Giáo án Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và dụng cụ quang học - Chủ đề 4: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt

Giáo án Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và dụng cụ quang học - Chủ đề 4: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.

+ Nêu được công dụng , cấu tạo và cách ngắm chừng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.

2. Kỹ năng:

+ Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua các dụng cụ.

+ Viết và vận dụng được công thức số bội giác của các dụng cụ khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập cơ bản.

+ Vận dụng các kiến thức về dụng cụ quang học để giải các bài tập vận dụng nâng cao.

3. Thái độ:

+ Với thái độ học tập nghiêm túc, cùng hợp tác, cùng suy nghĩ để hoàn thành công việc được giao.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Có thể xây dựng công thức tính số bội giác của các dụng cụ trong các trường hợp khác như ngắm chừng ở điểm cực cận, cực viễn, mắt đặt cách kính, người cận thị quan sát qua kính.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Chuẩn bị một số dụng cụ quang học ( kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm) để học sinh quan sát.

+ Các bức tranh so sánh giữa quan sát vật bằng mắt và nhìn qua dụng cụ

 2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.

 

doc 16 trang huemn72 10831
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và dụng cụ quang học - Chủ đề 4: Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./ /201
Ngày dạy: ./ /201
Ký duyệt, ngày ..tháng . năm 201 
Tiết 63,64,65
CHỦ ĐỀ: CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC BỔ TRỢ CHO MẮT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.
+ Nêu được công dụng , cấu tạo và cách ngắm chừng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.
2. Kỹ năng: 
+ Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua các dụng cụ.
+ Viết và vận dụng được công thức số bội giác của các dụng cụ khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập cơ bản.
+ Vận dụng các kiến thức về dụng cụ quang học để giải các bài tập vận dụng nâng cao. 
3. Thái độ:
+ Với thái độ học tập nghiêm túc, cùng hợp tác, cùng suy nghĩ để hoàn thành công việc được giao.
4. Định hướng phát triển năng lực:	
+ Có thể xây dựng công thức tính số bội giác của các dụng cụ trong các trường hợp khác như ngắm chừng ở điểm cực cận, cực viễn, mắt đặt cách kính, người cận thị quan sát qua kính...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Chuẩn bị một số dụng cụ quang học ( kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm) để học sinh quan sát.
+ Các bức tranh so sánh giữa quan sát vật bằng mắt và nhìn qua dụng cụ
 2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Chuỗi hoạt động học
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống
15 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1
Tìm hiểu về số bội giác của dụng cụ quang học
5 phút
Hoạt động 2.2
Tìm hiểu về kính lúp
25 phút
Hoạt động 2.3
Tìm hiểu về kính kiển vi
 30 phút
Hoạt động 2.4
Tìm hiểu về kính thiên văn
20 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
Làm bài tập
30 phút
Vận dụng- Mở rộng
Hoạt động 4
Củng cố
Giao nhiệm vụ về nhà
5 phút
45 phút
III- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động( 15 phút)
+ Mục tiêu: Đặt vấn đề cho chủ đề các dụng cụ quang học.
+ Yêu cầu:
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các dụng cụ quang học
+ Hình ảnh 1: Quan sát sợi tóc khi nhìn băng mắt thường và khi nhìn qua dụng cụ.
+ Hình ảnh 2: Quan sát tế bào chất diệp lục qua dụng cụ
+ Hình ảnh 3: Quan sát vật ở xa, vật ở rất xa qua dụng cụ.
GV: Cho học sinh quan sát thực tế một số dụng cụ: Kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm.
GV: Đặt vấn đề cho học sinh
-Dựa vào kiến thức đã học chỉ ra trong các hình ảnh trên ứng với dụng cụ nào?
-Tác dụng của từng dụng cụ như thế thế nào?
- Cách quan sát như thế nào?
2
Thực hiện nhiệm vụ
GV cho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời một HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung. 
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
HS hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và báo cáo.
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ, GV cần quan sát kĩ tất cả các HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về số bội giác của dụng cụ quang học
+ Mục tiêu: Để học sinh biết được các khái niệm về góc trông vật, góc trông ảnh qua dụng cụ quang học, và khái niệm về số bội giác của kính.
+ Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh nêu cách xác định góc trông trong các trường hợp.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Cá nhân tìm hiểu về các xác định góc trông và số bộ giác.
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 1 vài HS trả lời nội dung GV yêu cầu
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và chốt kiến thức
Báo cáo kết quả 
- Đánh giá, nhận xét: Ta có nhỏ nên nên số bội giác: G = =
* Sản phẩm hoạt động: 
+ Các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Số bội giác: G = =
