Giáo án Vật lí Lớp 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân - Lê Thị Ly

Giáo án Vật lí Lớp 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân - Lê Thị Ly

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm: chất điện phân, hiện tượng điện phân.

- Hiểu được bản chất dòng điện trong chất điện phân.

- Mô tả được các hiện tượng xảy ra ở các điện cực. Hiện tượng dương cực tan là gì?

2. Kĩ năng

- Giải thích được một số ứng dụng trong thực tế của hiện tượng điện phân.

3. Thái độ

- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên để nắm kiến thức.

- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà.

- Rèn luyện thái độ tích cực tìm hiểu, tự giác học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý: thông qua đặt các câu hỏi, nêu hiện tượng, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau và dựa vào phương pháp tương tự để hình thành khái niệm về chất điện phân và hiện tượng điện phân.

- Năng lực hợp tác nhóm: Tìm kiếm, làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tính chất của chất điện phân để giải thích.

- Năng lực tính toán, trình bày, trao đổi thông tin: giải các bài tập về dòng điện trong chất điện phân.

- Tích hợp yếu tố an toàn và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn năng lượng điện, bảo vệ môi trường.

 

doc 5 trang huemn72 9101
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 - Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân - Lê Thị Ly", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
TIẾT 26
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
---------o0o--------
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm: chất điện phân, hiện tượng điện phân.
- Hiểu được bản chất dòng điện trong chất điện phân.
- Mô tả được các hiện tượng xảy ra ở các điện cực. Hiện tượng dương cực tan là gì?
2. Kĩ năng
- Giải thích được một số ứng dụng trong thực tế của hiện tượng điện phân.
3. Thái độ
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên để nắm kiến thức.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà.
- Rèn luyện thái độ tích cực tìm hiểu, tự giác học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý: thông qua đặt các câu hỏi, nêu hiện tượng, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau và dựa vào phương pháp tương tự để hình thành khái niệm về chất điện phân và hiện tượng điện phân.
- Năng lực hợp tác nhóm: Tìm kiếm, làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận nhóm. 
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tính chất của chất điện phân để giải thích.
- Năng lực tính toán, trình bày, trao đổi thông tin: giải các bài tập về dòng điện trong chất điện phân.
- Tích hợp yếu tố an toàn và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn năng lượng điện, bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về hiện tượng dẫn điện của dung dịch CuSO4.
- Phiếu học tập.
- Phòng máy chiếu.
Học sinh
- Ôn tập các kiến thức về dòng điện trong kim loại.
- Ôn lại: Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hạt tải điện trong kim loại là gì? Em hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại?
2. Bài mới
2.1. Hướng dẫn chung
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống vấn đề về dòng điện trong chất điện phân. (Video thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân).
3 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
10 phút
Hoạt động 3
Các hiện tượng xảy ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.
13 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức. Giải được các bài tập về dòng điện trong chất điện phân.
Làm các bài tập trắc nghiệm.
7 phút
Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu về Faraday và các ứng dụng của dòng điện trong chất điện phân.
5 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
2.1. Khởi động
Hoạt động 1: Tạo tình huống vấn đề về dòng điện trong chất điện phân
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua thí nghiệm dòng điện trong chất điện phân. Học sinh có thể nắm bắt tình huống có vấn đề để học tập.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề: Cho các em quan sát thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân. Nêu câu hỏi nguyên tắc nào tạo ra dòng điện trong chất điện phân? Bản chất của dòng điện ở đây là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học: “Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân”.
2.2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
a) Mục tiêu hoạt động: Học sinh nắm được các loại hạt tải điện và bản chất dòng điện trong chất điện phân.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Gv: Cho hs quan sát thí nghiệm mô phỏng
Hs: Quan sát, nhận xét.
Gv: Cho hs quan sát mô phỏng thí nghiệm điện phân dd: CuSO4; H2SO4
Yêu cầu học sinh nêu: Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Hs: Trình bày.
Gv: Cho HS làm phiếu học tập:
So sánh bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân
Hs: Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Gv: nhận xét và kết luận.
I. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
1. Thí nghiệm mô phỏng
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.
c) Sản phẩm hoạt động: Học sinh hiểu rõ bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
a) Mục tiêu hoạt động: Học sinh hiểu rõ các hiện tượng xảy ra ở các điện cực anot và katot đối với các chất điện phân khác nhau.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Gv: Chia nhóm giao nhiệm vụ thảo luận ở nhà và trình bày trước lớp.
Nhóm 1: Hs: Trình bày hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch muối đồng với anôt bằng đồng.
Nhóm 2: Hs: Trình bày hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch H2SO4 với điện cực graphit.
Gv: Cho đại diện nhóm trình bày.
Hs: Trình bày, nhận xét và đánh giá.
Gv: Kết luận vấn đề
II. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.
Hiện tượng dương cực tan
Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.
Bình điện phân với các điện cực trơ
c) Sản phẩm hoạt động: Học sinh hiểu được các hiện tượng xảy ra ở điện cực. Nắm được hiện tượng dương cực tan.
Hoạt động 4: Bài tập cũng cố
a) Mục tiêu hoạt động: Học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng được kiến thức để giải bài tập trắc nghiệm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: GV cho HS đọc các câu hỏi trên slde và trả lời nhanh.
Câu 1. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là:
A. không có thay đổi gì ở bình điện phân.	B. anốt bị ăn mòn.
C. đồng bám vào catốt.	D. đồng chạy từ anốt sang catốt.
Câu 2. Để giải thích tính dẫn điện của chất điện phân ta dùng thuyết nào sau đây:
A.thuyết điện ly	B. thuyết động học phân tử
C.thuyết electron	D. thuyết hấp dẫn
Câu 3. Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là 
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng các ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng các ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 4. Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
Mật độ ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại.
Khối lượng và kích thước của ion lớn hơn của electron.
Môi trường dung dịch mất trật tự
Cả 3 ý trên.
Câu 5: Trong hiện tượng dương cực tan kết luận nào sau đây đúng
A. cực dương của bình điện phân bị nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị bào mòn.
C. khi xảy ra hiện tượng dương cực tan, dòng điện có tác dụng vận chuyển kim loại từ Anot sang Ca tốt.
D. Cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
c) Sản phẩm hoạt động: Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của bài học.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu ứng dụng trong thực tế của dòng điện trong chất điện phân. Đặc biệt công nghệ mà vàng và inox.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
- Học bài và tìm hiểu các nội dung kiến thức còn lại của bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm: . Tên các thành viên: .	 Lớp: 11.1
1. So sánh bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân?
Nội dung so sánh
So sánh bản chất dòng điện
Kim loại
Chất điện phân
1. Hạt tải điện
2. Mật độ hạt tải điện
3. Chiều chuyển động của hạt tải điện
4. Thuyết giải thích tính chất điện
5. Độ dẫn điện
6. Môi trường dẫn điện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_11_tiet_26_dong_dien_trong_chat_dien_phan.doc