Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 26, Bài 10: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - Nguyễn Thị Mai

Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 26, Bài 10: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - Nguyễn Thị Mai

Mục đích của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập.

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

2.1. Trình bày bài giảng:

Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn

Chữ đủ to, rõ.

Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.

Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

2.2. Kĩ năng Multimedia:

Có âm thanh

Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.

 Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).

 

doc 17 trang Ngát Lê 25/10/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 26, Bài 10: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
- Tác giả (giáo viên): Nguyễn Thị Mai
 - Điện thoại: 0986.310.299
- Email:nguyenthimai.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
- Quận/huyện: Tam Dương
- Tên sản phẩm: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (tiết 26 – Bài 10)
- Đối tượng: học sinh lớp 11.
- Tên môn (lĩnh vực): Địa lí
- Tên trường: THPT Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. 	
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v, thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. 
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của học sinh THPT trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay, có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
 Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Chúng tôi nhận thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục đích của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
 Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung gv đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
III. CÁCH BỐ TRÍ , SỦ DỤNG BÀI HOC, PHẦN MỀM SỬ DỤNG:
1. Giao diện: Chủ yếu bài giảng được bố trí thành các vùng chính như sau:
Vùng 1: Nội dung chi tiết của bài học, nơi đây cũng chính là nội dung ghi vở của học sinh
Vùng 2: Ảnh và logo của người dạy
Vùng 3:Các liên kết để giúp người học trỏ nhanh đến các nội dung chính của bài học
2. Các phần mềm sử dụng, cách sử dụng bài giảng: 
Các video clip, âm thanh được biên tập cẩn thận để có dung lượng nhỏ nhất nhưng cũng cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
Bài giảng này được thiết kế và biên soạn trên PowerPoint và Presenter cùng với một số phần mềm khác. Được xuất theo chuẩn SCOM nên khá thông dụng với mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kiểm tra đánh giá chất lượng người học:
Trong bài giảng này tôi cố gắng để tích hợp vào phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng cách đưa vào các bài tập có chấm điểm với thang điểm . Tùy vào kết quả điểm đạt được của học sinh mà đưa ra các nhận xét cũng như lời khuyên tương ứng. Với cách kiểm tra cũng cố (cuối bài) thì tôi thiết lập một bài tập chỉ được làm một lần, khác với dạng bài tập vận dụng thì cho phép học sinh có thể làm nếu sai thì cho phép làm lại.
2. Phương pháp dạy học:
Ở trong bài giảng này tôi sử dụng một số phương pháp dạy học sau đây: 
a. Thuyết trình, gợi mở:
Với một số nội dung mang tính chất lý thuyết , thì tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với các hình ảnh mô tả giúp học sinh có thể hiểu và nhớ lâu kiến thức.
b. Nêu và giải quyết vấn đề:
Với một số nội dung mà học sinh có thể tự nhìn thấy, tự làm được, hay tự suy luận được thì tôi sử dụng phương pháp này. Khi đặt ra vấn đề để giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, sau khi xong có sự nhận xét và đánh giá của giáo viên giúp cho học sinh bổ sung những thiếu sót của mình.
c. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Thông qua việc quan sát bản đồ, học sinh có thể đọc được nội dung và phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng.
IV. TÓM TẮT BÀI GIẢNG
STT
Nội dung trình chiếu
Mục tiêu và ý tưởng thiết kế
Slide 1: Giới thiệu bài giảng


Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng.
Slide 2,3: 
Mở bài

Đưa video về một số tác phẩm điện ảnh nổi tiếng để dẫn dắt bài giảng.
Slide 4

Mục tiêu bài học
Slide 5:
Giới thiệu

Giới thiệu khái quát về TQ và nội dung chính của bài học.
Slide 6: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ
HS quan sát bản đồ để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm vị trí địa lí của TQ.
Slide 7: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ


HS quan sát bản đồ để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm lãnh thổ của TQ.
Slide 8:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ


HS quan sát bản đồ để nhận biết và ghi nhớ đặc điểmphân chia hành chính của TQ.
Slide 9: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ


Mở rộng kiến thức và tích hợp nội dung vấn đề Biển Đông.
Slide 10: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ
Mở rộng kiến thức và tích hợp nội dung vấn đề Biển Đông để củng cố tình yêu quê hương, đất nước cho người học.
Slide 11: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ


Người học theo dõi hình ảnh để thấy được ảnh hưởng của VTĐL, PVLT đối với kt-xh .
Slide 11: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ
Câu hỏi tương tác để củng cố kiến thức cho hs.
Slide 12,13: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ LÃNH THỔ


Câu hỏi tương tác để củng cố kiến thức cho hs.
Slide 14: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


Sự khác biệt về đặc điểm địa hình, đất, khoáng sản giữa 2 miền Đ-T.
Slide 15: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Sự khác biệt về đặc điểm khí hậu của 2 miền Đ-T.
Slide 16: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Sự đối lập về đặc điểm sông ngòi của 2 miền Đ-T
Slide 17: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


Thông qua trò chơi xem hình đoán nội dung, người học có thể củng cốdđược kiến thức.
Slide 18: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Câu hỏi tương tác để củng cố kiến thức cho hs..
Slide 19: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Đánh giá thiên nhiên của miền Đông.
Slide 20: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Đánh giá thiên nhiên của miền Đông.
Slide 21: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Qua BSL, bản đồ, biểu đồ, người học có thể nêu các đặc điểm khái quát về dân cư TQ.
Slide 22: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Qua bản đồ, hình ảnh. Người học nhận biếtn nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều.
Slide 23: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Phân tích nguyên nhân và tác động của CS DS một con ở TQ.
Slide 24: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Tích hợp vấn đề xã dân số ở VN và đề cao cảnh giác cho người học trước nạn buôn người qua biên giới...
Slide 25

Tích hợp ND nạn buôn người qua video
Slide 26: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Đánh giá ảnh hưởng của đặc đeểm dân cư qua sơ đồ.
Slide 27: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Tích hợp vấn đề đại đoàn kết dân tộc, cảnh giác trước các âm mưu của thế lực thù địch.
Slide 28: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Câu hỏi tương tác để củng cố kiến thức cho hs.
Slide 29: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Giới thiệu các công trình kiến trúc nổi tiếng của TQ bằng hình ảnh..
Slide 30: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Giới thiệu các tác phẩm văn học nổi tiếng của TQ bằng hình ảnh.
Slide 31: II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI


Khái quát
đặc điểm xã hội của TQ.
Slide 32:
CỦNG CỐ

Củng cố nội dung bài học
Slide 33-36: CỦNG CỐ

Câu hỏi tương tác để củng cố kiến thức cho hs..

