Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 36: Xicloankan - Trần Thị Thiết

Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 36: Xicloankan - Trần Thị Thiết

I. Mục đích, phương pháp nghiên cứu

1. Mục đích

- Nhằm hướng tới sự tiện dụng và thiết thực nhất cho người học

- Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh

- Giúp giáo viên chủ động trong vấn đề giảng dạy

2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và phân tích các tài liệu về xicloankan.

- Nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng hệ thống các biện pháp có tác động bổ trợ lẫn nhau đặc biệt là phương pháp thực nghiệm sư phạm (Dạy thực tế để đánh giá, rút kinh nghiệm).

II. Phương pháp, phương tiện, thời gian nghiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu

 - Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh.

 - Nêu và giải quyết vấn đề.

 - Tái hiện các kiến thức cũ.

2. Phương tiện nghiên cứu

- Máy tính

- Mạng internet

- Các phần mềm: Microsoft Access, Adobe Presenter Sample.

- Video clip

3. Thời gian nghiên cứu

 - Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân

 

docx 12 trang Ngát Lê 25/10/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 36: Xicloankan - Trần Thị Thiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
BÀI GIẢNG E-LEANING
TIẾT 48 - BÀI 36: XICLOANKAN
(Hóa Học 11 – Ban Nâng Cao)
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Thiết 
 Nguyễn Thị Hà 
Địa chỉ Email: 
tranthithiet.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
nguyenthiha.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 
Số điện thoại: 0978 641 039; 0977 212 636
Tổ: Hóa – Sinh – Công nghệ
Trường: THPT Nguyễn Viết Xuân 
 Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc 
Vĩnh Tường, tháng 11 năm 2016
Vĩnh Tường, tháng 08 năm 2014
Vĩnh Tường, 04/2013
BẢN THUYẾT TRÌNH
 SẢN PHẨM DỰ THI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E - LEARNING
I. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích
- Nhằm hướng tới sự tiện dụng và thiết thực nhất cho người học
- Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh
- Giúp giáo viên chủ động trong vấn đề giảng dạy
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và phân tích các tài liệu về xicloankan.
- Nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng hệ thống các biện pháp có tác động bổ trợ lẫn nhau đặc biệt là phương pháp thực nghiệm sư phạm (Dạy thực tế để đánh giá, rút kinh nghiệm).
II. Phương pháp, phương tiện, thời gian nghiên cứu 
1. Phương pháp nghiên cứu
 	- Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh.
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Tái hiện các kiến thức cũ.
2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy tính
- Mạng internet
- Các phần mềm: Microsoft Access, Adobe Presenter Sample.
- Video clip
3. Thời gian nghiên cứu
	- Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân	
III. Mục tiêu chính khi xây dựng bài giảng điện tử
1. Mục tiêu
	- Qua bài giảng giúp người học nắm bắt được kiến thức cả về lý thuyết và kỹ năng với những hướng dẫn cụ thể để nâng cao tính tự học cho học sinh, từ đó học sinh hiểu bài và trả lời được các câu hỏi lý thuyết, cũng như làm được các bài tập liên quan đến bài học ngay sau khi học.
	- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng. Bài giảng điện tử E – Learning đáp ứng được nhu cầu trong quá trình học tập.
	- Tính ưu việt: Thích ứng được trong mọi hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để học sinh có thể học và tự học mọi lúc mọi nơi trong mọi thời điểm khác nhau mà không bị bó buộc về không gian và thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2. Kỹ thuật
- Có âm thanh, ánh sáng.
- Có video ghi giáo viên giảng bài.
- Có hình ảnh, video clip minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, dụng cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
3. Hình thức
 - Bài giảng trình bày đơn giản, dễ nhìn
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
	- Có Video hướng dẫn thực hành cụ thể các thao tác thực hiện
4. Tính tương tác
	- Tính tương tác của bài giảng với học sinh có chất lượng cao.
IV. Áp dụng thử nghiệm, nội dung tóm tắt, kết quả áp dụng
1. Áp dụng thử nghiệm
 	- Được áp dụng dạy khối 11 – Ban nâng cao trường THPT Nguyễn Viết Xuân
2. Nội dung tóm tắt bài giảng thông qua các slide
STT
Tên slide
Mục đích, ý tưởng
Slide 1: Giới thiệu

- Tên hội thi
- Gửi lời chào tới quý thầy cô giáo và các em học sinh
- Giới thiệu về giáo viên tham gia
Slide 2: Kiểm tra bài cũ

- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Định nghĩa về ankan 
àNhằm nhắc lại kiến thức đã học và có liên quan đến bài mới
Slide 3: Kiểm tra bài cũ

- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Ghép cột 
àNhằm nhắc lại kiến thức đã học và có liên quan đến bài mới
Slide 4: Kiểm tra bài cũ

- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Điền vào ô trống
àNhằm nhắc lại kiến thức đã học và có liên quan đến bài mới
Slide 5: 
Mục tiêu bài học

- Nêu rõ mục tiêu của bài học về kiến thức và kỹ năng
Slide 6:
Nội dung bài học

Nội dung bài học:
+ Cấu trúc, đồng phân, danh pháp
+ Tính chất: vật lý và hóa học
+ Điều chế và ứng dụng 
Silde 7:
 Tìm hiểu về cấu trúc 

- Ví dụ về công thức phân tử, công thức cấu tạo, mô hình rỗng của xiclopropan và xiclobutan.
Slide 8:
Câu hỏi về loại liên kết, mạch cacbon

