Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Hợp chúng quốc Hoa Kì - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung

Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Hợp chúng quốc Hoa Kì - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung

Slide 1: Trang bìa

 Slide 2. Giới thiệu: Các em đã được học “phần A. Khái quát nền kinh tế-xã hội thế giới”. Hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang phần B. Địa lí khu vực và quốc gia.

Quốc gia đầu tiên chúng ta tìm hiểu là cường quốc kinh tế số 1 thế giới từ năm 1890 cho đến nay:

Tiết 10-Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ

Diện tích: 9 629 nghìn km2

Dân số: 296,5 triệu người (2005)

Thủ đô: Oa-sin-tơn

Hoa kì là một quốc gia rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên phong phú, thiên nhiên phân hóa đa dạng và thành phần dân tộc phức tạp. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội Hoa Kì và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế Hoa Kì.

 

doc 13 trang Ngát Lê 25/10/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Hợp chúng quốc Hoa Kì - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Phan Thị Kim Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI 
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E- LEARNING
I. Họ và tên: 
Phan Thị Kim Dung
Sinh ngày: 19/08/1987
Giới tính: Nữ
Đơn vị công tác: Trường THPT Liễn Sơn – Lập thạch – Vĩnh Phúc
II. Tên sản phẩm phẩm dự thi:
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
 Hiệu trưởng
 Vũ Đức Thịnh
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đát nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Ispring 7 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring 7 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Ispring 7 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Ispring 7 đó biến Powerpoin thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảg để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khó qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến và quan trọng nhất đó là học sinh có thể học bài khi ở nhà và có thể học nhiều lần Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, nhớ bài lâu hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để ứng dụng vào thực tế. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
Công nghệ sử dụng trong bài: Microsoft office 2007, Ispring 7.0, Proshow Gold, Quick Time player .
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung GV đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
3. Tóm tắt bài giảng
Slide 1: Trang bìa
 Slide 2. Giới thiệu: Các em đã được học “phần A. Khái quát nền kinh tế-xã hội thế giới”. Hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang phần B. Địa lí khu vực và quốc gia. 
Quốc gia đầu tiên chúng ta tìm hiểu là cường quốc kinh tế số 1 thế giới từ năm 1890 cho đến nay:
Tiết 10-Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Diện tích: 9 629 nghìn km2 
Dân số: 296,5 triệu người (2005)
Thủ đô: Oa-sin-tơn 
Hoa kì là một quốc gia rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên phong phú, thiên nhiên phân hóa đa dạng và thành phần dân tộc phức tạp. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội Hoa Kì và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế Hoa Kì.
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
Slide 3. Khái quát một số nét về Hoa Kì:
+ Lịch sử hình thành: Hoa Kì hiện đại có thể coi là được manh nha từ khi người Âu đặt chân lên đất Bắc Mĩ. Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương diện tích khoảng gần 900 nghìn km2. Sau đó Hoa Kì dùng nhiều biện pháp từ mua đến xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Từ giữa thế kỉ XIX, sau cuộc chiến với Mê-hi-cô lãnh thổ Hoa Kì đã gồm 48 bang thuộc Bắc Mĩ như bây giờ. Ta có thể thấy trên bản đồ sự mở rộng lãnh thổ Hoa Kì qua các giai đoạn.
Năm 1867, Công ty dầu khí Hoa Kì mua lại A-latx-ca của Nga với giá 7,2 triệu USD. Năm 1898, Hoa Kì chiếm quần đảo Ha-oai. Đến năm 1959, 2 vùng đất này chính thức trở thành bang thứ 49 và 50 của Hoa Kì. 
