 + Thế kỷ XV – XVII đến thế kỷ XIX : hoàng kim và chuyển sang khủng hoảng, suy thoái 
? Thời vua Lê , chúa Trịnh thuộc giai đoạn nào trong lịch sử phong kiến nước ta?
* Giáo viên diễn giảng thêm về xã hội đương thời : thời vua Lê chúa Trịnh ; liên hệ với “ Hòang Lê nhất thống chí” – Ngô gia Văn phái.
? Xuất xứ của đoạn trích?
? Giáo viên yêu cầu học sinh nêu vắn tắt nội dung đoạn trích.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh Đọc – Hiểu văn bản:
* Gợi ý cách đọc:
- Đây là một thiên ký sự , nên khi đọc cần chú ý các chi tiết chân thực: 
 + Chi tiết quang cảnh phủ chúa ( cảnh bên ngoài, cảnh nội cung ).
 + Chi tiết về nghi thức , cung cách sinh hoạt của phủ chúa, chú ý các chi tiết “ đắt”, nêu được cái thần của sự việc 
- Nhận xét bút pháp bút ký của tác giả.
- Khi đọc cũng cần chú ý đến thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả. 
* Giáo viên gọi 2 học sinh đọc đoạn trích – Nhận xét 
* Dựa vào chú thích sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ khó.
* Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm nhỏ trong thời gian hai phút và trả lời:
? Chúa Trịnh là ai? Xây dựng cơ nghiệp từ đâu? Giai đoạn nào?
* Giáo viên có thể định hướng rõ hơn:
 + Nhà Lê do Lê Thái Tổ xây dựng ( 1427), đến 1527 vua Lê hèn kém, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, một tướng nhà Lê là Nguyễn Kim diệt nhà Mạc, được vua Lê ban thưởng.
 + 1545 , Nguyễn Kim chết, quyền hành do con rể là Trịnh Kiểm chiếm ® Chúa Trịnh, truyền ngôi cho nhiều đời, đến Trịnh Sâm (1782) là đời thứ tám Trịnh Sâm : bị bệnh do hoang dâm vô độ) : sợ ánh sáng, gió ( nằm trong phòng tối).
* Thảo luận nhóm:
? Bức tranh nơi phủ chúa được miêu tả như thế nào?
? Tước hiệu nào của Chúa Trịnh chỉ sự quyền thế?
? Bao nhiêu người chấp hành lệnh này? Quyền thế được thể hiện ra sao? ( Ra lệnh, buộc mọi người phải tuân theo ).
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 -Lê Hữu Trác (1724 – 1791), Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương )
- Thân thế:
 + Gốc gác vùng Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương .
 + Quê ngoại: Hương Sơn , Hà Tĩnh.
 + Về gia đình: Có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan
- Là người khiêm tốn, nhân hậu, y đức sáng ngời.
- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại .
- Sự nghiệp: 
 + Một danh y ( Hải thượng y tông tâm lĩnh – 66 quyển)® Đây là công trình nghiên cứu y học Xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.
 + Một tác giả văn học: Thượng kinh ký sự : phụ lục của Hải Thượng y tông tâm lĩnh 
® Lê Hữu Trác là nhà y học, nhà văn, nhà thơ lớn.
 2. Tác phẩm “ Thượng kinh ký sự”: 
- Nhan đề: Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô)
- Xuất xứ: Nằm cuối tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.
- Thể loại: Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885. Đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại.
- Nội dung: Ghi chép câu chuyện, sự việc có thật khi Lê Hữu Trác từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm (khoảng thời gian: tháng giêng năm 1782 – 2/11/1872).
3. Đoạn trích :
- Tác giả ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi vào phủ để bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh chúa Trịnh Sâm .
- Bố cục: 2 phần.
+ Từ đầu xem mạch Đông cung cho thật kỹ: Cuộc sống nơi phủ chúa.
+ Còn lại: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh
a) Quang cảnh:
- Đường vào phủ: Mấy lần cửa, ai ra vào phải có thẻ. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Vườn hoa trong phủ chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
- Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.
- Nội cung: 5-6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến , giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.
=> Chốn thâm nghiêm, xa hoa tráng lệ. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc nhưng không khí ngột ngạt tù đọng mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.
Hoạt động 3 – Luyện tập (Thực hành)
* GV giao nhiệm vụ:
(1). Sắp xếp sự việc diễn ra sau đây đúng theo trình tự: 1.Thánh chỉ 2.Qua mấy lần trướng gấm 3. Vườn cây ,hành lang 4. Bắt mạch kê dơn 5.Vào cung 6. Nhiều lần cửa 7. Hậu mã quân túc trực 8. gác tía, phòng trà 9. Cửa lớn, đại đường, quyền bổng 10.Hậu mã quân túc trực 11. về nơi trọ 12. Hậu cung .
