Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu trục đo

Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu trục đo

a) Kiến thức: Qua bài giảng học sinh cần hiểu được:

- Hiểu được khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo. Vai trò và vị trí của hình chiếu trục đo trên bản vẽ kỹ thuật.

- Biết và so sánh được các thông số cơ bản hai loại hình chiếu trục đo cơ bản là hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân.

- Nắm được các phương pháp dựng hình chiếu trục đo của một vật thể bất kỳ trên cả hai hệ trục là vuông góc đều và xiên góc cân .

b) Kỹ năng: Qua bài giảng học sinh cần làm được:

- Xây dựng được hình chiếu song song nói chung và hình chiếu trục đo của một vật thể nói riêng từ phép chiếu song song.

- Dựng được hình chiếu trục đo của một vật thể có dạng hình tròn hoặc hình khối cầu trên mặt phẳng bản vẽ.

- Vẽ được hình chiếu trục đo của một vật thể từ các hình chiếu vuông góc hoặc hình dang cho trước trên các hệ trục tọa độ.

- Tương tác với bài học trên máy tính: Biết được các thao tác để giải quết các câu hỏi tương tác có trong bài học.

c) Thái độ: Qua bài giảng học sinh cần có thái độ:

- Học tập nghiêm túc, hứng thú với nội dung môn học.

- Tuân thủ các quy trình và quy định về trình bày hình chiếu trục đo trên bản vẽ kỹ thuật theo đúng quy chuẩn.

 