- Câu hỏi để cho học sinh trả lời:
+ Kiểu liên kết và mạch cacbon trong phân tử xiclopropan và xiclobutan là: Liên kết đơn và có mạch vòng
Slide 9:
Định nghĩa xicloankan

- Đưa ra định nghĩa xicloankan: là những hiđrocacbon no, mạch vòng
Slide 10:
Câu hỏi về số vòng trong hợp chất

- Cho học sinh trả ời câu hỏi: Nhận biết được hợp chất đơn vòng, đa vòng
Slide 11: Xicloankan đơn vòng, đa vòng

- Xicloankan đơn vòng gọi là monoxicloankan.
- Xicloankan đa vòng gọi là polixicloankan.
Slide 12: CTPT và CTCT của một số hợp chất

- Đưa ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của một số monoxicloankan.
Slide 13: câu hỏi rút ra công thức chung cuả xicloankan

- Câu hỏi trắc nghiệm để đưa ra công thức chung của xicloankan là CnH2n (n≥3)
Slide 14:
Đồng phân mạch cacbon

- Quan sát các chất để rút ra điểm giống và khác nhau
- Mục đích nhằm đưa đến vấn đề đồng phân mạch cacbon
Slide 15:
 Đồng phân về vị trí nhóm thế

- Quan sát các chất để rút ra điểm giống và khác nhau
- Mục đích nhằm đưa đến vấn đề đồng phân mạch vị trí nhóm thế
Slide 16:
Câu hỏi về đồng phân

Tìm các xicloankan đồng phân ứng với công thức phân tử C5H10
Slide 17: Tên gọi

- Cách gọi tên đối với xicloankan không có nhánh và đưa ra ví dụ
Slide 18: Tên gọi

- Cách gọi tên đối với xicloankan có nhánh và đưa ra ví dụ
Slide 19: Câu hỏi về tên gọi

- Học sinh trả lời câu hỏi về tên gọi đúng của hợp chất bằng cách điền vào ô trống
Slide 20: Bảng một số đại lượng vật lý

- Bảng một số đại lượng vật lý: nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, màu sắc, tính tan của một số monoxicloankan
Slide 21: Bảng so sánh giữ ankan và xicloankan

- So sánh giữa ankan và xicloankan về thành phần, liên kết, mạch cacbon và các loại phản ứng
Slide 22: Phản ứng công của xiclopropan với Br2

- Quan sát cơ chế phản ứng khi cho xiclopropan tác dụng với Br2, đọc tên gọi của sản phẩm
Slide 23: Phản ứng cộng của xiclopropan với H2

- Quan sát cơ chế phản ứng khi cho xiclopropan tác dụng với H2, đọc tên gọi của sản phẩm
Slide 24: Câu hỏi về phản ứng cộng

- Gọi tên sản phẩm khi cho xiclobutan tác dụng với H2 bằng cách điền vào ô trống
Slide 25: Câu hỏi về phản ứng cộng

- Gọi tên sản phẩm khi cho xiclopropan tác dụng với HBr bằng cách điền vào ô trống
Slide 26: Kết luận về phản ứng cộng

- Giáo viên đưa ra các điểm trọng tâm về phản ứng cộng
Slide 27: Phản ứng thế

- Quan sát cơ chế phản ứng khi cho xiclopropan tác dụng với Cl2 và gọi tên sản phẩm
Slide 28: Phản ứng thế

- Quan sát cơ chế phản ứng khi cho xiclohexan tác dụng với Br2 và gọi tên sản phẩm
Slide 29: Phản ứng oxi hóa

- Viết phương trình phản ứng oxi hóa tổng quát
- Chú ý: Xicloankan không làm mất màu dung dịch KMnO4
Slide 30: Điều chế và ứng dụng

- Giới thiệu các phương pháp điều chế xicloankan
Slide 31: Điều chế và ứng dụng

- Giới thiệu các ứng dụng của xicloankan
Slide 32: Tổng kết bài học

- Tổng kết bài học đưa ra các kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm vững
Slide 33: Câu hỏi củng cố 1

- Nhớ được định nghĩa xicloankan
Slide 34: Câu hỏi củng cố 2

- Hoàn thành các phương trình phản ứng bằng cách kéo thả các sản phẩm tương ứng với các chất tham gia phản ứng
Slide 35: Câu hỏi củng cố 3

- Gọi tên chất X khi biết công thức cấu tạo
Slide 36: Câu hỏi củng cố 4

- Cho tên gọi yêu cầu tìm công thức cấu tạo tương ứng với tên gọi đó
Slide 37: Câu hỏi củng cố 5

- Ghép cột tên gọi với cột công thức cấu tạo cho đúng
Slide 38: Tài liệu tham khảo

- Giáo viên trích dẫn các tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc soạn giangr bài học
Slide 39: Lời cảm ơn

- Giáo viên gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe, theo dõi.
2. Hệ thống câu hỏi của giáo viên:
- Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. 
- Các câu hỏi được giáo viên xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. 
Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: Đặt câu hỏi để học sinh trả lời, giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành,...v v. Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Học sinh nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, học sinh có thể học bất cứ lúc nào. 
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
 Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng
Vĩnh Tường, ngày 17 tháng 11 năm 2016
Giáo viên thực hiện

1. Trần Thị Thiết
2. Nguyễn Thị Hà


Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_11_tiet_48_bai_36_xicloank.docx