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 4 – Vận dụng và mở rộng (có thể làm trên lớp hoặc ở nhà)
* GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn trình bày về cảnh giàu sang trong phủ Chúa.
* HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
Học sinh xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
Hoạt động 5 – Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (có thể làm ở nhà)
* Giáo viên giao nhiệm vụ.
- Tìm đọc đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác phẩm “Thượng kinh kí sự”.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị ) về xã hội phong kiến những năm cuối thế kỷ XVIII.
* Học sinh thực hiện và báo cáo kết quả.
Học sinh xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
* Hướng dẫn tự học:
1. Học bài:
- Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích;
- Tìm đọc tác phẩm “ Thượng kinh ký sự”.
2. Sọan bài:
- Chuẩn bị bài cho tiết học tới: Đọc văn: Vào phủ Chúa Trịnh.
 + Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.
 + Tìm đọc tác phẩm “ Thượng kinh ký sự”.
Tuần 1	Ngày sọan: 22 – 08 – 2019
Tiết 2 	Ngày dạy: 28 – 08 – 2019
Đọc hiểu văn bản: 
 ( Trích “ Thượng kinh ký sự” – Lê Hữu Trác)
A. Mục tiêu cần đạt:
I. Kiến thức:
Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa , đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa Trịnh chữa bệnh cho Trịnh Cán.
Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; Lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
II. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phân tích thể loại ký sự và tâm trạng nhân vật.
III. Thái độ:
Trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác. 
Giáo dục học sinh lối sống chân thực, đúng đắn, cao đẹp.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất:
1. Năng lực:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo.
Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học.
2. Phẩm chất:
Yêu gia đình, quê hương, đất nước; 
Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; 
Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
B. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 – Khởi động:
* GV hướng dẫn HS trả lời nhanh các câu hỏi kiểm tra kiến thức tiết học trước và dẫn dắt vào bài mới.
1. Bút pháp miêu tả sử dụng trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" nhằm làm nổi bật điều gì?
a. Cảnh sống xa hoa, quyền quí của chúa Trịnh.
b. Uy quyền to lớn của chúa Trịnh.
c. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa.
d. Sự trang nghiêm của phủ chúa.
2. Bài thơ của tác giả trong đoạn trích nói lên điều gì?
a. Sự thán phục của ông trước cảnh đẹp của phủ chúa.
b. Sự tự ti của ông trước sự giàu sang của phủ chúa.
c. Sự băn khoăn của ông trước cảnh giàu sang của phủ chúa.
d. Sự ngỡ ngàng của ông trước cảnh đẹp và giàu sang của phủ chúa.
3. Nhận xét nào đúng với giọng điệu của bài thơ đó?
a. Mỉa mai,châm biếm nhẹ nhàng.
b. Đằm thắm yêu thương.
c. Tha thiết, ân tình.
d. Hài hước, dí dỏm.
* Giáo viên dẫn vào bài: Bước sang thế kỷ XVIII , chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái trầm trọng. Đất nước bị chia cắt, sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt hai miền đất nước, đằng trong chúa Nguyễn nghênh ngang trị vì, đàng ngoài chúa Trịnh lấn áp vua Lê. Bên cạnh cung vua là phủ chúa thâm nghiêm : “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Trước khi cung vua, phủ chúa sụp đổ tan tành trước cơn bão táp của phong trào Tây Sơn, thì ở nơi đây, phủ chúa Trịnh, diễn ra cảnh sống cực kỳ xa hoa phóng đãng.Những trang ký sự trung thực của danh y Lê Hữu Trác đã đưa chúng ta đi sâu vào phủ chúa để tai nghe, mắt thấy tường tận cuộc sống và cung cách sinh hoạt của giới quý tộc phong kiến thuở ấy.
Đáp án:
1.a
2.d
3.b
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
* Hướng dẫn tìm hiểu cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
?. Lần đầu tiên vào phủ chúa, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét cảnh sống ở đây thực khác hẳn người thường. Em có nhận thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt?
* Học sinh đọc, phát hiện những biểu hiện khác thường trong cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
* Gíao viên gọi học sinh trả lời, nhận xét, định hướng.
?. Hãy chọn và phân tích một vài chi tiết thú vị trong đoạn trích?
 * Gọi 2-3 học sinh lựa chọn chi tiết theo ý mình rồi phân tích.
?. Khi kê đơn cho thế tử, tâm trạng tác giả diễn biến như thế nào?
* Học sinh trả lời.
* Hướng dẫn tìm hiểu thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa
* Giáo viên thuyết giảng: Cách chữa bệnh của các vị thầy thuốc khác và quan chánh đường là có bệnh thì trước hết phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi cái tà đi thì hãy bổ, thì mới là cái phép đúng đắn nhất. Lê Hữu Trác lí giải về căn bệnh của thế tử là do ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi, nguyên khí hao mòn, thương tổn quá mức. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ cái xa hoa no đủ, hưởng lạc. Bệnh từ trong mà phát ra do nguyên khí bên trong không vững mà âm hỏa đi càn.