doc 23 trang Ngát Lê 25/10/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Hình chiếu trục đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục tiêu bài giảng
a) Kiến thức: Qua bài giảng học sinh cần hiểu được:
- Hiểu được khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo. Vai trò và vị trí của hình chiếu trục đo trên bản vẽ kỹ thuật.
- Biết và so sánh được các thông số cơ bản hai loại hình chiếu trục đo cơ bản là hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân.
- Nắm được các phương pháp dựng hình chiếu trục đo của một vật thể bất kỳ trên cả hai hệ trục là vuông góc đều và xiên góc cân .
b) Kỹ năng: Qua bài giảng học sinh cần làm được:
- Xây dựng được hình chiếu song song nói chung và hình chiếu trục đo của một vật thể nói riêng từ phép chiếu song song.
- Dựng được hình chiếu trục đo của một vật thể có dạng hình tròn hoặc hình khối cầu trên mặt phẳng bản vẽ. 
- Vẽ được hình chiếu trục đo của một vật thể từ các hình chiếu vuông góc hoặc hình dang cho trước trên các hệ trục tọa độ.
- Tương tác với bài học trên máy tính: Biết được các thao tác để giải quết các câu hỏi tương tác có trong bài học.
c) Thái độ: Qua bài giảng học sinh cần có thái độ:
- Học tập nghiêm túc, hứng thú với nội dung môn học.
- Tuân thủ các quy trình và quy định về trình bày hình chiếu trục đo trên bản vẽ kỹ thuật theo đúng quy chuẩn.
2. Phương tiện dạy học
a) Tư liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa Công nghệ 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo viên Công nghệ 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa Công nghệ 8 - Nhà xuất bản giáo dục.
- Tài liệu Vẽ kỹ thuật cơ khí - Trần Hữu Quế chủ biên.
b) Website đã truy cập:
- 	 
- 	 
- 	 
c) Phần mềm đã sử dụng:
1. Microsoft Powpoint 2010	2. Adobe Presenter 11
3. Unead Studio 11	4. Adobe Photoshop 8.0
5. Total Converter 7.3	6. Photo Shine 8.0
3. Cấu trúc bài giảng
Bài giảng gồm 5 phần nội dung chính và được phân bố trong 26 slides, cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về bài giảng:
Slide 1: Trang bìa: Thông tin về bài giảng và tác giả.
Slide 2: Tác giả giới thiệu và lời dẫn vào bài học mới.
Slide 3: Tiêu đề bài giảng: Thể hiện chủ đề của bài học.
Slide 4: Cấu trúc bài giảng: Các nội dung trong bài học.
Phần 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu trục đo:
Slide 5: Tìm hiểu cách xây dựng, khái niệm hình chiếu trục đo.
Slide 6: Tìm hiểu vể thông số cơ bản thứ nhất là góc trục đo.
Slide 7: Tìm hiểu về thông số cơ bản thứ hai là hệ số biến dạng.
Phần 2: Bài tập tương tác 1 - Củng cố nội dung phần I:
Slide 8: Câu hỏi 1: Trắc nghiệm phương án đúng.
Slide 9: Câu hỏi 2: Ghép các cặp phương án đúng.
Slide 10: Câu hỏi 3: Trắc nghiệm đúng hoặc sai.
Phần 3: Tìm hiểu hai loại hình chiếu trục đo đặc biệt:
Slide 11: Tìm hiểu về hình chiếu trục đo vuông góc đều.
Slide 12: Tìm hiểu về hình chiếu trục đo của hình tròn.
Slide 13: Tìm hiểu cách dựng hình elip biểu diễn hình tròn.
Slide 14: Tìm hiểu hình chiếu trục đo xiên góc cân.
Phần 4: Bài tập tương tác 2 - Củng cố nội dung phần II:
Slide 15: Câu hỏi 4: Trắc nghiệm phương án đúng.
Slide 16: Câu hỏi 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Slide 17: Câu hỏi 6: Trắc nghiệm phương án đúng.
Slide 18: Câu hỏi 7: Trắc nghiệm phương án đúng.
Slide 19: Câu hỏi 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Phần 5: Tìm hiểu các phương pháp dựng hình chiếu trục đo.
Slide 20: Các bước dựng hình chiếu trục đo của một vật thể bất kỳ.
Slide21: Bài tập mẫu: Vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể.
Slide 22: Bài tập mẫu: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