V. NỘI DUNG SỬ DỤNG TỪNG SLIDE
Slide
NỘI DUNG
1
Giới thiệu
3
- Đoạn phim vừa rồi đã gợi nhắc chúng ta đến một quốc gia, đó là Trung Quốc phải không nào? 
- Trung Quốc là nước láng giềng nằm giáp ngay biên giới phía Bắc của nước ta, với đường biên giới chung với nước ta dài khoảng 1400km.
- Ngày nay, Trung Quốc đang có ảnh hưởng không nhỏ tới đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Không những ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn tác động rất lớn đến những vấn đề chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đất nước là nước CHND Trung Hoa – hay còn gọi là Trung Quốc.
4
- Sau đây là một số thông tin khái quát về Trung Quốc.
Trung Quốc có diện tích 9.572,8 nghìn km2.
 Dân số Trung của Trung Quốc năm 2012 là 1.350,7 triệu người.
Thủ đô là Bắc Kinh.
- Bài học hôm nay gồm 3 nội dung cơ bản:
	I. Vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc.
	II. Điều kiện tự nhiên.
	III. Dân cư và xã hội.
- Sau đó chúng ta cần đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của mỗi đặc điểm đối với sự phát triển kinh tế xã hôi Trung Quốc.
5 
Mục tiêu bài học.
6
Bố cục bài học
7
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
1. Đặc điểm:
* Đặc điểm về vị trí địa lí.
- Quan sát bản đồ chúng ta thấy rất rõ: Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á, nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và bán cầu Đông với hệ tọa độ địa lí trải dài từ 200B đến 530B, từ 730Đ đến 1350Đ.
- Phía Bắc – Tây – Nam, Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia lần lượt là: Triều Tiên, LB Nga, Mông Cổ, Cadacxtan, Cudoguxtan, Apganixtan, Pakixtan, Ấn Độ, Nê pan, Bu Tan, Mianma, Lào và cuối cùng là Việt Nam. Như vậy, TQ tiếp giáp với gần như hầu hết các nước của khu vực Nam Á.
- Phía Đông giáp với biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông thông ra Thái Bình Dương rộng lớn với đường bờ biển dài 9000km, rất thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế biển.
7
* Đặc điểm lãnh thổ.
- Hình dạng lãnh thổ Trung Quốc trải dài theo chiều Đông – Tây.
- Hiện nay, với diện tích khoảng 9.572,8 nghìn km2 thì diện tích của Trung Quốc xếp vào hạng rộng lớn thứ tư thế giới, sau LB Nga, Canada và Hoa Kì.
8
- Về sự phân chia hành chính. 
Trung Quốc gồm 22 tỉnh, có 4 thành phố Trung Ương: Bắc Kinh – là thủ đô của cả nước, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh.
Có 2 đặc khu hành chính là Hông công và Ma Cao.
Ngày nay, người ta biết đến Hồng Công với cái tên “Con Rồng châu Á” với nền kinh tế rất phát triển.
Còn Ma Cao được người ta biết đến với những Casio – Sòng Bạc nổi tiếng thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có 5 khu tự trị nằm ở biên giới đó là: KTT Nội Mông Cổ, KTT Hồi Ninh Hạ, KTT Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, KTT Tây Tạng, KTT Choang Quảng Tây. Đây là địa phận do các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trình độ dân trí còn thấp, nền kinh thế còn nghèo nàn, lại tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu nên đã gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Đặc biệt là những mâu thuẫn nội bộ bên trong khó tìm cách tháo gỡ.
Còn một bộ phận mà chúng ta không thể không nhắc đến – đó là đảo Đài Loan. Đảo Đài Loan đã tách ra khỏi Trung Quốc từ năm 1949 nên đã không còn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Tuy nhiên, đảo này vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc.
9
- Như chúng ta đã biết, Trung Quốc có đường biên giới phía B – T – N rất dài, song TQ lại thực hiện chính sách “hướng Đông”. Vì sao lại như vậy?
- Đó là do ở phía tây, tuy đường biên giới dài, song địa hình chủ yếu lại là đồi núi, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc nên không thuận tiện cho việc giao thương và phát triển kinh tế.
- Còn phía Đông là miền đồng bằng duyên hải, với đường bờ biển dài 9000 km, tiếp giáp với biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông thông ra Thái Bình Dương rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển và giao thương với các nước trên thế giới bằng đường biển. 
