Vật lí lớp 11 - Chủ đề: Lăng kính

Vật lí lớp 11 - Chủ đề: Lăng kính

1. Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vồng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng (lăng trụ), có đáy là hình tam giác.

2. Công thức của lăng kính:

- Công thức của lăng kính:

 sini1 = nsinr1;

 sini2 = nsinr2;

 Góc chiết quang: A = r1 + r2

 Góc lệch: D = i1 + i2 – A .

- Nếu góc chiết quang A < 100="" và="" góc="" tới="" nhỏ,="" ta="" có:="">

 i1 = nr1; i2 = nr2;

 Góc chiết quang: A = r1 + r2

 Góc lệch: D = A(n - 1) .

 

doc 4 trang lexuan 4181
Bạn đang xem tài liệu "Vật lí lớp 11 - Chủ đề: Lăng kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thầy Cô cần tìm hiểu và muốn có bản word xin liên hệ số 0945001262, facebook: Nguyễn Đức Hòa	
0945.001.262
THẦY NGUYỄN ĐỨC HÒA
 ------ ------
CHỦ ĐỀ: LĂNG KÍNH
Họ tên : 
Lớp: 
1. Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vồng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng (lăng trụ), có đáy là hình tam giác.
2. Công thức của lăng kính:
- Công thức của lăng kính:
	sini1 = nsinr1; 
	sini2 = nsinr2;
	Góc chiết quang:	A = r1 + r2
 	Góc lệch: D = i1 + i2 – A .
- Nếu góc chiết quang A < 100 và góc tới nhỏ, ta có: 
	 i1 = nr1; i2 = nr2;
	Góc chiết quang:	A = r1 + r2
 	Góc lệch: D = A(n - 1) .
3. Ứng dụng:
- Lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng như gương phẳng nên dùng làm kính tiềm vọng ở các tầu ngầm.
- Trong ống nhòm, người ta dùng 2 lăng kính phản xạ toàn phần để làm đổi chiều ảnh.
Cấu tạo của ống nhòm.
1 - Vật kính 
2-3 - Lăng kính 
4 Thị kính
Ví dụ 1: Lăng kính có góc chiết quang A = 300, chiết suất n = 1,6. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia sáng có góc tới i = 400. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
ĐS: D = 2307’.
Ví dụ 2 Lăng kính có chiết suất n =1,6 và góc chiết quang A = 6o. Một chùm sáng đơn sắc hẹp được chiếu vào mặt bên AB của lăng kính với góc tới nhỏ .Tính góc lệch của tia ló và tia tới.
 ĐS: D = 3o36’
Bài 1. Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 có giá trị là bao nhiêu?	
 ĐS: 600. 
Bài 2. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính tiết diện là tam giác đều với góc tới il = 450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính?
 ĐS: 300. 
Bài 3. Chiếu một tia sáng với góc tới 600 vào mặt bên một lăng kính có tiết điện là tam giác đều thì góc khúc xạ ở mặt bên thứ nhất bằng góc tới ở mặt bên thứ hai. Biết lăng kính đặt trong không khí. Tính chiết suất của chất làm lăng kính? ĐS: 
Bài 4. Chiếu một tia sáng dưới một góc tới 250 vào một lăng kính có góc chiết quang 500 và chiết suất 1,4. Góc lệch của tia sáng ló ra khỏi lăng kính là bao nhiêu?
 ĐS. 23,660. 
Bài 5. Khi Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600, chiết suất 1,5 với góc tới il, thì thấy góc khúc xạ ở mặt một với góc tới mặt bên thứ 2 bằng nhau. Xác định góc lệch D giữa tia tới và tia khúc xạ qua lăng kính. 
 ĐS. 37,180. 
Bài 7. Một lăng kính có góc chiết quang 60, chiết suất 1,6 đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính với góc tới rất nhỏ góc lệch của tia sáng qua lăng kính là bao nhiêu?
 ĐS: 3,60
Bài 8:Một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A = 750, chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính cho tia ló đi là là là mặt bên thứ hai. Xác định góc tới ĐS: i=450
Bài 9: Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là D = 150. Cho chiết suất của lăng kính là n = 4/3. Tính góc chiết quang A?
ĐS: A = 3509’.
Bài 10:* (ĐH 2010)Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính xấp xỉ bằng
A. 1,4160.	B. 0,3360.	C. 0,1680.	D. 13,3120.	
Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là một tia sáng đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng:
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận	 B. Đơn sắc	 C. Tạp sắc D. Ánh sáng trắng
Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy chùm tia ló ra là một dải màu từ đỏ đến tím. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận	 B. Đơn sắc	 C. Tạp sắc D. Ánh sáng trắng
Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy chùm tia ló ra là một số vạch màu đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận	 B. Đơn sắc	 C. Tạp sắc D. Ánh sáng trắng
Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình 28.8. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?
A. Trường hợp (1)