Slide 23: Bài tập vận dụng 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình nón cụt.
Slide 24: Bài tập vận dụng 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình chóp đều.
Phần tổng kết: Tổng kết các kiến thức đã học trong bài giảng:
Slide 25: Tác giả tóm tắt lại các kiến thức đã trình bày trong bài giảng.
Slide 26: Tài liệu tham kháo: Trích dẫn các nguồn tư liệu đã sử dụng.
II. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Slide1: Trang bìa bài giảng
Nội dung:
Slide2: Giới thiệu bài giảng
Xin chào tất cả các em! 
Chào mừng các em đã đến với bài giảng điện tử E-learning trong chương trình Công nghệ 11.
Các em thân mến!
1. Trong chương trình Công nghệ lớp 8 chúng ta cũng đã được tìm hiểu khái quát về một số phương pháp chiếu để biểu diễn hình dạng và cấu tạo vật thể trên bản vẽ kỹ thuât, bao gồm:
- Phương pháp chiếu vuông góc: Cho ta hình biểu diễn là hình chiếu vuông góc.
- Phương pháp chiếu song song: Cho ta hình biểu diễn là hình chiếu song song và là cơ sở để xây dựng hình chiếu trục đo của vật thể.
- Phương pháp chiếu xuyên tâm: Cho ta hình biểu diễn là hình chiếu xuyên tâm và cũng sẽ là cơ sở để xây dựng hình chiếu phối cảnh.
2. Và trong chương trình công nghệ 11 gần đây nhất chúng ta cũng đã được tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp chiếu vuông góc.
- Với phương pháp chiếu này, hình biểu diễn thu được bao gồm:
Hình chiếu đứng (dài – cao)
Hình chiếu bằng (dài – rộng)
Hình chiếu cạnh (rộng – cao)
- Tuy nhiên các hình chiếu này cũng chỉ thể hiện được không gian 2 chiều của vật thể trên cùng một hình biểu diễn.
3. Vậy loại hình chiếu nào có thể biểu diễn được cả 3 chiều của vật thể trên cùng một hình biểu diễn? 
Câu trả lời này sẽ có ngay trong nội dung bài hôm nay:
Slide 3: Tiêu đề bài giảng
Slide 4: Cấu trúc bài giảng
Bài học của chúng ta hôm nay gồm những phần nội dung sau:
Phần thứ nhất: I- Ta đi tìm hiểu khái niệm về HCTĐ. Trong phần này các em sẽ được biết khái niệm và cách xây dựng HCTĐ cũng như là các thông số cơ bản của HCTĐ. 
Phần thứ hai: Là hệ thống gồm 03 câu hỏi tương tương tác nhằm củng cố nội dung của phần I
Phần thứ ba: II- Ta đi tìm hiểu cách phân loại HCTĐ. Trong phần này các em sẽ được tìm hiểu về hai loại HCTĐ phổ biến nhất là HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân cũng như các thông số cơ bản của chúng.
Phần thứ tư: Là hệ thống gồm 05 câu hỏi tương tác nhằm củng cố nội dung phần II.
Phần cuối cùng là phần IV- Hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của một vật thể. Trong phần này các em sẽ hiểu được một số phương pháp vẽ HCTĐ thông dụng và cũng sẽ được trải nghiệm với một số bài tập vận dụng.
Slide 5: Khái niệm hình chiếu trục đo
Thế nào là hình chiếu trục đo và HCTĐ được xây dựng như thế nào?
- Giả sử ta có một vật thể có dạng hình khối hộp, được gắn vào một hệ trục tọa độ vuông góc OXYZ như các em đang nhìn thấy. Trong đó:
OX: Là trục thể hiện chiều dài của vật thể.
OY: Là trục thể hiện chiều rộng của vật thể.
OZ: Là trục thể hiện chiều cao của vật thể.
- Bây giờ, để có thể thu được hình chiếu của vật thể ta cần có một mặt phẳng chiếu (P’) và một phương chiếu l thỏa mãn hai điều kiện sau:
 + Thứ nhất: Là phương chiếu l không song song với mặt phẳng hình chiếu (P’). Vì nếu song song thì ta sẽ không thu được hình chiếu của vật thể trên (P’).
 +Thứ hai: Là phương chiếu l cũng không được song song với các trục tọa độ gắn vật. Vì nếu l song song với trục tọa độ nào thì trên hình biểu diễn, mặt phẳng chứa trục đó sẽ suy biến thành một đường thẳng. Nghĩa là hình chiếu thu được sẽ chỉ thể hiện không gian hai chiều của vật thể.
