Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học

Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học

1- Sự điện li

 Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.

2- Chất điện li

 Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.

 Axit, bazơ và muối là những chất điện li.

 Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.

3- Phân loại các chất điện li

 Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li thành chất điện li mạnh và chất điện li yếu.

 - Chất điện li mạnh là chất điện li khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

 Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,.; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2,. và hầu hết các muối.

 Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, dùng một mũi tên () chỉ chiều của quá trình điện li.

 - Chất điện li yếu là chất điện li khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

 Những chất điện li yếu là các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3.; các bazơ yếu như Mg(OH)2, Bi(OH)3,.; (NH3 và các amin).

 Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, dùng hai mũi tên ngược chiều nhau ( ).

 - Chất không điện li là những chất tan trong nước không phân li ra ion.

 Ví dụ ancol etylic (C2H5OH), glixerol (C3H5(OH)3), saccarozơ (C12H22O11).

 

doc 56 trang lexuan 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019-2020 
THPT LỤC NAM BẮC GIANG (chỉnh 03/11/2019) 
 PHẦN LỚP 11 CHƯƠNG 1 - SỰ ĐIỆN LI (In 02 bản)
1- Sự điện li
 Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.
2- Chất điện li
 Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.
 Axit, bazơ và muối là những chất điện li.
 Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
3- Phân loại các chất điện li
 Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li thành chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
 - Chất điện li mạnh là chất điện li khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
 Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,...; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2,... và hầu hết các muối.
 Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, dùng một mũi tên (®) chỉ chiều của quá trình điện li.
 - Chất điện li yếu là chất điện li khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
 Những chất điện li yếu là các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3...; các bazơ yếu như Mg(OH)2, Bi(OH)3,...; (NH3 và các amin).
 Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, dùng hai mũi tên ngược chiều nhau ().
 - Chất không điện li là những chất tan trong nước không phân li ra ion. 	
 Ví dụ ancol etylic (C2H5OH), glixerol (C3H5(OH)3), saccarozơ (C12H22O11)... 
4- Axit, bazơ và muối
 Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
 Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các ion H+ trong dung dịch.
 Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
 Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các ion OH- trong dung dịch.
 Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. 
 Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước, lực axit (khả năng phân li ra ion) và lực bazơ đều yếu.
(Cách viết dạng axit H2ZnO2, HAlO2.H2O...).
Lưỡng tính: Nói về những hợp chất hay ion vừa thể hiện cả tính axit, cả tính bazơ.
Chất lưỡng tính
Tính axit
Tính bazơ
Al(OH)3, Zn(OH)2... là hiđroxit l.tính
Al(OH)3 + OH-® AlO2- + 2H2O
Al(OH)3 +3H+ ® Al3+ + 3H3O
HCO3-, HS-... là một ion lưỡng tính
HCO3- + OH- ® CO32- + H2O
HCO3- + H+ ® CO2 + H2O
Al2O3, ZnO... là oxit lưỡng tính
Al2O3 + 2OH-® 2AlO2- + H2O
Al2O3 + 6H+ ® 3Al3+ + 3H3O
(NH4)2CO3, CH3COONH4... là một chất lưỡng tính
NH4+ + OH- ® NH3 + H2O
CO32- + 2H+ ® CO2 + H2O
 Hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư (xem T1-tr49- 26.KB-09)
Các hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư là Cu(OH)2 (tạo dung dịch xanh lam đậm), Zn(OH)2.
 Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
 Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
 Muối axit là muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
Muối trung hoà: NaCl, Na2SO4, Na2CO3. Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4.
 Sự điện li của muối trong nước
 Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2...)
 Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+ (NaHSO3). 
(Chú ý : Muối NaHSO4, KHSO4 khi tan trong nước, coi như phân li hoàn toàn ra ion H+ như axit mạnh H2SO4).
5- Sự điện li của nước- pH – Chất chỉ thị axit-bazơ
 Nước là chất điện li rất yếu. 
 H2O H+ + OH- 
 · Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-].
Ở 25oC, [H+] = [OH-] = 1,0.10-7 (mol/l) Þ = [H+].[OH-] = 1,0.1014.
Coi tích số ion của nước là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
Áp dụng: Biết nồng độ của ion H+ trong dung dịch Þ [OH-] và ngược lại.
 [H+] = , [OH-] =.
· Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] hay [H+] = 1,0.10-7M.
· Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10-7M.
· Môi trường bazơ là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M.
Khái niệm về pH
Nếu biểu diễn nồng độ ion H+ dưới dạng: [H+] = 1,0.M thì pH = a.
Sử dụng khái niệm pH cho phép biểu thị độ axit và độ bazơ của dung dịch trên cùng một thang.
Ví dụ: Dung dịch có [OH-] = 1,0.10-2M, ta nói dung dịch có pH = 12.
 Mối liên hệ giữa pH, [H+], [OH-] và môi trường
 pH 1 2 3 ... 7 ... 12 13 14
 [H+] 10-1 10-2 10-3 ... 10-7 ... 10-12 10-13 10-14
 [OH-] 10-13 10-12 10-11 ... 10-7 ... 10-2 10-1 10o
 Môi trường axit trung tính bazơ 
 ¬¾¾ độ axit tăng trung tính độ kiềm tăng ¾¾® 
Chất chỉ thị
 Những chất có khả năng thay đổi tính chất một cách đột biến và dễ quan sát do tác dụng của môi trường thay đổi.
Chất chỉ thị axit- bazơ (Chất chỉ thị pH) 
 Chất chỉ thị mà màu thay đổi theo nồng độ ion H+ trong dung dịch. Thường là axit hữu cơ mà hai dạng axit (phân tử) và bazơ (anion) của nó có màu khác nhau.
 Màu của chất chỉ thị không biến đổi liên tục theo độ pH của dung dịch mà chỉ chuyển màu trong một khoảng pH xác định.
Khoảng pH chuyển màu của quỳ tím và phenolphtalein.
 6 7 8 8,3
 Quỳ: đỏ - pH £ 6 ; tím 8 £ pH – xanh
 Phenolphtalein: không màu- pH < 8,3 £ pH – hồng
6- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
 Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
Điều kiện: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
 - chất kết tủa.
 - chất điện li yếu.
 - chất khí.
 · Chiều hướng của các phản ứng trao đổi ion là giảm số ion trong dung dịch.
 Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
Cách chuyển phương trình dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn 
 - Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử, cân bằng phương trình. 
 - Các chất điện li mạnh viết ở dạng ion, loại bỏ những ion không tham gia phản ứng. 
 - Các chất rắn, chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu được giữ nguyên ở dạng phân tử.
7- Cách nhớ bảng tính tan
 Nhớ theo loại hợp chất (anion, cation). (SGK11-tr223)
 * Trường hợp tất cả các muối đều tan: NH4+, Na+, K+; NO3-, CH3COO-.
Ion
Tính chất
Ion
Tính chất
OH-
-Tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2; ít tan Ca(OH)2.
- Hầu hết không tan.
CO32-
SO32- PO43-
- Tan: muối NH4+, Na+, K+.
- Hầu hết không tan.
Cl-
- Không tan: AgCl; ít tan PbCl2.
- Hầu hết tan.
SO42-
-Không tan: BaSO4, CaSO4, PbSO4, (i) Ag2SO4
- Hầu hết tan.
 S2-
-Tan: NH4+, Na+, K+, Ca2+, Ba2+.
- Hầu hết không tan.
 Một số chú ý về các muối sunfua: 
 + Hầu hết các muối sunfua không tan có màu đen (FeS, ZnS, CuS, PbS, Ag2S...), trừ CdS màu vàng. 