- Theo hướng Đông, TQ có thể dễ dàng đi sang Nhật Bản, lên Liên Bang Nga, rồi xuống khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Xa hơn nữa, TQ có thể đi sang Hoa Kì, Canada các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
* Tích hợp: Tuy nhiên, như chúng ta đã biết. Hiện nay, TQ luôn có tư tưởng muốn bành chướng với yêu sách “đường lưỡi bò” – hay còn gọi đường 9 khúc và đã có nhiều vụ việc gây hấn. Nhất là những vụ việc gây hấn trên biển Đông vừa qua đã làm cho biển Đông trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới. 
- Như vậy, Việt Nam của chúng ta là nước láng giềng nhỏ bé, nằm giáp ngay biên giới phía Nam của Trung Quốc. Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác với anh bạn láng giềng to béo này. 
- Nhất là các bạn học sinh, cần chăm chỉ học tập, rèn luyện, để xây dựng đất nước giàu mạnh, để có những hiểu biết – đặc biệt là những hiểu biết về cơ sở pháp lí để bảo vệ tổ quốc trên mặt trận ngoại giao. Cần tuyên truyền cho người thân, bạn bè khắp năm châu về chủ quyền lãnh thổ đất nước, sẵn sàng chiến đấu khi tổ quốc lâm nguy 
10
Video - Tích hợp: Tình hình Biển Đông
11
- VTĐL đã mang đến cho TQ nhiều ĐK thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Lãnh thổ rộng lớn, làm cho thiên nhiên phân hóa đa dạng và các hoạt động sản xuất cũng phân hóa theo lãnh thổ.
- Có thể phát triển nhiều ngành kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
- Phía đông giáp biển giúp TQ có thể dễ dàng giao lưu với các nước trên TG và phát triển tổng hợp kinh tế biển, như du lịch, giao thông vận tải biển, thủy hải sản 
- Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn. Như lãnh thổ rộng lớn gây khó khăn cho quản lí đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng 
12,13
Slide 11-12: Câu hỏi tương tác.
14
II. Điều kiện tự nhiên.
- Đường kinh tuyến 1050Đ đi qua TP. Lan Châu đã chia TQ thành 2 miền tự nhiên khá cân xứng. Đó là miền Đông và miền Tây.
- Hai miền tự nhiên này có sự khác biệt rất rõ nét về các đặc điểm tự nhiên như: địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, khoáng sản.
Thứ nhất: về địa hình.
- Ở miền Tây: các dạng địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên, hoang mạc xen lẫn các bồn địa. Ở đây có các dãy núi cao nổi tiếng như: Himalaya, Nam Sơn, Thiên Sơn, Côn Luân ; sơn nguyên Tây Tạng; các hoang mạc: hm Tacla Macan, hm Alaxan; các bồn địa: bđ Tarim, bđ Duy Ngô Nghĩ.
- Đối lập với địa hình miền Tây là các đồng bằng duyên hải rộng lớn ở miền Đông như: đb Đông Bắc, đb Hoa Bắc, đb Hoa Trung, đb Hoa Nam được bồi đắp bởi 4 con song lớn là s.Liêu Hà, s. Hoàng Hà, s.Trường Giang và s.Tây Giang. Bên cạnh đó là diện tích đồi thấp chuyển tiếp rộng lớn.
Thứ hai về đất đai.
- Ở miền tây chủ yếu là đất núi, đất hoang mạc nên kém màu mỡ.
- Đối lập với nó là đất phù sa, đất hoàng thổ ở miền Đông màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
- Đất phù sa có nhiều ở các đồng bằng do các con song bồi đắp. 
- Đất hoàng thổ hay còn gọi là đất lớt. Loại đất này đất được bồi tụ do sự vận chuyển của gió và nước. Phân bố tập trung ở cao nguyên Hoàng thổ thuộc trung lưu sông Hoàng Hà.
Thứ ba, về khoáng sản.
- Ở miền Tây có nhiều than, dầu mỏ, quặng sắt 
- Còn MĐ: có nhiều loại với trữ lượng lớn. Nhất là các kim loại màu: đồng, thiếc, sắt và than, dầu mỏ, khí đốt.
15
Thứ tư, về khí hậu. 
- Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều kinh độ và vĩ độ nên khí hậu phân hóa đa dạng theo lãnh thổ.
- Ở miền tây, do lãnh thổ nằm sâu trong lục địa lại ở vĩ độ cao nên chủ yếu là khí hậu ôn đới lục địa nên rất khô hạn, khắc nghiệt. Ngoài ra, do địa hình chủ yếu là núi cao, sơn nguyên đồ sộ nên ở đây có khí hậu ôn đới núi cao ngự trị.
- Còn ở miền Đông, do chịu ảnh hưởng của biển và tác động của gió mùa nên khí hậu có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc có khí hậu ôn đới gió mùa. Phía Nam là khí hậu cận nhiệt gió mùa. Một phần nhỏ lãnh thổ phía nam khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa.
Lượng mưa ở đây lớn nên cho phép phát triển nền nông nghiệp trù phú.
16
Thứ năm về sông ngòi.
- Sông ngòi cũng có sự đối lập giữa 2 miền Đ – T.
- Miền Tây là nơi bắt nguồn của các con song chảy về phía đông. Ở đây ít sông, chủ yếu là sông ngắn, dốc.
