Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung

Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung

Slide 1: Trang bìa

 Slide 2. Giới thiệu: Các em đã được học một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đất nước láng giềng phía Bắc của nước ta.

Tiết 26-Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Diện tích: 9,573 triệu km2

Dân số: 1303,7 triệu người (2005)

Thủ đô: Bắc Kinh

Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và trong những năm gần đây đã vươn lên là cường quốc kinh tế số 2 thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.

 

doc 10 trang Ngát Lê 25/10/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI 
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E- LEARNING
I. Họ và tên: 
Phan Thị Kim Dung
Sinh ngày: 19/08/1987
Giới tính: Nữ
Đơn vị công tác: Trường THPT Liễn Sơn – Lập thạch – Vĩnh Phúc
II. Tên sản phẩm phẩm dự thi:
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
 Hiệu trưởng
 Vũ Đức Thịnh
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đát nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Ispring 7 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring 7 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Ispring 7 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Ispring 7 đó biến Powerpoin thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảg để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khó qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến và quan trọng nhất đó là học sinh có thể học bài khi ở nhà và có thể học nhiều lần Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, nhớ bài lâu hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để ứng dụng vào thực tế. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
Công nghệ sử dụng trong bài: Microsoft office 2007, Ispring 7.0, Proshow Gold, Quick Time player .
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung GV đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
3. Tóm tắt bài giảng
Slide 1: Trang bìa
 Slide 2. Giới thiệu: Các em đã được học một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đất nước láng giềng phía Bắc của nước ta.
Tiết 26-Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Diện tích: 9,573 triệu km2 
Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
Thủ đô: Bắc Kinh 
Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và trong những năm gần đây đã vươn lên là cường quốc kinh tế số 2 thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
Slide 3: Bài học của chúng ta hôm nay bao gồm có 3 phần
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
II. Điều kiện tự nhiên
III. Dân cư và xã hội
Slide 4: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ 
Hãy xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên bản đồ? 
Slide 5: Câu hỏi
Slide 6: 
Vị trí:
 + Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực Trung- Đông Á
+ Vĩ độ: 200B-530B, 730Đ-1350Đ
+ Tiếp giáp 14 quốc gia và Thái Bình Dương (bờ biển dài 9000km) 
+ Rất gần các khu vực, quốc gia có kinh tế phát triển, phát triển năng động: ĐNA, Hàn Quốc, Nhật Bản 
Ý nghĩa: + Rất gần các khu vực, quốc gia có kinh tế phát triển, phát triển năng động: ĐNA, Hàn Quốc, Nhật Bản ->Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế 
+ Phát triển kinh tế biển với đường bờ biển dài trên 9000km
+ Tuy nhiên do vị trí tiếp giáp nhiều quốc gia, đường biên giới chủ yếu là núi, cao nguyên nên khó khăn: quản lí, an ninh quốc phòng, thiên tai 
Slide 7: 
Chúng ta có thể quan sát và kể tên một số quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc
Triều Tiên, Mông Cổ, Liên Bang Nga, Cadacxtan, Curơguxtan, Tatgikixta, Apganixtan, Butan, Pakixtan, Nê-pan, Ấn Độ, Miama, Lào,Việt Nam
Slide 8: 
Quan sát các bộ phận hợp thành lãnh thổ Trung Quốc và bảng diện tích một số quốc gia lớn trên thế giới để nhận xét về quy mô, bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. 
Slide 9: Câu hỏi
 Slide 10: Trung Quốc thành lập 1/10/1949, Lãnh thổ: 9 572,8 nghìn km2 rộng lớn thứ 4 thế giới sau LB Nga, Canada, Hoa Kì. 
Lãnh thổ bao gồm: 
22 tỉnh
5 khu tự trị: Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Hội Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, Tây Tạng, Choang Quảng Tây.
4 TP trực thuộc TW: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, 
2 đặc khu hành chính là Hồng Kong, Macao
Đảo Đài Loan vẫn được coi là bộ phận của Trung Quốc 
Ý nghĩa: Với lãnh thổ rộng lớn lại tiếp giáp biển nên Trung Quốc cótThiên nhiên phân hóa đa dạng từ B-N, Đ-T, tài nguyên giàu có 
+ Khó khăn: quản lí, giao thông 
 Slide 11 II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 
Đường kinh tuyến 1050Đ đã chia lãnh thổ Trung Quốc thành hai miền Đông- Tây. 
Dựa vào 2 đường kinh tuyến 100 và 1200Đ chúng ta có thể dễ dàng xác định được đường kinh tuyến 1050Đ. Sau khi xác định được đường kinh tuyến 1050Đ em hãy 
Các em hãy quan sát lược đồ và hoàn thành phiếu học tập: 
Vùng 
Miền Tây 
Miền Đông 
Vị trí, địa hình