 + Muối sunfua không tan trong nước, tan trong axit loãng, (FeS, ZnS...màu đen), (CdS màu vàng).
 + Muối sunfua không tan trong axit loãng, tan trong axit HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng (CuS, PbS, Ag2S...màu đen).
8- Phản ứng axit-bazơ
 Phản ứng axit-bazơ là phản ứng trong đó có sự cho và nhận proton.
 (Axit là chất có khả năng cho proton (H+). Bazơ là chất có khả năng nhận proton (H+)).
 Các phản ứng thuộc loại axit-bazơ bao gồm:
 - Dung dịch axit mạnh tác dụng với dung dịch bazơ mạnh:
 Ví dụ: HCl + NaOH ® NaCl + H2O
 hay H+ + OH- ® H2O (hoặc H3O+ + OH- ® 2H2O)
 - Dung dịch axit tác dụng với bazơ không tan:
Ví dụ: 2HNO3 + Mg(OH)2 ® Mg(NO3)2 + 2H2O
hay 2H+ + Mg(OH)2 ® Mg2+ + 2H2O 
 - Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ không tan:
	3H2SO4 + Fe2O3 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O
hay 6H+ + Fe2O3 ® 2Fe3+ + 3H2O 
 - Dung dịch axit yếu tác dụng với dung dịch bazơ:
 CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O
 CH3COOH + OH- ® CH3COO- + H2O
 - Dung dịch bazơ yếu (NH3 hoặc amin (CH3NH2...)) tác dụng với dung dịch muối: (T1-tr19 5.KB-07)
 AlCl3 + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3¯ + 3NH4Cl
 Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3¯ + 3NH4+
 - Dung dịch axit tác dụng với muối của axit yếu hơn (CH3COONa, Na2CO3...):
 2HCl + Na2CO3 ® 2NaCl + CO2­ + H2O
 2H+ + CO32- ® CO2­ + H2O
 HCl + CH3COONa ® CH3COOH + NaCl
 H+ + CH3COO- ® CH3COOH (mùi giấm) 
 - Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:
 NH4Cl + NaOH ® NH3­ + H2O + NaCl 
 NH4+ + OH- ® NH3­ + H2O
 Hiđroxit lưỡng tính là những hiđroxit vừa thể hiện tính bazơ, vừa thể hiện tính axit. 
 Ví dụ: Zn(OH)2 + 2H+ ® Zn2+ + 2H2O (tính bazơ)
 	 H2ZnO2 + 2OH- ® ZnO22- + 2H2O (tính axit)
 Oxit lưỡng tính là những oxit vừa thể hiện tính bazơ, vừa thể hiện tính axit. 
 Ví dụ: ZnO + 2H+ ® Zn2+ + H2O (tính bazơ)
 	 ZnO + 2OH- ® ZnO22- + H2O (tính axit)
9- Môi trường của dung dịch muối
 Khi hoà tan trong nước, muối có thể chỉ phân li thành ion, cũng có thể các ion tạo thành lại tương tác với nước làm thay đổi nồng độ [H+] nên pH của dung dịch cũng thay đổi.
 Tương tác giữa các ion tạo ra muối với H2O hay nói chung, tương tác giữa muối với nước được gọi là sự thuỷ phân của muối.
 Sự thuỷ phân của muối xảy ra trong dung dịch (muối phải tan) và thường là quá trình thuận nghịch.
 Ion trung tính: Những ion trong dung dịch không trao đổi proton với nước. 
 Đó là những cation Na+, K+, Ba2+, Ca2+..., những anion SO42-, NO3-, Cl-, ClO4-...
 Ví dụ: 
 a- Dung dịch NaCl (hoặc K2SO4, Ba(NO3)2, KClO4...): Muối của các axit mạnh và bazơ mạnh. 
 NaCl ® Na+ + Cl-
 Các ion Na+, Cl- đều không có khả năng cho, nhận proton với H2O, chúng đều là các ion trung tính. 
 Vậy dung dịch trung tính, pH = 7.
 b- Dung dịch CH3COONa (hoặc Na2CO3, Na2S, C6H5ONa...): Muối của các axit yếu và bazơ mạnh. 
 CH3COONa ® Na+ + CH3COO-
 CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- (1)
 Dung dịch dư ion OH-, môi trường bazơ, pH > 7. Vai trò của H2O ? (nhường proton)
 c- Dung dịch NH4Cl (hoặc AlCl3, Fe2(SO4)3, C6H5NH3Cl...): Muối của các axit mạnh và bazơ yếu. 
 NH4Cl ® NH4+ + Cl-
 NH4+ + H2O NH3 + H3O+ (2), Vai trò của H2O ? (nhận proton)
 hoặc đơn giản NH4+ NH3 + H+. 
 Dung dịch dư ion H3O+ (hoặc ion H+), môi trường axit, pH < 7. 
 · Bản chất của phản ứng thủy phân cũng là phản ứng axit-bazơ.
 Nước (H2O) đóng vai trò là axit (nhường proton) trong phản ứng (1), đóng vai trò là bazơ (nhận proton) trong phản ứng (2). Nước là chất lưỡng tính. 
Tóm tắt môi trường của dung dịch muối
Muối tạo bởi
Bị thuỷ phân
Môi trường
pH
Môi trường tồn tại
Axit mạnh và bazơ mạnh
NaCl, K2SO4, KClO4 
Không
Trung tính
pH = 7
Tồn tại cả trong môi trường axit và môi trường kiềm