- Còn miền Đông là trung hạ lưu của nhiều sông lớn: s. Hoàng Hà, s.Trường Giang, Tây Giang Nguồn nước dồi dào, mạng lưới dày đặc.
17
Trò chơi – củng cố nội dung phần II.
18
Slide 17 câu hỏi tương tác
19
- Sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên đã mang đến cho mỗi miền những thuận lợi và khó khăn khác nhau đối với sự phát triển kinh tế.
- Ở miền Tây, với tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Địa hình dốc, nên song mang lại giá trị thủy điện và các loại hình du lịch khám phá..
	. Phần lớn là đồi núi và cao nguyên đã mang lại cho TQ diện tích rừng lớn và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc.
	. Tuy nhiên, điạ hình hiểm trở, KH khắc nghiệt.. là trở ngại lớn cho trồng trọt, GTVT, sinh hoạt của con người.
20
- Còn ở miền Đông thì ngược lại.
	. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, lại giàu khoáng sản là điều kiện để phát triển tất cả các ngành kinh tế, nhất là nền nông nghiệp trù phú Là sức hút đối với sự tập trung dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng.
	.Tuy nhiên, thiên tai như bão, lũ cũng thường xuyên xảy ra, nhất là ở đồng bằng Hoa Nam
21
III. Dân cư và xã hội.
1. Đặc điểm dân số
- TQ là quốc gia đông dân nhất thế giới và ngày càng tăng nhanh. Năm 2005, TQ có 1.303,7 triệu người. Đến năm 2012, ds của TQ là 1.350,8 triệu người. Như vậy, dân số TQ chiếm khoảng 1/5 ds thế giới. 
- Gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm. Năm 1970, tg là 2,6%, năm 2005 là 0,6%. Đến 2014 là 0,5%.
- TQ có nhiều dân tộc, với 56 dân tộc nhưng chủ yếu là người Hán, chiếm khoảng 93% dân số cả nước. Các dân tộc khác sống ở vùng núi, biên giới nên đã hình thành các khu tự trị.
- Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã làm cho tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
	Năm 1950 là 12,5%, đến năm 2011 đã lên tới 51%.
- Phân bố dân cư không đều, chủ yếu ở miền Đông ở các đồng bằng ven biển, nhất là ở các thành phố lớn. MDDS trên 100 người/km2. Còn miền Tây thưa thớt hơn rất nhiều. Có nơi hầu như không có người sinh sống vì thiên nhiên khắc nghiệt.
22
Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều.
- Đây là do sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử định cư khai thác lãnh thổ.
- Ở miền Đông, dân cư tập trung hơn 90% dân số cả nước. Đó là do ở đây có các điều kiện tự nhiên thuân lợi: địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa Các hoạt động kinh tế phát triển, nhất là hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Lịch sử khai thác lãnh thổ từ rất sớm với nền văn minh Hoàng Hà, Trường Giang.
- Ở miền Tây dân cư thưa thớt chủ yếu là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống.
- Tuy nhiên, quan sát trên bản đồ phân bố dân cư ta thấy có một luồng từ phía bắc d.Nam Sơn đến bồn địa Tarim vẫn có dân cư sinh song khá đông. Đó là do ở đây là bồn địa với các “ốc đảo” nên cũng khá thuận lợi. Hơn nữa, trong lịch sử, ở đây có con đường tơ lụa đi qua.
23
DS đông và tăng nhanh đang gây ra nhiều bài toán khó toán khó đối với nhiều quốc gia, trong đó có TQ. Để giảm bớt sức ép dân số, TQ đã thực hiện triệt để chính sách dân số “một con”.
- Về phương diện tích cực, cs này đã làm giảm tỉ lệ sinh một cách nhanh chóng.
- Tuy nhiên, với tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong lòng người dân TQ bao đời nay đã gây nên nhiều hệ lụy xã hội mà ngày nay TQ phải đang tìm cách gáo gỡ.
- Hệ lụy đầu tiên đó là làm mất cân bằng giới tính. Hiện nay ở TQ, dân số nam nhiều hơn dân số nữ khoảng 40 – 50 triệu người. 
- Sự mất cân bằng giới tính đã kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: nạo hút thai, mua bán mại dâm,.. Hay những câu chuyện bi hài trong xã hội ngày nay như xuất hiện chợ “hôn nhân” ở Thượng Hải, chuyện “nhập khẩu” cô dâu hay “cưới vợ búp bê” của những chàng trai nghèo..
- Một hệ lụy nữa không thể không kể đến, đó là “hội chứng một con”. Đứa trẻ sinh ra sẽ hết mực được cưng chiều rồi khi lớn lên, đứa trẻ đó sẽ một mình phải gánh vác trách nhiệm của cả bên bố, bên mẹ, bên nội, bên ngoại, rồi cả bên chồng, bên vợ . Gánh nặng cứ chồng chất gánh nặng, mà không có anh, em để chia sẻ Rồi rất nhiều gia đình “người đầu bạc tiễn người đầu xanh”. Để giờ đây, xã hội TQ tồn tại hàng nghìn gia đình mất đi một con duy nhất không nơi nương tựa.