Ngoài ra, Hoa Kì còn quản lí nhiều lãnh thổ khác: như Gu-am, Pec-tô-ri-cô 
+ Hoa Kì là một cộng hòa lập hiến liên bang. 
+ Quốc kỳ Hoa Kỳ là lá cờ chính thức đại diện và là một biểu tượng quan trọng cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng tượng trưng cho chủ quyền và cũng là tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý và chân lý. 
Slide 4: Nội dung 
Bài học bài học của chúng ta hôm nay gồm có 3 phần:
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí:
+ Nêu được vị trí địa lí và lãnh thổ Hoa Kì
+ Tác động của Vị trí và lãnh thổ đến kinh tế-xã hội Hoa Kì
II. Điều kiện tự nhiên
+ Phân tích các điều kiện tự nhiên và đánh giá tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội Hoa Kì.
III. Dân cư
+ Đặc điểm dân cư Hoa Kì và tác động đến kinh tế-xã hội Hoa Kì
Slide 5: I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
Quan sát lược đồ Địa hình và khoáng sản Hoa Kì, bảng số liệu một số quốc gia có diện tích lớn trên thế giới, nhận xét quy mô và thành phần lãnh thổ Hoa Kì. 
Slide 6: câu hỏi số 1
Slide 7: 1. Lãnh thổ
- Diện tích: 9 629 nghìn km2 lớn thứ 3 thế giới sau LB Nga và Canada
 - Bao gồm 3 phần: 
+ Phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ 
+ Bán đảo Alaska
+ Quần đảo Ha – oai 
 Phần trung tâm:
+Rộng lớn >8 triệu Km2, khá cân đối, chiều dài Đ-T: 4500km, B-N: 2500km
Ta thấy với quy mô lãnh thổ lớn nên Hoa Kì rất giàu tài nguyên và thiên nhiên phân hóa đa dạng, lãnh thổ khá cân đối thuận lợi cho sản xuất và phát triển giao thông.
Slide 8: 2. Vị trí 
- Quan sát lược đồ Bắc Mĩ, em hãy xác định vị trí địa lí của Hoa Kì?
 - Từ đó đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH Hoa Kì? 
Slide 9: câu hỏi số 2
Slide 10: 2. Vị trí 
Có thể khái quát vị trí địa lí của Hoa Kì như sau:
Nằm ở bán cầu Tây 
 Nằm giữa 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương ở phía Tây và Đại Tây Dương ở phía Đông
 Tiếp giáp với Canada ở phái Bắc và khu vực Mĩ La Tinh ở phía Nam
a Ý nghĩa: 
- Giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh đây là nơi rất giàu tài nguyên về rừng, khoáng sản, thủy điện là nơi cung cấp nguyên nhiên liệu đồng thời cũng là thị trường thụ rộng lớn.
- Được bao bọc bởi 2 đại dương lớn, Hoa Kì tránh được hai cuộc Đại chiến thế giới, mặt khác Hoa Kì còn thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và hàng hóa trong chiến tranh.
 - Thuận lợi cho giao lưu kinh tế: Hoa Kì nằm ở ngã tư đường của các mối quan hệ quốc tế và kinh tế.
+ Phía Đông giáp Đại Tây Dương và hàng loạt các thành phố, hải cảng lớn trên thế giới. Đây là con đường giao lưu truyền thống của Mĩ và Tây Âu.
+ Phía Tây giáp Thái Bình Dương, là cửa ngõ để Hoa Kì giao lưu với một số nước, khu vực có kinh tế phát triển, phát triển năng động như: Nhật Bản, Đông Nam Á, trung Quốc, Ôx-trây-lia 
Giáp biển nên Hoa Kì có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển như: đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, giao thông biển, du lịch 
Ngoài ra, với vĩ độ khoảng từ 250B đến 490B cũng quy định thiên nhiên của Hoa Kì mang tính chất ôn hòa, chịu tác động của biển 
Khó khăn: nằm cách xa các châu lục khác nên giao thông tốn kém
Lãnh thổ rộng lớn, hình khối lớn nên thiên nhiên phân hóa phức tạp, A-latx-ca có khí hậu rất lạnh giá.
Ảnh hưởng của thiên tai: bão, sóng thần, động đất ở phía Tây 
Slide 11: Với vị trí địa lí và lãnh thổ như trên ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Hoa Kì chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 miền tự nhiên.
Quan sát lược đồ Địa hình và khoáng sản Hoa Kì, kết hợp nội dung SGK, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau: 
vùng
Phía Tây
Phía Đông
Vùng Trung tâm
Vị trí, địa hình



Khí hậu



Tài nguyên phát triển nông nghiệp



Tài nguyên phát triển công nghiệp




Slide 12: Câu hỏi
Slide 13: 1. Phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 miền tự nhiên.
vùng
Phía Tây
Phía Đông
Vùng Trung tâm
Vị trí, địa hình
Vùng Cooc-di-e: các dãy núi cao>2000m, chạy song song, hướng B-N xen kẽ bồn địa,cao nguyên 