	- Khi các điều kiện trên đã được đảm bảo, thực hiện phép chiếu song song. Ta sẽ thu được HCTĐ của vật thể.
	- Quan sát HCTĐ của vật thể. Ta dễ dàng nhận thấy, trên một hình biểu diễn đã thể hiện được cả ba chiều của vật thể. Đồng thời ta cũng thấy, những cạnh trên vật thể song song với nhau thì trên hình chiếu của nó cũng phải song song với nhau và song song với các mặt phẳng tọa độ gắn chúng.
	- Từ đó, ta có thể kết luận: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Slide 6: Thông số góc trục đo
- Sau khi thực hiện phép chiếu ta sẽ thấy hình chiếu thu được sẽ bị biến dạng. Tùy vào hướng chiếu l mà hình chiếu thu được sẽ có những độ biến dạng khác nhau. 
- Để đặc trưng cho sự thay đổi hình dạng của vật thể trong phép chiếu. Người ta đưa ra các khái niệm về góc trục đo và hệ số biến dạng. Đó cũng chính là các thông số cơ bản của HCTĐ. 
Ngay sau đây ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu về hai thông số này.
Góc trục đo: Vậy góc trục đo là gì? Các định các góc trục đo?
- Hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’ trên mặt phẳng hình chiếu (P’) được gọi là hệ trục đo, và gắn với hình chiếu của vật thể.
- Tương ứng ta có các trục đo là: O’X’, O’Y, ’O’Z’. Trong đó:
Trục O’X’: Đo chiều dài của vật thể biểu diễn.
Trục O’Y’: Đo chiều rộng của vật thể biểu diễn.
Trục O’Z’: Đo chiều cao của vật thể khi biểu diễn.
- Từ đó, ta có thể kết luận về góc trục đo như sau: Góc trục đo là góc tạo bởi các trục đo.Tương ứng ta có các góc trục đo là: X’O’Y; X’O’Z’ và Y’O’Z’.
Thông số của các góc trục đo này là bao nhiêu thì nó phụ thuộc vào phương chiếu l.
Slide 7: Hệ số biến dạng
 Hệ số biến dạng: Vậy Hệ số biến dạng là gì?
- Như các em đã biết thì một vật thể khi thược hiện phép chiếu song song thì hình chiếu của nó thu được sẽ bị biến dạng. Và để thấy rõ điều đó thì mời các em quan sát lại, hình ảnh vật thể và hình chiếu của nó trong phép chiếu trên.
- Trên vật thể, ta lấy các điểm A,B,C lần lượt theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể để xác định các đoạn thẳng: OA, OB OC.
- Sau khi thực hiện phép chiếu thì kích thước của các đoạn thẳng này đã thay đổi là O’A’, O’B’và O’C’. Điều đó chứng tỏ, chúng đã bị biến dạng.
- Để đặc trưng cho độ biến dạng của hình chiếu so với vật thể thì người ta đưa ra khái niệm về Hệ số biến dạng như sau:
Hệ số biến dạng là tỉ số giửa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
- Tương ứng, ta có các tỉ số biến dạng trên các trục như sau:
Trên trục O’X’: Là p = O’A’ trên OA
Trên trục O’Y’: Là q = O’B’ trên OB
Trên trục O’Z’: Là r = O’C’ trên OC
Slide 8: Câu hỏi tương tác 1
Slide 9: Câu hỏi tương tác 2
Slide 10: Câu hỏi tương tác 3
Slide 11: Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
Tùy thuộc vào phương chiếu l và vị trí tương quan giữa các mặt của vật thể và mặt phẳng hình chiếu mà ta có các loại hình chiếu trục đo khác nhau.
Và trong phần này ta sẽ được tìm hiểu về hai loại hình chiếu trục đo cơ bản nhất là HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.
Thứ nhất là HCTĐ Vuông góc đều
- Vậy thì điều kiện để thu được HCTĐ vuông góc đều là gì?
- Để thu được hình chiếu trục đo vuông góc đều thì phương chiếu l phải vuông góc với mặt phẳng hình chiếu (P’).
a) Khi đó Các thông số cơ bản của HCTĐ Vuông góc đều sẽ như sau:
- Góc trục đo: Thì ở HCTĐ Vuông góc đều các góc trục đo là bằng nhau và bằng 1200.
 	- Hệ số biến dạng: Thì Hệ số biến dạng trên các trục đo cũng là như nhau. Nghĩa là p = q = r = 1. Hay nói cách khác, kích thước các chiều dài, rộng, cao của vật thể trên hình biểu diễn là không đổi.