Axit mạnh và bazơ yếu
FeCl3, Al2(SO4)3, NH4Cl 
Có
Tính axit
 pH < 7
Tồn tại trong môi trường axit, không tồn tại trong môi trường kiềm.
Axit yếu và bazơ mạnh
CH3COONa, Na2CO3, Na2S, C6H5ONa 
Có
Tính bazơ
pH > 7 
Tồn tại trong môi trường kiềm, không tồn tại trong môi trường axit.
Chất lưỡng tính
Zn(OH)2, Al(OH)3, NaHCO3, (NH4)2CO3 
Không tồn tại trong môi trường axit và môi trường kiềm.
Tóm tắt các chất điện li, các ion, môi trường tồn tại, không tồn tại, phản ứng thủy phân
Chất điện li mạnh, phương trình điện li
Ion, môi trường tồn tại, sự thủy phân
 HCl, HNO3, H2SO4, HClO4 
 HCl ® H+ + Cl-
 Anion: Cl-, NO3-, SO42-, ClO4-
Tồn tại cả trong môi trường axit và môi trường kiềm.
Ion trung tính, không bị thủy phân trong dung dịch.
 NaOH, KOH, Ba(OH)2...
 NaOH ® OH- + Na+
 Cation: Na+, K+, Ba2+ 
Tồn tại cả trong môi trường axit và môi trường kiềm.
Ion trung tính, không bị thủy phân trong dung dịch.
Chất điện li yếu, phương trình điện li
Ion, môi trường tồn tại, sự thủy phân, môi trường của dung dịch muối (phản ứng thủy phân)
 CH3COOH, HClO, H2S, H2CO3 
CH3COOH H+ + CH3COO-
 Anion: CH3COO-, ClO-, S2-, CO32- 
Tồn tại trong môi trường kiềm.
Không tồn tại trong môi trường axit, bị thủy phân trong dung dịch (tạo môi trường bazơ, pH > 7). 
CH3COO- + H+ ® CH3COOH (axit yếu)
CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- (pH > 7) 
 Fe(OH)3, Al(OH)3, NH3 
Fe(OH)3 Fe3+ + 3OH-
NH3 + H2O NH4+ + OH-
 Cation: Fe3+, Al3+, NH4+ 
Tồn tại trong môi trường axit.
Không tồn tại trong môi trường kiềm, bị thủy phân trong dung dịch (tạo môi trường axit, pH < 7).
Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3 
NH4+ + OH- ® NH3 + H2O
Fe3+ + H2O Fe(OH)3 + 3H+ (pH < 7) 
NH4+ + H2O NH3 + H3O+ (pH < 7)
(hoặc đơn giản NH4+ NH3 + H+) 
 Áp dụng: 
 · Khi cho dung dịch muối cacbonat (ví dụ Na2CO3) tác dụng với dung dịch muối Fe3+, Al3+, Cr3+... ta thu được kết tủa hiđroxit và khí CO2. Giải thích hiện tượng ?
Ví dụ: Phản ứng giữa dung dịch Na2CO3 và dung dịch FeCl3 hoặc dung dịch Na2CO3 và Al2(SO4)3.
Phương trình phân li: FeCl3 ® Fe3+ + 3Cl-
 	 Na2CO3 ® 2Na+ + CO32-
Phương trình phản ứng thuỷ phân (dạng ion):	
CO32- + H2O HCO3- + OH-
HCO3- + H2O H2CO3 + OH-
 H2CO3 CO2­ + H2O
3
CO32- + H2O CO2­ + 2OH-
(1)
2
Fe3+ + 3H2O Fe(OH)3¯ + 3H+
(2)
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O ® 2Fe(OH)3¯ + 3CO2­
Khi trộn hai dung dịch, cân bằng (1), (2) đều chuyển dịch sang phải, phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phương trình phân tử:
 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O ® 2Fe(OH)3¯ + 3CO2­ + 6NaCl
 Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O ® 2Al(OH)3¯ + 3CO2­ + 3Na2SO4
 · Đặc biệt một số muối có khả năng thuỷ phân hoàn toàn:
 Muối Al2S3 khi tan trong nước, tác dụng nhanh với nước tạo nên khí H2S bay lên và kết tủa Al(OH)3 theo phản ứng:
	 Al2S3 + 6H2O ® 2Al(OH)3¯ + 3H2S­
 Phản ứng thuỷ phân thực tế hoàn toàn, nghĩa là phản ứng một chiều, vì trong trường hợp này tạo nên đồng thời một axit yếu dễ bay hơi H2S và một bazơ yếu kết tủa Al(OH)3 làm cho cân bằng chuyển dịch hoàn toàn về một phía. Vì vậy Al2S3 không tồn tại trong dung dịch !
 · Khi hòa tan muối Fe3+, Al3+ (ví dụ (Fe2(SO4)3, AlCl3...) trong nước, dung dịch có vẩn đục. Tại sao? Muốn dung dịch không bị vẩn đục, người ta nhỏ vào đó một ít dung dịch axit (H2SO4 hoặc HCl), giải thích ?
 · Hãy chọn:
 - Những muối nào chỉ tồn tại trong môi trường axit, không tồn tại trong môi trường kiềm?
 - Những muối nào chỉ tồn tại trong môi trường kiềm, không tồn tại trong môi trường axit?
 - Những muối nào tồn tại cả trong môi trường axit, cả trong môi trường kiềm? 
 CHƯƠNG 2, 3 - NITƠ- PHOTPHO
 CACBON- SILIC 
Tóm tắt lí thuyết
1-Tính chất của nitơ và photpho 
 Nguyên tố
Nitơ
Photpho