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về kính lúp
Mục tiêu
+ Để học sinh biết được cấu tạo của kính lúp là gì?
+ Cách ngắm ảnh qua kính lúp
+ Xây dựng công thức về số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực.
*Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Các nhóm nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của giáo viên: 
+ Nêu cấu tạo của kính lúp?
+ Nêu cách ngắm ảnh qua kính lúp?
+ Xây dựng công thức về số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
GV: Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét.
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và chốt kiến thức
* Sản phẩm hoạt động:
a, Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
b, Cách ngắm chừng
+ Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.
c, Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp. Ta có: tana = và tan a0 = . Do đó G¥ = = 
Người ta thường lấy khoảng cực cận OCC = 25cm. Khi sản xuất kính lúp người ta thường ghi giá trị G¥ ứng với khoảng cực cận này trên kính (5x, 8x, 10x, ).
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về kính kiển vi
* Mục tiêu: 
+ Để học sinh biết được kính hiển có cấu tạo như thế nào? 
+ Công dụng của kính hiển vi.
* Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao nhiệm vụ
+ Các nhóm tự tìm hiểu về công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
cực.
+ Biết cách ngắm ảnh qua kính hiển vi
+ Xây dựng công thức về số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô 
2
Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
GV: Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét.
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và chốt kiến thức
* Sản phẩm hoạt động:
+ Công dụng: Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiễn vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.
+ Cấu tạo: Kính hiển vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng O1O2 = l không đổi. Khoảng cách F1’F2 = d gọi là độ dài quang học của kính.
Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lõm.
a, Sơ đồ tạo ảnh : 
+ A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1.
+ Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo A2B2.
+ Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính (d1) sao cho ảnh cuối cùng (A2B2) hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.
+ Nếu ảnh sau cùng A2B2 của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.
b, Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:
G¥ = |k1|G2 = 
Với d = O1O2 – f1 – f2.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu kính thiên văn
Mục tiêu
Để học sinh biết được cấu tạo và chức năng của kính thiên văn .
* Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc SGK hoàn thành các câu trả lời sau
+ Công dụng của kính thiên văn?
+ Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của kính thiên văn?
+ Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn có gì khác so với kính hiển vi không?
+ Nêu cách ngắm ảnh của vật qua kính thiên văn?
+ Đặc điểm của ảnh ?
+ Xây dưng công thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực ?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Các các nhân thực hiện theo yêu cầu.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng nhiệm vụ được giao.
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân trả lời,HS còn lại bổ sung, nhận xét.
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và chốt kiến thức
* Sản phẩm hoạt động: 
+ Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.
+ Kính thiên văn gồm: 
 Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m).
 Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm).
 Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.
+ Cách ngắm chừng qua kính thiên văn
- Hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính. Sau đó thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt. 
 - Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này
+ Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cùng:
Áp dụng công thức G = 
Dựa vào hình vẽ ta có : 
 Vậy 
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng và mở rộng( 30 phút)
+ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ở trên để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
+ Yêu cầu:
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG 
1
Chuyển giao nhiệm vụ
GV mỗi cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3
2
Thực hiện nhiệm vụ
GV cho HS hoạt động chung cả lớp và mời từng HS trên lớp phát biểu. Vì các hoạt động tạo tình huống/ nhu cầu học tập của nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/ vấn đề chủ chốt mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và HĐ luyện tập
3
Báo cáo kết quả và thảo luận
HS hoàn thành các câu GV đưa ra và báo cáo
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét bài làm của học sinh, chốt lại đáp án và hướng giải bài tập sao cho hiệu quả. Bài nào HS không làm được GV hướng dẫn cả lớp làm
PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về kính lúp