Slide 12: Hình chiếu trục đo của hình tròn
Hình chiếu trục đo của hình tròn.Vậy HCTĐ của hình tròn sẽ là hình gì?
	- Khi thực hiện phép chiếu song song một vật thể có dạng hình tròn hoặc hình khối cầu lên mặt phẳng hình chiếu. Ta sẽ thu được hình biểu diễn là một elip. nghĩa là, hình tròn đã bị biến dạng thành một elip. Để cụ thể hơn, thì mời các em quan sát ví dụ sau:
	- Như các em đã biết, trái đất của chúng ta là dạng hình khối cầu. Vậy thì khi ta thực hiện phép chiếu song song nó lên một mặt phẳng nào đó vuông góc với phương chiếu, thì ta sẽ thu được hình chiếu của nó là một elip như các em đang nhìn thấy.
	- Giả sử, nếu đường kính trái đất là d thì elip sẽ có kích thước các trục như sau: Độ dài trục lớn sẽ là 1.22d, còn độ dài trục nhỏ là 0.71d.
	Tóm lại, nếu một hình tròn có đường kính d thì HCTĐ của nó sẽ là một elip với độ dài trục lớn là 1.22d, còn độ dài trục bé là 0.71d.
Slide 13: Cách vẽ hình Elip
	- Để tiện cho việc dựng HCTĐ của các vật thể có dạng hình khối tròn sau này thì ngay bây giờ thầy sẽ hướng dẫn các em cách để dựng một elip:
	 Để dựng một elip, trước tiên ta cần xác định hướng của elip đó. Ta cần nhớ hướng của elip cũng chính là hướng của độ dài trục lớn của elip đó Hay trục dài của elip luôn nằm trên đường chéo lớn của hình thoi ngoại tiếp nó.Hình ảnh chúng ta đang quan sát, cũng là hình ảnh mô tả các hướng của elip trên các mặt phẳng tọa độ vuông góc đều:
Trên cùng là hướng của elip theo mặt phẳng (X’O’Y’)
Bên trái là hướng của elip theo mặt phẳng (Y’O’Z’)
Bên phải là hướng của elip theo mặt phẳng (X’O’Z’)
- Ngay sau đay chúng ta sẽ cùng thực hiện vẽ elip trên mặt phẳng (X’O’Y’):
Bước 1: Ta dựng hệ trục tọa độ Vuông góc đều.
Bước 2: Trên mặt phẳng (X’O’Y’) ta dựng một hình thoi ABCD với AB trùng với O’X’và BC trùng với O’Y’.
Bước 3: Gọi EFGH làn lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Sau đó nối các cặp trung điểm EG và HF với nhau.
Bước 4: Nối D với E, ta xác định được giao điểm O1 của DE vài AC. Tiếp đến, Nối D với F ta xác định được giao điểm O2 của DF và AC.
Bước 5: Lấy O1 làm tâm, ta quay cung HE. Đồng thời lấy O2 làm tâm, ta quay cung FG.
Bước 6: Lấy D làm tâm, ta quay cung EF. Đồng thời lấy B làm tâm, ta quay cung GH.
Bước 7: Xóa các đường nét thừa và tô đậm các cung đã quay, ta thu được elip cần biểu diễn.
Slide 14: Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Điều kiện để thu được HCTĐ vuông góc đều là phương chiếu l phải vuông góc với mặt phẳng hình chiếu (P’). Vậy thì điều kiện để thu được HCTĐ xiên góc cân là gì?
- Để thu được HCTĐ Xiên góc cân của vật thể ta cần hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất là phương chiếu l không song song với mặt phẳng hình chiếu (P’).
Điều kiện thứ hai là mặt phẳng (XOZ) gắn với vật thể, phải song song với mặt phẳng hình chiếu (P’).
- Khi hai điều kiện trên được đảm bảo thì ta sẽ thu được HCTĐ xiên góc cân của vật thể với các thông số cơ bản như sau:
Thứ nhất,Góc trục đo: Quan sát hình ta sẽ thấy các góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350, còn X’O’Z’ = 900. Ngoài ra, ta có hai dạng thể hiện HCTĐ xiên góc cân: Dạng thứ nhất là trục O’X’ hướng sang phải, như các em đang nhìn thấy. Và dạng thứ hai là trục O;X’ hướng sang trái.
Thứ hai, Hệ số biến dạng: Quan sát HCTĐ Xiên góc cân của vật thể bên ta sẽ nhận thấy: Các mặt của vật thể theo phương (X’O’Z’) không bị biến dạng. Điều này là do mặt phẳng (XOZ) gắn với vật thể, song song với mặt phẳng hình chiếu (P’).Đồng thời ta cũng thấy kích thước các cạnh theo phương chiều rộng O’Y’ bị biến dạng một nửa.
