Phiếu học tập Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hất thụ nước và muối khoáng ở rễ
I. CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC CỦA CÂY
Hoạt động 1. Cơ quan hấp thụ nước của cây
Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu sgk trang 6,7 trả lời các câu hỏi sau.
Bộ phận nào của cây hấp thụ nước và muối khoáng?
Đối với thực vật không có miền lông hút chúng hút nước bằng cách nào (VD: cây thuỷ sinh )?
Ghi nhớ
II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở CÂY
Hoạt động 2. Hấp thụ nước từ ngoài đất vào tế bào lông hút
Thảo luận nhóm
1. Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? Giải thích?
2. Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút như thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Sinh học Lớp 11 - Bài 1: Sự hất thụ nước và muối khoáng ở rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên Lớp . CHỦ ĐỀ 6: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: SỰ HẤT THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Khi trồng cây, muốn chúng sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì? I. CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC CỦA CÂY Hoạt động 1. Cơ quan hấp thụ nước của cây Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu sgk trang 6,7 trả lời các câu hỏi sau. Bộ phận nào của cây hấp thụ nước và muối khoáng? ... Đối với thực vật không có miền lông hút chúng hút nước bằng cách nào (VD: cây thuỷ sinh )? . Ghi nhớ . II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở CÂY Hoạt động 2. Hấp thụ nước từ ngoài đất vào tế bào lông hút Thảo luận nhóm 1. Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? Giải thích? 2. Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút như thế nào? Ghi nhớ a. Hấp thụ nước .. . . b. Hấp thụ ion khoáng Hoạt động 3. Vận chuyển nước và khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ. Thảo luận nhóm : Quan sát hình vẽ ® Hãy ghi tên các con đường vận chuyển nước và ion khoáng vào vị trí có dấu "?" trong sơ đồ và trình bày con đường đi của chúng. ? ? Ghi nhớ a. Con đường gian bào ... . b. Con đường tế bào chất ... . Vận dụng Đai Caspari có vai trò gì? III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HẤP THU NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở CÂY Những nhân tố nào ảnh hưỡng đến việc hấp thu nước và ion khoáng của rễ cây? Ghi nhớ ... ... . IV. LUYỆN TẬP Câu 1. Rễ cây hấp thụ những chất nào? A. Nước cùng các ion khoáng. B. Nước cùng các chất dinh dưỡng. C. Nước và các chất khí. D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Câu 2. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là A. lá, thân, rễ. B. lá, thân. C. rễ, thân. D. Rễ. Câu 3. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế A. thẩm thấu. B. thẩm tách. C. chủ động. D. nhập bào. Câu 4. Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là: A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì. C. tế bào biểu bì. D. tế bào vỏ. Câu 5. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào? A. Con đường qua thành tế bào - không bào. B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào. C. Con đường qua không bào – gian bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào. Câu 7. Đơn vị hút nước của rễ là: A. tế bào rễ. B. tế bào biểu bì. C. tế bào nội bì. D. tế bào lông hút. Câu 8. Xét các trường hợp dưới đây cho thấy trường hợp nào rễ cây hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP? Nồng độ ion K+ ở rễ Nồng độ ion K+ ở đất 1 0,2% 0,5% 2 0,3% 0,4% 3 0,4% 0,6% 4 0,5% 0,2% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Tế bào nào sau đây của rễ cây trên cạn có khả năng hút nước trực tiếp từ đất? A. Tế bào lông hút. B. Tế bào vỏ rễ. C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào nội bì. Câu 10: Khi nói về cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Tất cả các loại ion khoáng đều được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động. B. Cây chỉ hấp thụ khoáng ở dạng ion và quá trình hấp thụ khoáng luôn đi kèm hấp thụ nước. C. Sự hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thụ động không tiêu tốn năng lượng ATP. D. Quá trình hô hấp của tế bào rễ có liên quan đến khả năng hút khoáng của tế bào lông hút. Câu 11: Khi nói về đường đi của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Nước đi từ đất vào lớp tế bào nội bì của rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất. Trong con đường gian bào, khi dòng nước và các ion khoáng đi đến lớp nội bì, bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất. Từ lớp tế bào nội bì vào mạch gỗ của rễ, nước và các ion khoáng chỉ đi theo con đường tế bào chất. Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 V. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ chết? 2. Tại sao môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước, lại có thể lấy được nước? 3. Ưu nhược điểm của 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất. VI. NHIỆM VỤ TỰ HỌC - Hoàn thành nội dung học trong phiếu học tập. - Hoàn thành phần IV luyện tập và phần V bài tập về nhà - Đọc trước bài 2: Vận chuyển chất trong cây Phân biệt dòng mạch rây và dòng mạch gỗ Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực
Tài liệu đính kèm:
- phieu_hoc_tap_sinh_hoc_lop_11_bai_1_su_hat_thu_nuoc_va_muoi.docx