Dãy núi cổ Apalat 
Các đồng bằng ven Đại Tây Dương 

Giữa Apalat và Rốc-ki 
Phía Bắc: gò đồi thấp 
Phía nam: đồng bằng phù sa sông Mi-xi-xi-pi 
Slide 14: câu hỏi
Slide 15: 
vùng
Phía Tây
Phía Đông
Vùng Trung tâm
Khí hậu
Khí hậu khô hạn, phân hoá phức tạp 
Khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa tương đối lớn
Khí hậu ôn đới lục địa phía Bắc, cận nhiệt đới phía Nam.
Slide 16: câu hỏi
Slide 17: 
vùng
Phía Tây
Phía Đông
Vùng Trung tâm
Tài nguyên phát triển nông nghiệp
Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt
-Diện tích rừng tương đối lớn 

Đồng bằng phù sa ven biển diện tích khá lớn, phát triển cây trồng ôn đới 

- Đồng bằng phù sa màu mỡ, sông ngòi nhiều nước, thuận lợi phát triển nông nghiệp 

Tài nguyên phát triển công nghiệp
- Tập trung chủ yếu các loại quặng kim loại màu: vàng, đồng, chì 
- Tài nguyên năng lượng phong phú 

Trữ lượng than đá và quặng sắt lớn nhất so với các vùng khác 
-Thủy năng phong phú 