 	- Kết luận: Các tỉ số biến dạng của HCTĐ Xiên góc cân là: p = r =1, còn trên trục O’Y’ là q = 0.5.
Slide 15: Câu hỏi tương tác 4
Slide 16: Câu hỏi tương tác 5
Slide 17: Câu hỏi tương tác 6
Slide 18: Câu hỏi tương tác 7
Slide 19: Câu hỏi tương tác 9
Slide 20: Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo
Phương pháp vẽ: 
Để vẽ HCTĐ của vật thể , ta sẽ thực hiện theo hai bước chính:
- Bước đầu tiên: Là chọn hệ trục tọa độ cho hình cần biểu diễn, và gắn các chiều dài, rộng, cao của vật thể lên các trục tọa độ. Ta có thể chọn hệ trục vuông góc đều hoặc xiên góc cân, sao cho có thể thể hiện hình dạng vật thể một cách tổng quan nhất.
Khi ta đã chọn được hệ trục để vẽ thì ta cũng cần lưu ý:
Hệ trục vuông góc đều: Hệ số biến dạng trên các trục là p = q = r = 1. Vì vậy kích thước các chiều dài, rộng, cao của vật thể trên hình biểu diễn được bảo toàn (nghĩa là không bị biến dạng).
Hệ trục xiên góc cân thì: p= r= 1, nghĩa là kích thước các chiều dài và cao được bảo toàn. Còn q = 0.5, nghĩa là kích thước chiều rộng sẽ bị biến dạng một nửa.
- Bước thứ hai: Chọn cách dựng hình: Tùy theo hình dạng và cấu tạo vật thể mà ta có thể chọn các cách dựng hình khác nhau. Dưới đây là hai cách dựng hình cơ bản nhất:
	+ Cách thứ nhất là dựng hình hộp ngoại tiếp vật thể: Phương pháp này áp dụng với những vật thể có dạng hình khối hộp khuyết.
+ Cách thứ hai là dựng các mặt phẳng cơ sở: Phương pháp này áp dụng với những vật thể có các mặt tương đồng.
- Dưới đây là một ví dụ minh họa cho hai cách dựng hình trên. Đối với cùng một vật thể có dạng hình chữ L.
	+ Một là với phương pháp Dựng hình hộp ngoại tiếp: Vật thể có dạng hình chữ L, tức là dạng khuyết của một hình hộp chữ nhật.
	+ Hai là với phương pháp Dựng các mặt phẳng cơ sở: Vật thể có dạng hình chữ L, tức là có mặt trước và mặt sau giống nhau, nên ta có thể dựng từng mặt, sao đó nối cúng lại với nhau theo đúng độ biến dạng trên trục O’Y’.
- Để minh họa cụ thể hơn về hai phương pháp này ta sẽ đi vào nội dung tiếp theo.
Slide 21: Bài tập mẫu 1: Vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
Bài tập mẫu:
- Bài tập mẫy của chúng ta cũng chính là ví dụ về vật thể .Hình 5.1-SGK Công nghệ 11. Đề bài cho chúng ta hai hình chiếu vuông góc của vật thể, là hình chiếu đứng và hình chiếu bằng với các kích thước đã cho.Yêu cầu chúng ta vẽ hình chiếu trục đo của vật thể trên hai hệ trục tọa độ là xiên góc cân và vuông góc đều.
- Sau đây, thầy sẽ hướng dẫn các em dựng lần lượt hình chiếu trục đo của vật thể trên hai hệ trục này:
- Thứ nhất: Trên hệ trục tọa độ xiên góc cân như các em đang nhìn thấy:
- Với hai hình chiếu đề bài đưa ra, ta cũng dễ dàng suy luận ra hình dạng vật thể, như các em đang nhìn thấy. Ta cũng nhận ra rằng vật thể có mặt trước và mặt sau giống nhau nên ta sẽ dựng hình chiếu trục đo của vật này bằng hai mặt phẳng cơ sở.
Bước 1: Chọn mặt phẳng X’O’Z’ là mặt phẳng cơ sở thứ nhất để dựng mặt sau của vật thể theo các kích thước đã cho. Các em chú ý quan sát.
Như vậy ta được mặt sau của vật thể.
Bước 2: Dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai song song và cách mặt phẳng cơ sở thứ nhất là X’O’Z’ một khoảng b/2, vì trên hệ trục này q = 0.5. Trên mặt phẳng này ta cũng dựng mặt trước của vật thể giống như khi dựng mặt sau. 
Bước 3: Nối các đỉnh của mặt trước và mặt sau đã dựng được, ta có được các cạnh chiều rộng của vật thể 
Bước 4: Là xóa các đường nét thừa và tô đậm các cạnh thấy. Ta thu được hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể.
Slide 22: Bài tập mẫu 2: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