Cấu hình electron nguyên tử 
 1s22s22p3 ;
 độ âm điện: 3,04.
1s22s22p63s23p3; 
độ âm điện: 2,19. 
Cấu tạo phân tử
NºN ; N2. Phân tử có một liên kết ba rất bến.
Hai dạng thù hình: Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Photpho đỏ có cấu trúc polime.
Các số oxi hóa có thể có
-3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
· -3 (với hiđro, kim loại), 
· +1 đến +5 (với oxi, flo).
-3, 0, +3, +5
· -3 (với hiđro, kim loại), 
· +3 và +5 (với oxi, clo).
Tính chất hóa học
- Tính oxi hóa
+ Với các kim loại mạnh
+ Với hiđro
- Tính khử
+ Với O2 
- Tính oxi hóa
+ Với kim loại: Ở nhiệt độ cao tác dụng với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al... tạo nitrua kim loại.
+ Với hiđro (to, xt) tạo NH3.
- Tính khử 
+ Với O2 (tia lửa điện) tạo NO. 
- Tính oxi hóa 
+ Với kim loại: Ở nhiệt độ cao tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo photphua kim loại.
- Tính khử
+Với O2, Cl2, S...(số oxi hóa +3, +5).
 2-Tính chất các hợp chất của nitơ và photpho
Hợp chất
NH3
Muối amoni (NH4+)
Tính chất vật lí
Khí, mùi khai, tan nhiều trong nước
Rắn, tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn.
Tính chất hóa học
- Tính bazơ yếu
+ Với nước
+ Với dung dịch muối
+ Với axit
- Tính khử: Với các chất oxi hóa
+ Với O2 (không xúc tác, có xt)
+ Với Cl2
+ Với CuO, to
- Tác dụng với dung dịch kiềm
(nhận biết ion amoni NH4+).
- Phản ứng nhiệt phân:
· Anion gốc axit không có tính oxi hóa: NH4Cl, (NH4)2CO3...
· Anion gốc axit có tính oxi hóa: NH4NO3, NH4NO2...
Điều chế
-Trong PTN: 
NH4Cl (rắn) + Ca(OH)2 (rắn), to.
- Trong CN: N2 + H2 (xt, to)
Nhận biết
Khí mùi khai, xanh quỳ tím ẩm.
Muối amoni + NaOH, to tạo khí (NH3) mùi khai, xanh quỳ tím ẩm.
Hợp chất
Axit nitric (HNO3)
Axit photphoric (H3PO4)
Công thức cấu tạo
Số oxi hóa của N, P
+5
+5
Tính axit
Là axit mạnh.
Là axit ba nấc, độ mạnh trung bình.
Tính oxi hóa
Là axit có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết các kim loại, trừ Pt và Au. Tác dụng được với phi kim, với hợp chất có tính khử.
Axit photphoric không có tính oxi hóa.
Hợp chất
Muối nitrat
Muối photphat
Tính tan trong nước
Tất cả muối nitrat đều tan
Tan (Na+, K+, NH4+, và H2PO4-)
Tính chất muối
- Tác dụng với axit
- Tính oxi hóa
-Bị nhiệt phân hủy
- Nhận biết
- môi trường H+ (tương tự HNO3)
- môi trường OH-, NO3- + (Al, Zn) ® NH3
- 3 sơ đồ, (to): 2KNO3 ® 2KNO2 + O2­
 2Cu(NO3)2 ® 2CuO + 4NO2­+ O2­
 2AgNO3 ® 2Ag + 2NO2­ + O2­
-NO3- + (Cu +H2SO4) ® Cu2+(dd màu xanh)+NO
 NO ® NO2 (màu nâu đỏ)
- không có tính oxi hóa.
- 3Ag+ + PO43- ® Ag3PO4¯ vàng, tan trong dd HNO3 loãng.
 3-Tính chất của cacbon và silic
Nguyên tố
Cacbon
Silic
Cấu hình electron nguyên tử 
 1s22s22p2 ; độ âm điện: 2,55.
1s22s22p63s23p2 ; độ âm điện: 1,90
Các số oxi hóa 
-4, 0, +2, và +4
· -4 (với hiđro, kim loại)
· +2 và +4 (với oxi, clo...)
-4, 0, +2 (ít đặc trưng), và +4
· -4 (với hiđro, kim loại)
· +4 (với flo, oxi, clo...)
Tính chất hóa học
- Tính khử
Tác dụng với oxi, halogen, với hợp chất.
- Tính oxi hóa
Tác dụng với kim loại, hiđro.
- Tính khử
+ Với O2 (to): C + O2 ® CO2
 Ở to cao: CO2 + C ® 2CO
+Với oxit kim loại, HNO3, H2O (to):
 C + 2CuO ® 2Cu + CO2
 C+ 4HNO3® 4NO2+ CO2+ 2H2O
 C + 2H2O ® 2H2 + CO2 
- Tính oxi hóa
+ Với các kim loại (to):
 4Al + 3C ® Al4C3
+ Với hiđro (to , xt):
 C + 2H2 ® CH4
- Tính khử
+ Với flo (ở điều kiện thường):
 Si + 2F2 ® SiF4
+ Với O2 (to): 
 Si + O2 ® SiO2
+ Với dung dịch kiềm:
Si +2NaOH+ H2O ® Na2SiO3 + 2H2
- Tính oxi hóa
+ Với các kim loại (to):
 2Mg + Si ® Mg2Si
 4-Tính chất của hợp chất cacbon và silic 
Hợp chất
CO
CO2
SiO2
Số oxi hóa
+2
+4
+4
Trạng thái, 
độc tính
khí, rất độc
khí, không duy trì sự cháy của nhiều chất
rắn
Tác dụng với dung dịch kiềm
Oxit trung tính, không tác dụng nước, axit và dd kiềm ở điều kiện thường.