A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương C. Kính lúp có tiêu cự lớn D. Kính lúp tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 2.Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là 
A. B. C. D. 
Câu 3 .Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp người ta phải đặt vật 
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự 
 C. tại tiêu điểm của vật kính D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính
Câu 4. Một người mắt tốt (điểm cực cận cách mắt 25cm) quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có số bội giác bằng 4. Tiêu cự của kính là 
A. 16cm B. 6,25 cm C. 25cm D. 8cm
Câu 5. Một người mắt tốt đặt một kính lúp có tiêu cự 6cm cách mắt 4cm. Để quan sát mà không phải điều tiết thì vật phải đặt cách kính
A. 4cm B. 5cm C. 6cm D. 8cm
Câu 6. Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về kính hiển vi
A. Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có tiêu cự rất ngắn B. Thị kính là một kính lúp 
C. Vật kính và thì kính được lắp đồng trục trên một ống D. Khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi được
Câu 7. Độ dài quang học của kính hiển vi là 
A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính 
 B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính 
 C. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính 
 D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính 
Câu 8. Để quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật 
A. ở ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính C. tại tiêu điểm vật của vật kính D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự
Câu 9. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh 
A. thật ngược chiều nhỏ hơn vật B. thật ngược chiều và lớn hơn vật C. ảo cùng chiều lớn hơn vật D. ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
Câu 10. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10cm, đặt cách nhau 15cm. Để quan sát ảnh của vật qua kính phải đặt vật trước vật kính
A. 1,88 cm B. 1,77 cm C. 2,04 cm D. 1,99cm
Câu 11. Một người mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25cm. Quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần vật kính, thì thấy số bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 
A. 0,5cm và 5cm B. 5cm và 0,5cm C. 0,8cm và 8cm D. 8cm và 0,8cm
Câu 12. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về kính thiên văn ?
A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa 
 B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn 
C. Thị kính là một kính lúp D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính cố định
Câu 13 .Khi ngắm chừng ở vô cực, qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở 
A. tiêu điểm vật của vật kính B. tiêu điểm ảnh của vật kính C. tiêu điểm ảnh của thị kính 
 D. trong khoảng từ tiêu điểm vật tới quang tâm của thị kính
Câu 14. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính thiên văn tính theo công thức
A. B. C. D. 
Câu 15.Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 1,6m, thị kính có tiêu cự 10cm . Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 
A. 170cm B. 160cm C. 11,6cm D. 150cm
Câu 16.Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn, vật kính có tiêu cự 120cm và thị kính có tiêu cự 5cm. Trong trạng thái không điều tiết thì số bội giác bằng
A. 24 B. 14 C. 34 D.44
Câu 17. Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học ọ = 12 (cm) là k1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là: 
A. 75 	B. 180 	C. 450 	D. 900 
Câu 18. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 (cm) và thị kính có tiêu cự 2 (cm), khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là:
 A. 175 	B. 200 	 C. 250 	D. 300 
Câu 19. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 (mm), thị kính với tiêu cự f2 =20 (mm) và độ dài quang học ọ = 156 (mm). Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 (cm). Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. d1 = 4,00000 (mm)	 B. d1 = 4,10256 (mm).	C. d1 = 4,10165 (mm) D. d1 = 4,10354 (mm)
Câu 20. Một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:
A. 120 (cm)	B. 4 (cm)	C. 124 (cm).	D. 5,2 (m)
VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
 Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập .
Phương thức:
+ Xây dựng công thức xác định số bội giác của mỗi dụng cụ trong trường hợp tổng quát và trong các cách ngắm chừng khác nhau.
+ Thiết kế một kính lúp, ống nhòm từ những vật liệu có sẵn.
+ Tìm hiểu thêm các cấu tạo của các dụng cụ quang học hiện đại áp dụng trong thực tế cuộc sống. 
+ Học sinh về nhà làm bài tập còn lại trong phiếu học tập+ sgk+ sbt
 Sản phẩm hoạt động:
	Các nhóm báo cáo kết quả làm việc ở nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 66, 67
 THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KỲ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của TKPK.
- Đo được tiêu cự của TKPK theo phương pháp trên.
2. Kĩ năng: Đo tiêu cự của TKPK
3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: 
+ Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
 + Năng lực học hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