- Với nhiều hệ lụy như vậy, ngày nay TQ đã bãi bỏ cs một con.
24
Slide 24. Tích hợp
CS một con cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Việt Nam.
Tình trạng buôn bán người qua biên giới ngày càng gia tăng. Vì đồng tiền, những kẻ buôn người có thể dùng mọi thủ đoạn tinh vi và táo bạo.
Trong đó, phụ nữ và trẻ em ở vùng biên giới là đối tượng rất dễ bị chúng lừa gạt.
Vậy nên tất cả chúng ta, nhất là các bạn nữ luôn phải đề cao cảnh giác.
- Ở VN, chính sách ds khác với TQ. Trước đây, sau thời gian bùng nổ dân số và nửa sau tk XX, khẩu hiệu ds của VN là: “ mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ từ 1 – 2 con để nuôi dạy cho tốt”. 
- Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, trước nguy cơ “già hóa dân số”
Thì khẩu hiệu DS của nước ta là “mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ hai con”.
25
Tích hợp nạn buôn người qua biên giới - video
26
Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm ds đối với sự phát triển kt – xh của TQ chúng ta thấy:
Ds đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Nhiều dân tộc nên giàu bản sắc văn hóa.
Tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong vấn đề thống nhất, quản lí đất nước.
Và gây sức ép đến các vấn đề kt – xh – mt.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng: - Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu KT. Tuy nhiên gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, cơ sở hạ tầng, an ninh xh ở các đô thị lớn.
- Phân bố dân cư không đều gây lãng phí nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn lao động không hiệu quả.
27
Cũng giống như TQ, VN có nhiều dân tộc, với 54 dân tộc anh em. Các dân tộc thường cư trú ở vùng đồi núi, biên giới, hải đảo. Nền kinh tế còn yếu kém, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, CLCS chưa cao nên rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây kích động để chống phá cách mạng 
Do vậy, đồng bào ta, nhân dân ta cần phải đoàn kết và đề cao cảnh giác.
28
Câu hỏi tương tác
29,30,31
- Về phương diện xã hội: Trung Quốc có nền văn minh lâu đời. Với các công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn lí trường thành, Tử cấm thành, Thiên Đàn Có nhiều phát minh sang chế lớn: La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng ; Nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng Lâu mộng . 
- Phát triển giáo dục được TQ đặt là nhiệm vụ hang đầu.
- Trẻ em TQ được hưởng một nền giáo duch bắt buộc và miễn phí trong 9 năm từ lớp 1 đến lớp 9.
- Vì vậy, chất lượng GD ngày càng được nâng lên, tỉ lệ người biết chữ tăng cao. Hiện nay trên 90%.
32
Củng cố bài học
Như vậy, sau khi tìm hiểu nội dung về VTĐL, ĐKTN, dâc cư và XH TQ, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
1.TQ là quốc gia rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội 
2.Điều kiện tự nhiên có sự khác biệt giữa hai miền Tây – Đông, có không ít khó khăn đối với sản xuất. 
3.Quy mô dân số lớn nhất thế giới, lao động cần cù, sáng tạo, thành phần dân tộc đa dạng cùng với nền văn hóa đa dạng. 
4.Trung Quốc là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều phát minh vĩ đại của nhân loại. 
Để hiểu hơn kiến thức bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi trr lời một số câu hỏi sau: 

III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan phân tích, thực hành, trắc nghiệm, củng cố và mở rộng kiến thức..v..v 
Qua cách học này đã tạo cho HS hứng thú học tập. Giúp HS nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, có thể học bất cứ lúc nào khi các bậc phụ huynh truy cập qua mạng internet. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua tranh ảnh và trò chơi cũng như các câu hỏi tương tác giúp hs tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên hs nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất.
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ thông tin để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
 Tam Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2016
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_11_tiet_26_bai_10_tu_nhien.doc