Oxit axit, tác dụng với NaOH (tùy tỉ lệ số mol, tạo sản phẩm khác nhau).
Oxit axit, tác dụng với dung dịch kiềm đặc.
Tính khử
+ Với O2 (to)
+ Với oxit kim loại (to)
không có tính khử (số oxi hóa cao nhất +4)
không có tính khử (số oxi hóa cao nhất +4)
Tính oxi hóa
Với kim loại mạnh (to)
CO2 + 2Mg ® MgO + C
Với kim loại mạnh (to)
SO2 + 2Mg ® 2MgO + Si
Tính chất khác
SiO2+4HF ® SiF4 + 2H2O
Điều chế
-PTN:HCOOH, (H2SO4 đ,to)
- khí than ướt, khí than khô
Trong PTN: CaCO3 + HCl
 5-Các halogen (SGK10-tr117)
Nguyên tố
F2
Cl2
Br2
I2
Độ âm điện
3,98
3,16
2,96
2,66
Trạng thái, màu sắc, tsôi
khí, lục nhạt
tsôi -188,1oC
khí, vàng lục 
tsôi -34,1oC
lỏng, nâu đỏ
tsôi 59,2oC
rắn, đen tím
tsôi 185,5oC
Phản ứng
với kim loại
Oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua
Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng cần đun nóng
Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối bromua, phản ứng cần đun nóng
Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối iotua, pứng chỉ xảy ra khi to hoặc x.tác
Phản ứng
với hiđro
nổ mạnh trong bóng tối, to rất thấp (-252oC)
 F2 + H2 ® 2HF
cần chiếu sáng, phản ứng nổ:
Cl2 + H2 ® 2HCl
cần nhiệt độ cao:
Br2 + H2 ® 2HBr
cần nhiệt độ cao hơn:
Br2 + H2 ® 2HBr
Phản ứng
với nước
oxi hóa nước to thường, hơi nước nóng bốc cháy
2F2 + 2H2O ® 4HF + O2
Ở to thường:
Cl2 +H2O 
 HCl+ HClO
Ở to thường, chậm hơn clo:
Br2 +H2O 
 HBr+ HBrO
Hầu như không tác dụng.
Với phi kim
Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim
Điều chế
CN: điện phân hỗn hợp KF + HF (ở thể lỏng), cực dương bằng than chì, cực âm bằng đồng.
CN: điện phân dd NaCl bão hòa, có m.n
PTN: dd HCl đặc + chất oxi hóa mạnh (MnO2 , KMnO4) rắn
CN: dùng khí clo đẩy brom ra khỏi dung dịch muối bromua (tách từ nước biển)
CN: dùng khí clo đẩy iot ra khỏi dung dịch muối iotua (trong tro của rong biển)
Một số khái niệm
Quặng: Chất lấy từ dưới đất lên, chứa nguyên tố có ích mà hàm lượng đủ lớn để có thể khai thác được. (Từ điển tiếng Việt- tr793)
Khoáng vật: Hợp chất hoặc đơn chất tự nhiên, có thành phần đồng nhất, thường là cứng, cấu tạo nên vỏ trái đất. (Từ điển tiếng Việt- tr503)
Hai khoáng vật chính của photpho là photphorit Ca3(PO4)2 và apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2. 
 6-Phân bón, độ dinh dưỡng của phân bón
Phân đạm. Phân lân. Phân kali
· Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ.
· Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
· Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
Supephotphat
Supephotphat đơn (gồm 2 muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4)
Quá trình sản xuất qua một giai đoạn: Cho bột photphorit hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.
 Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ® Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
Supephotphat kép (gồm một muối Ca(H2PO4)2)
Quá trình sản xuất qua hai giai đoạn: 
- Điều chế axit photphoric:
 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4
- Cho axit photphoric tác dụng với photphorit hoặc apatit.
 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ® 3Ca(H2PO4)2
· Sơ đồ phản ứng: Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2
 Các dạng bài tập chương 1: Sự điện li 
 - Phân loại oxit, tính chất các oxit. Muối axit, muối trung hoà.
 - Chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
 - Các chất cùng tồn tại: Khi không có phản ứng xảy ra giữa các chất.
 - Các chất không cùng tồn tại: Khi có phản ứng xảy ra giữa các chất.
 - Số trường hợp tạo thành kết tủa khi phản ứng với một chất.
 - Phương trình phản ứng dạng phân tử Þ phương trình ion rút gọn.
 Từ phương trình ion rút gọn Þ những phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn.
 - Các chất phản ứng với HCl, phản ứng với NaOH, số chất lưỡng tính.