 + Năng lực thực nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- 1 TKPK có tiêu cự cần đo, 1 TKHT, 1 vật sáng chữ F, 1 nguồn sáng, 
- 1 màn hứng nhỏ, 1 giá quang học có thước đo.	
- Tranh ảnh minh họa
2. Học sinh: 
- Đọc và nghiên cứu trước bài SGK.
- Kẻ trước báo cáo thực hành.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 2 tiết ở trên lớp (theo quy định) cộng với thời gian làm việc ở phòng thí nghiệm. Cụ thể:
- Tiết 1. Tổ chức để học sinh tìm hiểu lý thuyết về TKPK, các dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm.
- Hoạt động thí nghiệm: Tổ chức các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm 
- Tiết 2. Tổ chức báo cáo tổng kết
	Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần vận dụng và tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà và nộp bài cho GV vào bài sau.
Có thể mô tả chuổi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Dự kiến các hoạt động và thời gian thực hiện
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống về ảnh của TKPK
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu lý thuyết về TKPK
20 phút
Tìm hiểu cách bố trí thí nghiệm 
Luyện tập
Hoạt động 3
Lắp ráp, Mắc dụng cụ thí nghiệm, cách tạo ra ảnh của TKPK và cách quan sát ảnh đó
30 phút
Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hoạt động 4
Viết báo cáo thực hành
30 phút 
A. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1. Hoạt động 1 : Tạo tình huống học tập bài thực hành
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của hs với bài mới bằng cách cho HS làm BT
Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát 
Bài tập: Đặt một vật vuông góc với trục chính của TKPK, cách TK 10cm thấy tạo ra 1 ảnh ảo cách TK 8cm. 
a. Vẽ hình minh họa. 
b. Tính tiêu cự của TK
b. Phương thức hoạt động 
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh đề xuất các phương án tính toán để làm BT trên.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm để đề ra phương án làm BT trên.
Kết quả thảo luận được trình bày bằng bảng phụ.
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
-Từ kết quả báo cáo, thảo luận giáo viên giúp học sinh lựa chọn 
đáp án đúng. Kết quả ý a
Đáp án f = - 40cm. 
c. Sản phẩm hoạt động : Mỗi nhóm HS trình bày kết quả làm của nhóm mình ra vở. GV kiểm tra nhanh vở các nhóm, từ đó có phương án gợi mở cho HS
2. Hoạt động 2 : 
Hình thành kiến thức bài học
a. Mục tiêu Tìm hiểu về định ảnh tạo ra của vật qua TKPK, công dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
b. Phương thức hoạt động 
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh nhận xét các tính chất của ảnh qua TKPK. Vẽ hình minh họa ảnh. Cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm để nêu ra tính chất ảnh của vật qua TKPK, tên các dụng cụ và tác dụng của chúng, công dụng và cách lắp ráp các dụng cụ đó. 
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo: Nêu kết quả 
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
GV chốt lại kiến thức, cách tính tiêu cự TKPK qua bài TN. GV nhắc nhở an toàn khi làm TN ở tiết sau.
c. Sản phẩm hoạt động : Mỗi nhóm HS trình bày kết quả làm của nhóm mình ra vở. GV kiểm tra nhanh vở các nhóm, từ đó có phương án gợi mở cho HS
Hình thành kiến thức về cách đo tiêu cự TKPK, cách làm TN
a. Mục tiêu: Tìm hiểu được về cách đo tiêu cự TKPK, cách lắp dụng cụ để đo tiêu cự.
b. Phương thức hoạt động 
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh đề xuất các phương án để đo được tiêu cự f TKPK, cách mắcbộ TN 
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm để đề ra phương án tìm ra cách tính tiêu cự qua TN. Cách mắc các dụng cụ TN qua gợi ý của bài học trong SKG VL 11.
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo: Nêu kết quả 
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
GV chốt lại kiến thức
c. Sản phẩm hoạt động : Mỗi nhóm HS trình bày kết quả làm của nhóm mình ra vở. GV kiểm tra nhanh vở các nhóm, từ đó có phương án gợi mở cho HS
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, ôn tập lại cách làm TN, khắc sâu kiến thức bài học.
b. Phương thức hoạt động 
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh tóm tắt lại cách làm TN, cách quan sát ảnh tạo ra qua hệ TK
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm để đề ra phương án làm
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo: Nêu kết quả 
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
GV chốt lại ngắn gọn nhất lý thuyết bài học. Cách làm TN và những lưu ý khi làm TN
c. Sản phẩm hoạt động : Mỗi nhóm HS trình bày kết quả làm của nhóm mình ra vở. GV kiểm tra nhanh vở các nhóm, từ đó có phương án gợi mở cho HS. 
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục đích: Học sinh viết báo cáo thực hành để đưa ra kết quả đo tiêu cự TKPH qua buổi làm TN
b. Tổ chức hoạt động:
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
Giáo viên: Hướng dẫn các thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập
c. Sản phẩm hoạt động : Bài làm của HS nộp lại vào hôm sau. Mẫu BC thí nghiệm theo SKG.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_11_chuong_7_mat_va_dung_cu_quang_hoc_chu.doc