Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2: Văn bản "Tự tình"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2: Văn bản "Tự tình"

 A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Tự tình ( II)

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Tự tình ( II)

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)

- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

b/ Thông hiểu:Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

c/Vận dụng thấp:Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản thơ trung đại.

d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản thơ trung đại.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại

c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người

-Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

-Yêu nước (yêu thiên nhiên, )

-Sống tự chủ

-Sống trách nhiệm

 

docx 9 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4851
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2: Văn bản "Tự tình"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự Tình ( Bài II)
 A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 I. Tên bài học : Tự tình ( II)
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tự tình ( II)
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)
- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
b/ Thông hiểu:Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
c/Vận dụng thấp:Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản thơ trung đại.
d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản thơ trung đại.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại
c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người
-Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
-Yêu nước (yêu thiên nhiên, )
-Sống tự chủ
-Sống trách nhiệm
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
-Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
-Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản
-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
- Chuẩn bị bảng lắp ghép
- Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới: 
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VHTĐ Việt Nam. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt những bài thơ Nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. “Tự tình” (Bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- GV gọi một HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt ý chính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
1. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Chưa xác định được năm sinh năm mất. 
- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX.
- Quê quán: Làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le ngang trái,
-> Hồ Xuân Hương là một thên tài kì nữ, là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. Được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương là một thiên tài kĩ nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
2. Sáng tác: 
-Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
-Tác phẩm nhan đề tự tình là tự bộc lộ tâm tình .
3.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó, cho hs nêu bố cục.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1: 
- GV: Đặt câu hỏi em hãy cho biết trong 2 câu đầu tác giả đưa ra thời gian không gian để nhấn mạnh tâm trạng gì của tác giả?
Gv liên hệ thực hành yếu tố môi trường có tác động đến tâm lý của nhân vật 
Nhóm 2: Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người phụ nữ qua 2 câu thực?
Nhóm 3: Hai câu luận tả trực tiếp 2 hình ảnh thiên nhên độc đáo như thế nào? Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của nhà thơ trước cuộc sống?
 Nhóm 4: Nhà thơ thể hiện tâm trạng gì? Mạch logic diễn biến tâm trạng như thế nào? Các điệp từ có tác dụng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
* Nhóm 1 
Câu 1 - Thời gian: Đêm khuya (quá nửa đêm) -> Yên tĩnh, con người đối diện với chính mình, sống thật với mình
- Không gian: Yên tĩnh vắng lặng (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
- Âm thanh; Tiếng trống cầm canh -> nhắc nhở con người về bước đi của thời gian
 + “Văng vẳng” -> từ láy miêu tả âm thanh từ xa vọng lại (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
 + “ Trống canh dồn” -> tiếng trống dồn dập, liên hồi, vội vã
- Chủ thể trữ tình là người phụ nữ một mình trơ trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn:
Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
 + “Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn. Trơ lỳ: Tủi hổ bẽ bàng, thách thức bền gan
+ Kết hợp từ “ Cái + hồng nhan”: vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng...
+ Nghệ thuật đảo ngữ -> nhấn mạnh vào sự trơ trọi nhưng đầy bản lĩnh của Xuân Hương => xót xa, chua chát
+ Hình ảnh tương phản:
Cái hồng nhan > < nước non
-> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
* Nhóm 2 
- Hai câu thực:
Câu 3 gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa- Mượn rượu để giải sầu: Say rồi lại tỉnh -> vòng luẩn quẩn không lối thoát
 Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề - Ngắm vầng trăng: Thì trăng xế bóng – Khuyết – chưa tròn -> sự muộn màng dở dang của cuộc đời nhà thơ: Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc chưa trọn vẹn
- Nghệ thuật đối -> tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát. Đó cũng chính là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Nhóm 3 
- Hai câu luận: 
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của HXH.
- Tác giả dùng cách diễn đạt: + Nghệ thuật đối
+ Nghệ thuật đảo ngữ -> Mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
+ Động từ mạnh “xiên” “đâm” kết hợp các bổ ngữ ngang dọc -> cách dùng từ độc đáo -> sự phản kháng của thiên nhiên
=> dường như có một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng.
* Nhóm 4 
- Hai câu kết: 
- Cách dùng từ:
+ Xuân: Mùa xuân, tuổi xuân
+ Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm
-> Mùa xuân đến mùa xuân đi rồi mùa xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn vô tình của trời đất còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại => chua chát, chán ngán
- Ngoảnh lại tuổi xuân không được cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình thôi. Mảnh tình đem ra san sẻ cũng chỉ được đáp ứng chút xíu Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xh phong kiến xưa.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biết trong bài thơ tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó hãy nêu ý nghĩa của văn bản.
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
II. Đọc–hiểu:
 1. Nội dung
a. Hai câu thơ đầu:
+ Câu 1: bối cảnh không gian, thời gian.
+ Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
b. Hai câu tiếp (Câu 3 + 4)
 + Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng.
+ Câu 4: nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ).
c. Hai câu tiếp ( Câu 5 + 6)
 Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
d. Hai câu kết
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
2. Nghệ thuật:
 Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
3. Ý nghĩa văn bản.
 Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. 
& 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi 1: Hồ Xuân Hương đã để lại tác phẩm nào?
a. Thanh Hiên thi tập.
b. Lưu hương kí.
c. Quốc âm thi tập.
d. Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Câu hỏi 2: Từ dồn trong câu thơ mang nét nghĩa nào?
a. Làm cho tất cả cùng một lúc tập trung về một chỗ.
b. Làm cho ngày càng bị thu hẹp phạm vi và khả năng hoạt động đến mức có thể lâm vào chỗ khó khăn,bế tắc.
c. Hoạt động được tiếp diễn liên tục với nhịp độ ngày càng nhanh hơn.
d. Liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối ngắn.
Câu hỏi 3: Từ trơ trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” không chứa đựng nét nghĩa nào?
a. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết gượng trước sự chê bai, phê phán của người khác.
b. Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần do không còn hoặc không có sự che phủ,bao bọc thường thấy.
c. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân một mình.
d. Sượng mặt ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với xung quanh, không có sự gần gũi,hòa hợp.
Câu hỏi 4: Ý nào không được gợi ra từ câu “Trơ cái hồng nhan với nước non”?
a. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào tình trạng lẻ loi.
b. Thể hiện sự tủi hổ,xót xa xủa tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.
c. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan cảu tác giả trước cuộc đời.
d. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.
Câu hỏi 5: Cụm từ say lại tỉnh trong câu “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”gợi lên điều gì?
a. Sự vượt thoát khỏi hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.
b. Những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình.
c. Sự luẩn quẩn,bế tắc của nhân trữ tình.
d. Bản lĩnh của nhân vật trữ tình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
ĐÁP ÁN
[1]='b'
[2]='c'
[3]='a'
[4]='d'
[5]='c'
& 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Đọc bài thơ Tự tình II:
1/ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
 2/ Em hiểu từ hồng nhan là gì ? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan.
 3/Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
1/ Mạch cảm xúc của bài thơ : Cô đơn- buồn chán- thách thức duyên phận-phẫn uất. Phản kháng- chán ngán, chấp nhận.
2/ Hồng nhan là nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh.
Hai thành ngữ có từ hồng nhan : hồng nhan đa truân ; hồng nhan bạc mệnh.
3/ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : Nhà thơ đã Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: cách dùng từ giản dị, dân dã, ý thức sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, lối đảo từ, điệp từ, dùng từ mạnh.
 & 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Tìm đọc thêm 2 bài Tự tình I và III
+ Ngâm bài thơ Tự tình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Sưu tầm 2 bài thơ
Tập ngâm thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_2_van_ban_tu_tinh.docx