 - Các bài tập về pH, nồng độ dung dịch.
Dạng 1: Phân loại oxit, tính chất. Chất chỉ thị màu axit-bazơ. Muối axit, muối trung hoà
1.(T4-tr29 10.Đề 2015)Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CaO.	B. CrO3.	C. Na2O.	D. MgO.
2.(T4-tr29 10.(Đề 2017mã 203)Câu 48. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3.	B. FeO.	C. Cr2O3.	D. Fe2O3. 
3.(T5-tr1 1.Đề MH-2019)Câu 48: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3.	B. CrO3.	C. FeO.	D. Cr2O3.
4.(T2-tr13 1.KB-11)Câu 39: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là
 A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 8.
5.(T2-tr13-2.KA-12)Câu 35: Cho dãy các oxit: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. 6. 	B. 7. 	C. 8. 	D. 5.
6.(T4-tr26 37.Đề 2017mã 203)Câu 69. Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
 A. Mg(OH)2.	B. Al(OH)3.	C. MgCO3.	D. CaCO3.
7.(T5tr2 17.Đề18- 201)Câu 46: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu đỏ. 	B. màu vàng.	C. màu xanh. 	D. màu hồng.
8.(T5-tr2 18.Đề 2018 mã 202)Câu 43: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu vàng. 	B. màu cam.	C. màu hồng. 	D. màu xanh.
9.(T5-tr1 2.Đề 2018 mã 204)Câu 47: Chất nào sau đây là muối axit?
A. KCl.	B. CaCO3.	C. NaHS.	D. NaNO3.
10.(T5-tr1 3.Đề 2018 mã 201)Câu 49: Chất nào sau đây là muối axit?
A. CuSO4. 	B. Na2CO3.	C. NaH2PO4. 	D. NaNO3.
11.(T5-tr1 4.Đề 2018 mã 202)Câu 42: Chất nào sau đây là muối axit?
A. KNO3. 	B. NaHSO4.	C. NaCl. 	D. Na2SO4.
12.(T5-tr1 5. Đề 2018 mã 203)Câu 41: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. K2HPO4.	B. NaHSO4.	C. NaHCO3.	D. KCl.
Dạng 2: Chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu
1.(Đề 2016)- Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. H2O.	B. C2H5OH.	C. NaCl.	D. CH3COOH.
2.(T1-tr19 1.KB-08)-Câu 15: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3.	B. 4. 	C. 5.	D. 2. 
Muối kép: Muối kết tinh từ dung dịch hỗn hợp hai muối đơn giản (kết tinh như chỉ có một chất), khi hòa tan phân li như các muối đơn giản. 
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O. 
Dạng 3: Các chất cùng tồn tại, không cùng tồn tại trong dung dịch
- Các chất cùng tồn tại: Khi không có phản ứng xảy ra giữa các chất.
- Các chất không cùng tồn tại: Khi có phản ứng xảy ra giữa các chất. 
 Các loại phản ứng có thể xảy ra giữa các chất trong dung dịch: 
 + Phản ứng trao đổi ion.
 + Phản ứng axit-bazơ.
 + Phản ứng oxi hóa - khử. 
 Ví dụ: Fe(NO3)2 + HCl (dư) ® NO + ...?
1.(T1-tr19 2.KA-2010)-Câu 35: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
A. KOH.	B. BaCl2.	C. NH3.	D. NaNO3.
2.(T3-tr15-2.KA-13)Câu 30: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 ?
A. HCl 	B. K3PO4.	C. KBr. 	D. HNO3.
3.(T1-tr19 3.C§-09)-Câu 1: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. H+, Fe3+, NO3-, SO42-. 	B. Ag+, Na+, NO3-, Cl-. 	
C. Mg2+, K+, PO43-, SO42-. 	D. Al3+, NH4+, Br-, OH-.
4.(T1-tr19 4.CĐ-2010)-Câu 22 : Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. K+, Ba2+,OH-, Cl- B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+ 
C. Na+ , K+, OH-, HCO3- D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
5.(T3-tr13 8.CĐ-13)Câu 34: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Cl- ; Na+; NO3- và Ag+. B. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-.
C. K+; Mg2+; OH- và NO3-.	D. K+; Ba2+; Cl- và NO3-.
6.(T1-tr19 sửa)Câu 23: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. H+, NO3- , Fe3+, SO42-. B. Na+, Fe2+, NO3-, OH-.
C. H+, Fe2+, SO42-, NO3-. D. Na+, K+, HCO3- , OH-.
7.(T5-tr1 10.Đề 2018 mã 201)Câu 56: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và Al(NO3)3. 	B. NaOH và MgSO4.	
C. K2CO3 và HNO3. 	D. NH4Cl và KOH.
8.(T5-tr1 11.Đề 2018 mã 204)Câu 55: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ba(OH)2 và H3PO4.	B. Al(NO3)3 và NH3.