?. Qua đó hiểu được điều gì về con người Lê Hữu Trác ?
?. Có người cho rằng Thượng kinh kí sự là một cuốn sổ tay cá nhân của thầy thuốc Lê Hữu Trác ghi chép các tư liệu về chuyến lên kinh chữa bệnh cho cha con thế tử? Ý kiến của anh/ chị?
* Học sinh nêu ý kiến.
* Giáo viên định hướng.
* Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.
?. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác phẩm?
?. Hãy khái quát nội dung của bài học.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh:
a) Quang cảnh:
b) Cung cách sinh hoạt
- Có cả guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập. 
- Các danh y túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử...
- Là nơi quyền uy tối thượng, xưng hô, bẩm tấu đều kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kị húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc, 
- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc, phải quỳ 4 lạy theo lệnh của quan chánh đường. Lại theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi bắt mạch, 
® Chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm,kính cẩn đến ngột ngạt. Tất cả những gì thường chỉ thấy xuất hiện trong cung vua thì nay xuất hiện trong phủ chúa. Chúa được gọi là Thánh thượng, lệnh chúa được gọi là Thánh chỉ, => uy quyền lấn lướt vua của chúa Trịnh Sâm.
2. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh:
– Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa:
 + Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.
 + Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả sự rực rỡ sang trọng với lời khái quát cuối bài “Cả trời Nam sang nhất là đây”. 
- Nhận xét :
 + Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.
 + Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do
- Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:
 + Hiểu rõ căn bệnh của thế tử.
 + Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông. Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi. Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt. Song y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.
- Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:
+ Đó là một người thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.
+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, yêu thích tự do.
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật: 
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động,chọn lựa những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn,chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.
* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
Hoạt động 3 – Luyện tập (Thực hành) theo cách phát phiếu học tập, HS viết tại lớp:
* Học sinh đọc bài tập trong sách giáo khoa.
* Giáo viên hướng dẫn.
 Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”:
- Phản ánh hiện thực xa hoa trong phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh.
- Thể hiện thái độ phê phán, bất bình của tác giả.
- Ghi chép tản mạn, chủ quan , không gò bó theo hệ thống kết cấu song vẫn tuân theo mạch tư tưởng, cảm xúc chủ đạo là phê phán thói ăn chơi xa xỉ, tệ nhũng nhiễu nhân dân của vua chúa và quan lại.
- Ký sự của Lê Hữu Trác được ghi chép theo trật tự thời gian của các sự việc.
Hoạt động 4 – Vận dụng và mở rộng (có thể làm trên lớp hoặc ở nhà). 
* GV giao nhiệm vụ: 
Baøi 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đợi chịu ơn chịu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”.
1/ Văn bản trên có nội dung gì? 
2/ Xác định hình thức loại câu trong câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được”. Câu này có nội dung khẳng định, đúng hay sai ?
3/ Trình bày những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn? 
* HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
Baøi 2: Qua đoạn trích anh (chị) thấy Lê Hữu Trác là người như thế nào?
- Là người thầy thuốc 
- Là nhà văn 
- Là một ông quan .
* HS thực hiện nhiệm vụ.
Baøi 1: 
1/ Văn bản trên có nội dung: thể hiện suy nghĩ, những băn khoăn của người thầy thuốc. Băn khoăn ấy thể hiện thái độ của ông đối với danh lợi và lương tâm nghề nghiệp, y đức của người thầy thuốc. Không đồng tình ủng hộ sự xa hoa nơi phủ chúa, không màng danh lợi nhưng ông không thể làm trái lương tâm.
2/ Câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được” thuộc loại câu phủ định nhưng lại có nội dung khẳng định.
3/ Những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn :
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
 + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
 + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ; 
- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà.
Baøi 2: Học sinh xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
Hoạt động 5 – Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (có thể làm ở nhà)
- Tìm đọc đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác phẩm “Thượng kinh kí sự”.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị ) về xã hội phong kiến những năm cuối thế kỷ XVIII.
 Học sinh xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
* Giáo viên yêu cầu học sinh những việc cụ thể cần thực hiện trong quá trình tự học.
*. Hướng dẫn tự học:
1. Học bài:
- Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích;
- Nêu suy nghĩ về hình ảnh Thế tử Trịnh Cán.
- Tìm đọc tác phẩm “ Thượng kinh ký sự”.
2. Sọan bài: Chuẩn bị bài cho tiết học tới: Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
 + Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.
 + Thử tìm một số ví dụ để minh họa cho những nội dung trong bài học:
 ~ Ngôn ngữ chung đựơc thể hiện như thế nào?
 ~ Lời nói cá nhân thể hiện ra sao trong quá trình họat động giao tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_12_van_ban_vao_phu_chua_trinh_na.doc