-Than đá, quặng sắt trữ lượng lớn ở phía Bắc, dầu mỏ, khí đốt ở Tếchdát và ven vịnh Mêhicô. 
Slide 18: Vậy ta thấy điều kiện tự nhiên của Hoa Kì có rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên Hoa Kì cũng gặp không ít khó khăn do ĐKTN mang lại như:
+ Miền Tây: khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp 
+ Miền Đông: Bão, lũ lụt 
+ Trung Tâm: Lốc xoáy, vòi rồng, sương muối Do Địa hình dạng ống máng nên trung tâm Hoa Kì thường xảy ra lốc xoáy, gió lạnh có điều kiện xâm nhập sâu vào trong lục địa..
Slide 19:
Chúng ta hãy cùng xem một số hình ảnh về miền Tây Hoa Kì, chính nơi nóng nhất, thấp nhất, khô cằn nhất đã tạo nên những cảnh quan đẹp nhất ở đất nước cờ sao.
Có rất nhiều cảnh đẹp ở nơi đây được coi như thiên đường có thật như: Quần đảo Eo Biển Hẻm Antelope, hẻm núi Linh Dương bang Aridona, vườn quốc gia Grand Canyon (Colorado), Vườn quốc gia Yellowstone. Ngoài ra còn nhiều kì quan khác như thung lũng chết, vườn quốc gia Arches ở Utah hay núi lửa ở bang Oricon .
Slide 20 : Một số kì quan thiên nhiên miền Đông của Hoa Kì như:
Oa-sin-ton, Núi trắng bang Hampshire, Phlorida - "bang ánh nắng" của Hoa Kì, Vườn quốc gia Olympic- Oasinton 
Slide 21 : Một số hình ảnh miền trung tâm của Hoa Kì:
Sông Mitxixipi- sông lớn nhất trong vùng, Sông Trái tim- Đa-cô-ta Bắc, Đồng bằng Oclahoma, hay những cánh đồng Hoa Mũ len xanh- biểu tượng bang techdat 
Slide 22: 2. Alasca và Ha-oai:
Alaska : Là bán đảo lớn ở phía Tây của Bắc Mỹ, có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn của Hoa Kì. Mặc dù có khí hậu rất lạnh giá nhưng nơi đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch với chuyến đường sắt đẹp nhất thế giới, hay cảm giác đi xe chó kéo, trò chơi thể thao mạo hiểm trượt tuyết .
Slide 23:
Ha-oai: Là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng lớn về hải sản và du lịch. Nơi đây được coi là thiên đường nghỉ dưỡng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thống đường giao thông hiện đại . đồng thời cũng là một căn cứ quân sự của Hoa Kì ở Thái Bình Dương.
Slide 24: Điều kiện tự nhiên của Hoa Kì có khá nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Phần III chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm dân cư của Hoa Kì và tác động của nó đến kinh tế- xã hội Hoa Kì.
III. Dân cư
Quan sát biểu đồ dân số Hoa Kì, bảng số liệu dân số một số quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới và nội dung SGK em hãy: 
- Nhận xét về quy mô dân số, sự gia tăng dân số Hoa Kì qua các năm và trả lời các câu hỏi. 
Slide 25: câu hỏi
Slide 26: câu hỏi
Slide 27: câu hỏi
Slide 28: 1. Gia tăng dân số
- Quy mô: 296,5 triệu người (2005) đông thứ 3 thế giới 
+ Dân số tăng nhanh chủ yếu do nhập cư 
Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, nguồn vốn, lực lượng lao động lớn mà ít tốn chi phí đào tạo ban đầu.
Tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn về giải quyết việc làm, giải quyết nhu cầu phúc lợi xã hội và đảm bảo an ninh xã hội 
Slide 29: câu hỏi
Slide 30: 
Dân số Hoa Kì có xu hướng già hóa, biểu hiện: 
 + Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ngày càng giảm năm 2004 đạt 0,6%
+Nhóm tuổi trong và trên độ tuổi lao động cao và tăng (68% và 12%) trong năm 2004
+Tuổi thọ TB ngày càng cao, giai đoạn 1950- 2004 tăng từ 70,8 lên 78 tuổi.
=> Mặc dù hiện tại nguồn lao động dồi dào nhưng chi phí phúc lợi xã hội lớn 
Slide 31: 2. Thành phần dân cư đa dạng: Do Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư vì vậy ta sẽ thấy Hoa Kì có Thành phần dân cư đa dạng: Gồm nhiều chủng tộc do nhập cư: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-lit, nê-grô-it. Qua biểu đồ thành phần dân cư Hoa Kì ta thấy:
+Nguồn gốc châu Âu: 83%
+Nguồn gốc châu Phi: 11%
+Nguồn gốc châu Á, Mĩ La tinh, dân bản địa và các dân tộc khác: 6%
aVăn hóa đa dạng nhưng xã hội phức tạp: Khó khăn trong việc quản lí xã hội, kết hợp với sự chênh lệch giàu nghèo đã gây ra tình trạng mất an ninh xã hội .
Slide 32: 3. phân bố dân cư
Dựa vào lược đồ phân bố dân cư Hoa Kì năm 2004, em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Hoa Kì.
Slide 33: câu hỏi
Slide 34: - Mật độ dân số trung bình 30,8 người/km2 (thấp hơn mật độ trung bình của thế giới với 48 người/km2 ).
- Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung ở Đông Bắc, ven Đại Tây Dương, thưa thớt ở vùng trung tâm và vùng núi phía tây. Người bản địa Anh Điêng chủ yếu bị dồn vào chân núi phía Tây.
Dân tập trung đông ở Đông Bắc và ven Đại Tây Dương do khu vực này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế-xã hội, riêng khu vực Đông Bắc có mật độ cao nhất còn do có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Slide 35: câu hỏi
Slide 36:
- Xu hướng: di chuyển đến phía Nam và ven Thái Bình Dương. Nguyên nhân là do sự phát triển các ngành công nghệ cao ở khu vực này đã thu hút dân cư.
- Dân cư sống chủ yếu trong thành phố, tỷ lệ thị dân cao 79% (2004), trong đó chủ yếu là ở các thành phố vừa và nhỏ. Điều này đã hạn chế được một số tác động tiêu cực như ô nhiễm không khí, giá nhà, ách tắc giao thông 
Slide 37: Chúng ta cùng quan sát hình ảnh một số thành phố lớn của Hoa Kì Niu Iooc, Lás Vegas, Los Angeles, trường Đại học số 1 thế giới Harvard 
Slide 38: Củng cố
HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm, có đánh giá bằng điểm số
Slide 39: Nhắc nhở
Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 40
 Đọc trước bài Hợp chúng quốc Hoa Kì tiết 2 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1/ SGV, SGK Địa lí lớp 11 (Nxb Giáo dục), Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên).
2/ Chuẩn kiến thức, kỹ năng địa lí 11 (Nxb Giáo dục), Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Vương Thị Phương Hạnh, Phạm Thị Thu Phương. 
3/ Bài tập Địa lí 11 nâng cao (Nxb Giáo dục), Nguyễn Đức Vũ, Lê Thị Lành, Trần Thị Hằng Mơ. 
5/ Tìm hiểu kiến thức địa lí 11 (Nxb Giáo dục), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng. 
 6/ Phần mềm iSpring Suite 7 
 7/ Thông tin trên mạng Internet và một số tài liệu liên quan 
III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, .v..v 
Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các hình ảnh, các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Lập thạch, tháng 1 năm 2016
 Người thực hiện
Phan Thị Kim Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_11_hop_chung_quoc_hoa_ki_ti.doc