C. (NH4)2HPO4 và KOH.	D. Cu(NO3)2 và HNO3.
9.(T5-tr1 12.Đề 2019 mã 203)Câu 59: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH và Na2CO3.	B. Cu(NO3)2 và H2SO4.	
C. CuSO4 và NaOH.	D. FeCl3 và NaNO3.
10.(T5-tr1 13.Đề 2019 mã 204)Câu 64: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AlCl3 và KOH. 	B. Na2S và FeCl2. 	C. NH4Cl và AgNO3. 	D. NaOH và NaAlO2.
11.(Chuyên Nguyễn Huệ-2016)-Câu 14: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối clorua X thấy xuất hiện kết tủa keo màu trắng đồng thời có khí thoát ra. Công thức của X là
A. FeCl2. 	B. FeCl3. 	C. AlCl3. 	D. ZnCl2. 
12.(THPT Lê Quý Đôn)-Câu 47: Khí nào thỏa mãn tất cả các tính chất sau: tạo kết tủa với dung dịch AgNO3, làm mất màu dung dịch KMnO4, không tồn tại trong một hỗn hợp với SO2, tác dụng được với nước clo.
A. CO2.	B. NH3.	C. HCl.	D. H2S.
Dạng 4: Nồng độ ion. Tính tan của muối. Các ion trong dung dịch và các chất tan có thể có
1.(ktra11)-Câu 17: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M. Nồng độ mol/lít của ion OH- trong dung dịch mới là
A. 0,25M. 	B. 0,5M. 	C. 0,75M. 	D. 1,5M.
2.(10 pp-tr48) Câu 17: Trong ba dung dịch có các loại ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO42-, CO32-, NO3-. Mỗi dung dịch chứa một loại cation và một loại anion. Đó là ba dung dịch:
A. BaSO4, Mg(NO3)2, Na2CO3. B. Ba(NO3)2, MgSO4, Na2CO3.
C. Ba(NO3)2, MgCO3, Na2SO4. D. BaCO3, MgSO4, NaNO3.
3.(T3-tr13 10.KB-14)Câu 19: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHS.	B. NaHSO4. 	C. NaHS. 	D. KHSO3.
4.(T2-tr11)Câu 20: Trong 1 lít dung dịch X có 0,05 mol Na2SO4 , 0,10 mol KCl và 0,05 mol NaCl. Để pha chế 400 ml dung dịch muối có nồng độ ion như trong dung dịch X thì số mol NaCl và K2SO4 cần phải lấy lần lượt là
A. NaCl 0,06 mol, K2SO4 0,02 mol. B. NaCl 0,06 mol, K2SO4 0,04 mol.
C. NaCl 0,12 mol, K2SO4 0,02 mol. D. NaCl 0,15 mol, K2SO4 0,05 mol.
Dạng 5: Số trường hợp xảy ra phản ứng hoặc tạo thành kết tủa khi phản ứng với một chất.
1.(T5-tr1 14.Đề 2018 mã 203)Câu 54: Cho các cặp chất: 
(a) Na2CO3 và BaCl2; 	(b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; 	(d) H3PO4 và AgNO3. 
Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
2.(T5-tr2 15.Đề 2019 mã 218)Câu 55: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. 	B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. 	D. NaHCO3 và HCl. 
3.(T5-tr2 16.Đề 2019 mã 201)Câu 53: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. Na2CO3và KOH.	B. NH4Cl và AgNO3.	C. Ba(OH)2 và NH4Cl.	D. NaOH và H2SO4.
4.(sửa)Câu 17: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau: 
A. MgO, BaCl2, Na2CO3, Al(OH)3.	B. Al2O3, Ba(OH)2, Ag, Zn. 	
C. Mg(OH)2, CuO, NaCl, KCl.	D. FeCl3, Fe(OH)2, MgO, Cu. 
5.(T3-tr13 5.KA-13)Câu 16: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau:
A. Na, NaCl, CuO.	B. NaOH, Na, CaCO3.	C. Na, CuO, HCl.	D. NaOH, Cu, NaCl. 
6.(T3-tr13 6.KA-14)Câu 28: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là 
A. 1. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
7.(T1-tr31 15.KA-09)-Câu 42: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A. 5. 	B. 2.	C. 4.	D. 3
8.(T4-tr18 10.Đề MH-17 lần 2)Câu 10: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1. B. 2. C. 3.	D. 4.
9.(T3-tr13 7.CĐ-13)Câu 16: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng ?
A. Ca(HCO3)2.	B. H2SO4. 	C. FeCl3.	 D. AlCl3. 
10.(ktra-11)-Câu 20: Phản ứng nào sau đây thu được sản phẩm là CaCO3? 
A. KOH + Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 + CO2.
C. NaHCO3 + BaCl2. D. Ca(OH)2 + BaCO3.
11.(T1-tr20 7.CĐ-08)-Câu 10 : Cho dãy các chất : NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. 
 Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5.	

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc.doc