Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Tiết 8, Bài 7: Hình chiếu phối cảnh - Bùi Thị Thu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh.
- Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được các loại hình chiếu phối cảnh
- Vẽ phác được hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản.
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng thu thập thông tin trong thực tế, kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Thực tế, internet, sách, báo.) để giải quyết vấn đề của dự án.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kĩ năng học tập với internet.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức thực hiện các bản vẽ một cách nghiêm túc.
- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động khi học môn công nghệ
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với bộ môn Công nghệ.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 -------------------------------------- Bài giảng: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Môn Công nghệ, lớp 11 Giáo viên: Bùi Thị Thu Email: buithithu.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn Điện thoại di động: 0972553840 Trường THPT Văn Quán Xã Văn Quán, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tháng 10/2016 PHẦN I: THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN) Tiết 8, Bài 7: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh. - Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại hình chiếu phối cảnh - Vẽ phác được hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản. - Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề. - Kĩ năng thu thập thông tin trong thực tế, kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Thực tế, internet, sách, báo...) để giải quyết vấn đề của dự án. - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kĩ năng học tập với internet. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thực hiện các bản vẽ một cách nghiêm túc. - Học sinh có thái độ tích cực, chủ động khi học môn công nghệ - Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. - Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với bộ môn Công nghệ. II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải. 2. Chuẩn bị của giáo viên - Một số tranh ảnh về hình chiếu phối cảnh 3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học. III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp 11A1 11A2 11A3 Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới GV đặt vấn đề: Cô chào các em, ở các bài học trước các em đã được tìm hiểu về hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một loại hình chiếu nữa cũng rất hay gặp trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng đó là hình chiếu phối cảnh. Vậy hình chiếu phối cảnh có đặc điểm gì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này : Tiết 8, Bài 7. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ 7.1 và yêu cầu học sinh nhận xét . HS: Quan sát hình vẽ và trả lời. +GV: Các viên gạch và cửa sổ ở gần và ở xa có độ lớn thay đổi như thế nào? +HS:Các viên gạch và cửa sổ càng xa càng nhỏ lại. +GV: Các đường thẳng song song trong thực tế và không song song với mặt phẳng hình chiếu có đặc điểm gì? +HS: Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu gặp nhau tại một điểm (GV giải thích điểm này gọi là điểm tụ ) - GV đặt vấn đề: Vậy hình chiếu phối cảnh là gì chúng ta vào phần 1. Hình chiếu phối cảnh là gì ? GV trình bày hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm ( Phép chiếu xuyên tâm học sinh đã được học ở môn công nghệ lớp 8) - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh và trả lời câu hỏi : - GV : Trong phép chiếu này em hãy chỉ ra đâu là tâm chiếu ? - HS :Trả lời - GV: Đâu là mặt phẳng hình chiếu ? - HS : Trả lời - GV :Mặt phẳng vật thể có đặc điểm gì ? -HS: Trả lời - GV: Mặt phẳng tầm mắt có đặc điểm gì ? -HS: Trả lời - GV: Ngoài ra các em cần nắm được khái niệm đường chân trời. - GV: Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như quan sát trong thực tế. - GV đặt vấn đề: Vậy hình chiếu phối cảnh có ứng dụng gì chúng ta sang phần 2. ứng dụng của hình chiếu phối cảnh . GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hình chiếu phối cảnh . Bổ sung thêm cho học sinh về khái niệm kiến trúc xanh để giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường (Kiến trúc xanh là yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững trong xây dựng . Đó là các yếu tố bảo tồn sinh thái, môi trường, hiệu quả sử dụng không gian,sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng cùng các tiện ích tiện nghi cuộc sống !) GV : Vậy hình chiếu phối cảnh có những loại nào ? chúng ta sang phần tiếp theo 3. Các loại hình chiếu phối cảnh. GV: Có mấy loại hình chiếu phối cảnh ? HS : Trả lời - GV đặt vấn đề: Chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm, ứng dụng và phân loại hình chiếu phối cảnh . Vậy cách vẽ hình chiếu phối cảnh như thế nào chúng ta sang phần tiếp theo II. Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh. Để vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ các em thực hiện theo các bước sau : - Bước 1: Vẽ đường chân trời tt chỉ độ cao của điểm nhìn. - Bước 2: Chọn điểm tụ F. - Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. - Bước 4: Nối điểm tụ với các điểm trên hình chiếu đứng. - Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể. - Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể. - Bước 7: Tô đậm các cạnh thấy của vật thể * Khi F tiến đến vô cùng, các tia chiếu song song với nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể - GV cho học sinh tham khảo thêm một số bài tập khác : I.KHÁI NIỆM 1. Hình chiếu phối cảnh là gì? Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Trong phép chiếu này: + Tâm chiếu chính là mắt người quan sát ( điểm nhìn ) + Mặt phẳng hình chiếu là mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng ( gọi là mặt tranh) +Mặt phẳng vật thể là mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt các vật thể. + Mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn. + Đường chân trời (kí hiệu là tt) là giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt. - Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như quan sát trong thực tế. 2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh. Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập... 3. Các loại hình chiếu phối cảnh. + Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể. + Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể. II.Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh Các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể: - Bước 1: Vẽ đường chân trời tt chỉ độ cao của điểm nhìn. - Bước 2: Chọn điểm tụ F’. - Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. - Bước 4: Nối điểm tụ với các điểm trên hình chiếu đứng. - Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể. - Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể. - Bước 7: Tô đậm các cạnh thấy của vật thể 4. Củng cố bài học Câu 1: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu nào? A. Phép chiếu song song. B. Phép chiếu vuông góc. C. Phép chiếu xuyên tâm. D. Phép chiếu song song và vuông góc. Câu 2: Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn được gọi là? A. Mặt tranh. B. Mặt phẳng tầm mắt. C. Mặt phẳng vật thể. D. Mặt phẳng cắt. Câu 3. Hình chiếu phối cảnh được sử dụng trong các bản vẽ: A. Bản vẽ chi tiết B. Bản vẽ lắp C. Bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng. D. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. 5. Dặn dò - Các em học bài cũ ,trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK - Đọc thêm thông tin phần bổ sung về cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ . - Ôn lai kiến thức từ bài 1 đến bài 7 để kiểm tra 1 tiết. PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG (TRÌNH CHIẾU) TT Nội dung các hoạt động (các slide) Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội Đa phương tiện Tài nguyên (tác giả, bản quyền) 1 Lời giới thiệu Sử dụng hình ảnh, âm thanh Nguồn: Internet 2 - Giới thiệu tên bài học Nguồn: Internet 3 Học sinh nắm được mục tiêu bài học Hình: Internet 4 Học sinh nắm được cấu trúc của bài học Sơ đồ Nguồn: Internet. 5 - Kiến thức: Học sinh nhận xét được một số đặc điểm của bức tranh (các vật càng xa càng nhỏ lại. Trong phép chiếu này các đường thẳng // gặp nhau tại một điểm (Điểm tụ) - Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. Sử dụng hình ảnh. Nguồn: Internet 6 - Kiến thức: Hiểu được khái niệm hình chiếu phối cảnh. - Kĩ năng: Phân tích tranh hình để phát hiện kiến thức. Sử dụng hình ảnh. Nguồn: Internet 7 - Kiến thức: + Nêu được các khái niệm trong hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh - Kĩ năng: + Vận dụng kiến thức vào liên hệ thức tế. Sử dụng hình ảnh Nguồn: Tác giả 8 - Kiến thức: Biết được ứng dụng của hình chiếu phối cảnh - Kĩ năng: + Vận dụng kiến thức vào liên hệ thức tế. Hình ảnh về hình chiếu phối cảnh. Hình: Internet 9 - Kiến thức: Nhận biết được hình chiếu phối cảnh trong thực tế. - Kĩ năng: Phân biệt được hình chiếu phối cảnh với các loại hình chiếu khác Tranh ảnh Nguồn: Internet. 10 - Học sinh nắm được các loại hình chiếu phối cảnh - Kĩ năng : + Học sinh phân biệt được các loại hình chiếu phối cảnh. Hình ảnh Nguồn: Tác giả 11 - Kiến thức: Phân tích được đề bài - Kĩ năng : + Vẽ được hình chiếu vuông góc Hình vẽ Nguồn: Tác giả. 12 - Kiến thức : Biết được các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ. - Kĩ năng: Vẽ phác được hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể đơn giản. Hình vẽ Nguồn: Tác giả 13 - Kiến thức: Phân tích được hình chiếu - Kĩ năng: Vẽ hình Hình vẽ Nguồn:Tác giả 14 - Kiến thức: Phân tích được hình chiếu - Kĩ năng: Vẽ hình Hình vẽ Nguồn:Tác giả 15 - Kiến thức: Phân tích được hình chiếu - Kĩ năng: Vẽ hình Hình vẽ Nguồn: Tác giả 18 Củng cố lại kiến thức bài học Sử dụng âm thanh Nguồn:Tác giả 19 Củng cố lại kiến thức bài học Sử dụng hình ảnh, âm thanh Nguồn: Internet. 20 Dặn dò Sử dụng âm thanh Nguồn: Internet. 21 Lời chúc Sử dụng hình ảnh, âm thanh Nguồn: Internet 22 Tài liệu tham khảo Sử dụng hình ảnh, âm thanh Nguồn: Internet
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_cong_nghe_lop_11_tiet_8_bai_7_hinh_chi.doc