Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 1: Điện tích. Định luật Coulomb

Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 1: Điện tích. Định luật Coulomb

I/ Sự nhiễm điện của các vật – Điện tích – Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

 Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.

 - Nhiễm điện do cọ xát: Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh có thể hút được các mẫu giấy vụn, sợi bông Thanh thủy tinh nhiễm điện do cọ xát.

 - Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho thanh kim loại chưa nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

 - Nhiễm điện do hưởng ứng: Cho thanh kim loại chưa nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện thì đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu, đầu còn lại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

2. Điện tích – Điện tích điểm

 - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay một điện tích.

 - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách từ vật đến điểm đang xét.

3. Tương tác điện – Hai loại điện tích

 - Sự tương tác điện là sự hút hay đẩy giữa các điện tích.

 - Có hai loại điện tích: điện tích dương (kí hiệu +), điện tích âm (-).

 Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

 

docx 4 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 1: Điện tích. Định luật Coulomb", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ 
Bài 1: Điện Tích – Định Luật Coulomb
I/ Sự nhiễm điện của các vật – Điện tích – Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật
 Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.
 - Nhiễm điện do cọ xát: Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh có thể hút được các mẫu giấy vụn, sợi bông Thanh thủy tinh nhiễm điện do cọ xát.
 - Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho thanh kim loại chưa nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
 - Nhiễm điện do hưởng ứng: Cho thanh kim loại chưa nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện thì đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu, đầu còn lại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
2. Điện tích – Điện tích điểm
 - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay một điện tích.
 - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách từ vật đến điểm đang xét.
3. Tương tác điện – Hai loại điện tích
 - Sự tương tác điện là sự hút hay đẩy giữa các điện tích.
 - Có hai loại điện tích: điện tích dương (kí hiệu +), điện tích âm (-). 
 Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
II/ Định luật Coulomb – Hằng số điện môi
1. Định luật Coulomb
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
 Cơng thức: 
 r: khoảng cách giữa hai điện tích, đơn vị mt (m). 
 k: hệ số tỉ lệ, .
 q1, q2: điện tích của hai điện tích điểm, đơn vị là Coulomb (C).
 F: lực Coulomb, đơn vị là N.
 Lực điện có những đặc điểm: 
 + Điểm đặt: điện tích.	
 + Phương: đường thẳng nối hai điện tích.
 + Chiều: lực hút nếu q1.q2 0.
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính – Hằng số điện môi
 - Điện môi là môi trường cách điện.
 điện môi () là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tương tác giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
 - Lực tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi: 
 Hằng số điện môi 1. Trong chân không hay không khí =1
CỦNG CỐ
1. Điện tích điểm là gì? 
 - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách từ vật đến điểm đang xét.
2. Tương tác điện là gì? Trình bày hai loại điện tích. 
 - Sự tương tác điện là sự hút hay đẩy giữa các điện tích.
 - Có hai loại điện tích: điện tích dương (kí hiệu +), điện tích âm (-). 
 Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
3. Phát biểu định luật Coulomb, công thức, ý nghĩa các đại lượng.
 Định luật Coulomb
 Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
 Cơng thức: 
 r: khoảng cách giữa hai điện tích, đơn vị mt (m).
 k: hệ số tỉ lệ, .
 q1, q2: điện tích của hai điện tích điểm, đơn vị là Coulomb (C).
 F: lực Coulomb, đơn vị là N.
 - Lực tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi: 
 Hằng số điện môi 1. Trong chân không hay không khí =1
PHIẾU HỌC TẬP
CHỦ ĐỀ 
Bài 1: Điện Tích – Định Luật Coulomb
Họ và tên : 
Lớp : 
Môn : .. 
Vận dụng các kiến thức đã học.
HỌC SINH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU :
1. Điện tích điểm là gì? 
 . 
 .. 
2. Tương tác điện là gì? Trình bày hai loại điện tích. 
 . 
 . 
3. Phát biểu định luật Coulomb, công thức, ý nghĩa các đại lượng.
Bài tập Vận dụng : cho 
 1. Hai điện tích điểm q1 = 9.10-8 C ; q2= - 4. 10-8C đặt cách nhau một đoạn 6cm trong không khí. Độ lớn lực tương tác hai điện tích điểm này có giá trị bao nhiêu?
2. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 = q2 = - 4.10-9C đặt cách nhau một đoạn r trong chân không có độ lớn là 2,25.10-5 N. Tính khoảng cách r giữa hai điện tịch. ?
3. Cho hai quả cầu nhỏ mang điện tích lần lượt là q1= - 2.10-9 C,q2 = - 3.10-7C, đặt cách nhau một đoạn 2,5cm trong chân không. Tính độ lớn lực tương tác điện giữa hai quả cầu. ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_11_bai_1_dien_tich_dinh_luat_coulomb.docx