Với yêu cầu thứ hai: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều: Ta cũng dựng tương tự với hình chiếu trục đo xiên góc cân đó là:
- Dựng các mặt phẳng cơ sở để vẽ các mặt trước và mặt sau của vật thể. 
- Tuy nhiên ở hệ trục vuông góc đều. Độ biến dạng trên trục O’Y’ là q = 1, chính vì vậy ta sẽ phải dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai cách mặt phẳng cơ sở thứ nhất một khoảng đúng bằng chiều rộng b của vật thể.
Slide 23: Bài tập vận dụng 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình nón cụt
Bài tập vận dụng đâu tiên: Bài 1 SGK/ trang 31:
- Yêu cầu của đề bài như sau: Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình nón cụt với kích thước như sau:
Đáy lớn có đường kính là 40mm, 
Đáy nhỏ có đường kính là 30mm, 
Chiều cao của hình nón cụt là 50mm.
- Đây chính là hình dạng vật thể mà ta định hình ra. Với vật thể này, ta thấy: Có hai mặt đáy cùng là hình tròn. Chính vì vậy để vẽ hình chiếu trục đo của nó ta cũng dựng hai mặt phẳng cơ sở cho hai mặt đáy. Cụ thể như sau:
Bước1: Chọn mặt phẳng X’O’Y’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để dựng mặt đáy lớn của vật thể. Và ta cũng biết đáy lớn của vật thể có dạng hình tròn đường kính 40mm nên hình biểu diễn của nó sẽ là một e líp. Để dựng một e líp, đương nhiên ta sẽ phải dựng một hình thoi ngoại tiếp nó, với kích thước các cạnh là 40mm.
Bước 2: Từ tâm của đáy lớn, ta kẻ chiều cao h của hình nón song song với O’Z’ và có kích thước là 50mm.
Bước 3: Tại đầu trên của chiều cao h ta dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai song song với X’O’Y’ để dựng mặt đáy nhỏ của vật thể.
Bước 4: Trên mặt phẳng cơ sở thứ hai, ta dựng mặt đáy nhỏ của vật thể là một elip nội tiếp hình thoi với kích thước các cạnh là 30 mm.
Bước 5: Nối hai đường sinh từ hai mặt đáy đã dựng được, ta có các cạnh bên của hình nón cụt.
Bước 6: Xóa các đường nét thừa và tô đậm các đường nét thấy ta thu được hình cần biểu diễn.
Slide 24: Bài tập vận dụng 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình chóp đều
- Vẽ HCTĐ xiên góc cân của một hình chóp đều với đáy là một hình vuông cạnh 40 mm và chiều cao là h = 50mm. Với vật thể này ta cũng hình dung ra vật thể như sau:
- Để vẽ HCTĐ xiên góc cân của vật thể này ta làm như sau:
Bước 1: Trên mặt phẳng (X’O’Y’) ta dựng mặt đáy của hình chóp. Ta lưu ý rằng: Mặt đáy này là hình vuông, cạnh 40 mm nhưng khi biểu diễn trên hệ trục xiên góc cân thì nó sẽ bị biến dạng thành một hình bình hành với kích thước cạnh dài là 40 mm, cạnh rộng là 20 mm.
Bước 2: Xác định tâm của hình bình hành. Từ đó dựng đường cao h song song với O’Z’ và có kích thước bằng 50 mm.
Bước 3: Nối điểm đầu của đường cao h với các đỉnh của hình bình hành ta được đỉnh và các cạnh bên của hình chóp.
Bước 4: Xóa các đường nét thừa và tô đậm các cạnh thấy ta thu được hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể.
Slide 25: Tổng kết bài học
- Vừa rồi. thầy cùng các em đã đi tìm hiểu toàn bộ nội dung bài giảng ngày hôm nay. Như vậy qua bài này các em đã hiểu được một số kiến thức như:
Thế nào là HCTĐ?
Vai trò và vị trí của HCTĐ trong việc biểu diễn hình dạng vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
So sánh được các thông số cơ bản của HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.
Và đặc biệt là biết cách dựng HCTĐ của vật thể bất kì.
- Thấy hi vọng đó sẽ là những kiến thức bổ ích cho các em trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
- Cám ơn sự chú ý lắng nghe của các em! Hẹn gặp lại các em ở các bài học tiếp theo. Thân ái, chào tạm biệt các em!
Slide 26: Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_cong_nghe_lop_11_hinh_chieu_truc_do.doc