Khí hậu 


Sông ngòi 


Khoáng sản 


Đánh giá 


Slide 12 Câu hỏi
Slide 13
Slide 14 Câu hỏi
Slide 15
Slide 16 Câu hỏi
Slide 17
Slide 18: 
 Đánh giá:
- Miền Đông Trung Quốc có nhiều điều kiện để phát triển một vùng NN trù phú nhờ các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi. Các vùng đồi thấp nhiều đồng cỏ rất thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 
Khoáng sản giàu có là điều kiện thuận lợi phát triển CN
 Tuy nhiên do giáp biển, lại có lượng mưa lớn nên miền Đông thường xảy ra Lũ, bão 
- Miền Tây không thuận lợi cho phát triển trồng trọt nhưng thuận lợi phát triển rừng, khoáng sản giàu có để Phát triển CN, thượng nguồn của các con sông nên phát triển thủy điện, và có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc lớn 
Tuy nhiên Địa hình phức tạp- giao thông khó khăn và thường xảy ra hạn hán.. 
Slide 19: Chúng ta cùng quan sát một số hình ảnh miền Đông Trung Quốc với các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ : cánh đồng hoa cải vàng rực ở Đông Bắc, Hoa Bắc, các con sông lớn, nhiều nước, giàu phù sa: Trường Giang, Hoàng Hà.. bồi đắt lên các đồng bằng trù phú của Trung Quốc
Slide 20: Cảnh quan miền Tây của Trung Quốc: Dãy Hymalaya, Côn-luân, cao nguyên Tây Tạng, hoang mạc Tacla Mancan.. 
Slide 21: III. DÂN CƯ – XÃ HỘI 
1. Dân cư
Quan sát bảng dân số của một số quốc gia trên thế giới năm 2005, kết hợp nội dung SGK, nhận xét quy mô, gia tăng dân số và thành phần dân cư của Trung Quốc? 
Slide 22 Câu hỏi
Slide 23 Quy mô:>1,3 tỉ người (2005) đông nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới 
Gia tăng DS có xu hướng giảm do chính sách 1 con, năm 2005 còn 0,6%
Thành phần:>50 dân tộc, 90% người Hán 
Slide 24 Quan sát h10.3, hãy nhận xét sự thay đổi tổng dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc? 
Slide 25 Câu hỏi
Slide 26 
- Quy mô DS ngày càng tăng ta có thể thấy miền biểu diễn đi lên, đến năm 2005 dân số Trung Quốc 1303,7 triệu người
- Dân thành thị chiếm 37% (2005) và có xu hướng tăng 
Rõ ràng rằng gia tăng DS Trung Quốc giảm nhưng tại sao quy mô DS hàng năm vẫn tăng cao? 
Ta có thể lí giải rằng mặc dù gia tăng dân số Trung Quốc giảm nhưng do quy mô DS lớn và gia tăng DS dương nên mỗi năm DS Trung Quốc vẫn tăng khoảng 8 triệu người.
Slide 27 
Quan sát h10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc? 
Slide 28 Câu hỏi
Slide 29
Dân cư phân bố không đều tập trung đông ở miền Đông, nhất là các đồng bằng châu thổ, thưa thớt ở miền Tây. Do miền Đông hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt . miền tây điều kiện tự nhiên khó khăn..
- Các thành phố triệu dân: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh 
Slide 30 2. Xã hội
Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc? 
Slide 31 Câu hỏi 
Slide 32
Chú trọng đầu tư giáo dục, đa dạng các loại hình đào tạo 
 Tỉ lệ biết chữ cao, gần 90% (2005)
- Lao động đông, giàu kinh nghiệm, chất lượng ngày càng cao là động lực cho sự phát triển kinh tế nhất là trong giai đoạng CNH-HĐH của Trung Quốc.
- Là một trong những nơi có nền văn minh sớm và đóng góp cho nhân loại nhiều văn minh có giá trị (lụa, giấy, chữ viết, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật in, xe cút kít, diều, dệt vải )
Slide 33 Củng cố
Các em hãy trả lời một số câu hỏi củng cố, có đánh giá bằng điểm số sau
 Slide 34 Câu hỏi
Slide 33 Nhắc nhở
- Trả lời câu hỏi SGK trang 90
- Đọc trước bài 10, tiết 2
Slide 34: Tài liệu tham khảo
III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, .v..v 
Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các hình ảnh, các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Lập thạch, tháng 1 năm 2016
 Người thực hiện
Phan Thị Kim Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_11_cong_hoa_nhan_dan_trung.doc