B. Các trường hợp (1) và (2)
C. Ba trường hợp (1), (2) và (3).
D. Không trường hợp nào.
Cho lăng kính phản xạ toàn phần như hình. Để tia ló vuông góc với tia tới thì ta phải chiếu tia tới
A.vuông góc với mặt BC
B. vuông góc với mặt AB
C. vuông góc với mặt AC
D. vuông góc với mặt AC hoặc AB
Cho lăng kính phản xạ toàn phần như hình. Để tia ló song song ngược chiều với tia tới thì ta phải chiếu tia tới
A.vuông góc với mặt BC
B. vuông góc với mặt AB
C. vuông góc với mặt AC
D. vuông góc với mặt AC hoặc AB
Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây?
A. 0o	B. 22,5o
C. 45o	D. 90o
Tiếp theo câu trên
Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính với một chữ só thập phân).
A. 1,4	B. 1,5	C. 1,7	D. Khác A, B, C
Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình
A. tròn 	B. elip 	C. tam giác 	D. chữ nhật
Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló
A. lệch một góc chiết quang A 	B. đi ra ở góc B
C. lệch về đáy của lăng kính 	D. đi ra cùng phương
Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là
A. một tam giác vuông cân	B. một hình vuông
C. một tam giác đều	D. một tam giác bất kì
Câu 19. Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thuỷ tinh để chiết suất là
A. n > √2 	 B. n > √3 	C. n > 1,5 	 D. √3 > n > √2
Góc chiết quang của lăng kính phản xạ toàn phần là
A. 300	B. 450	C. 600	D. 900
Cho một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều và có chiết suất n =1,5. Chiết một tia tới nằm trong một tiết diện thẳng ABC và vuông góc với mặt bên AB của lăng kính. Tia sáng sẽ
A. ló ra ở mặt bên AC
B. ló ra ở mặt đáy BC
C. trở lại, ló ra ở mặt AB
D. truyền quanh quẩn bên trong lăng kính và không ló ra ngoài được
Một lăng kính trong suốt có tiết diện thẳng là tam giác vuông như Hình 28.1. Góc chiết quang A của lăng kính có giá trị nào ?
A. 30o 	B. 60o
C. 90o 	D. A, B, C đều đúng tùy đường truyền tia sáng.
Một tia sáng truyền qua lăng kính (xem Hình 28.2). Góc lệch D của tia sáng có giá trị phụ thuộc các biến số độc lập nào (các kí hiệu có ý nghía như trong bài học) ?
A. Góc A và chiết suất n. 	B. Góc tới i1 và góc A.
C. Góc A, góc tới i1 và chiết suất n. D. Góc A, góc tới i1 và góc tới i2.
Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào ?
A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.
B. Vẫn là một tia sáng trắng.
C. Bị tách ra thành nhiều tia sáng trắng.
D. Là một tia sáng trắng có viền màu.
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi 
A. hai mặt bên của lăng kính. 	B. tia tới và pháp tuyến.	
C tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.	D. tia ló và pháp tuyến. 
DÀNH CHO HSG
Lăng kính có góc chiết quang A = 300 , chiết suất n =. Tia ló truyền thẳng ra không khí vuông góc với mặt thứ hai của lăng kính khi góc tới i có giá trị:
A. i = 300 	B. i= 600	C. i = 450	D. i= 150
Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất n = và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: 
	A. D = 50. 	B. D = 130. 	C. D = 150. 	D. D = 220. 
Chiếu một chùm tia sáng đỏ hẹp coi như một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang tại một điểm tới rất gần A. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd = 1,5. Góc lệch của tia ló so với tia tới là:
A. 20	B. 40 	C. 80	D. 120 
*Một tia sáng trắng chiếu vuông góc với mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 5°. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng màu đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,64 và nt = 1,68. Sau lăng kính đặt một màn ảnh M song song với mặt bên thứ nhất của lăng kính và cách nó L = 1,2 m (xem Hình vẽ)
Chiều dài của quang phổ thu được trên màn là:
A. 2,4 mm 	 B. 1,2 cm	C. 4,2 mm 	 D. 21,1 mm
*: Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n =1,6. Chiếu một tia sáng đơn sắc theo phương vuông góc với mặt bên của lăng kính. Tia sáng phản xạ toàn phần với mặt bên của lăng kính. Tính giá trị nhỏ nhất của góc A
*: Cho một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, chiết suất là. Một tia sáng đến mặt AB với góc tới 00 thì đường đi của tia sáng sẽ như thế nào
*: Cho một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, chiết suất là. Một tia sáng đến mặt AB với góc tới i.Tính i để
 Góc lệch tia tới và tia ló là cực tiểu
Không có tia ló ra khỏi mặt bên AC.
*: Cho một lăng kính tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt huyền của lăng kính. Điều kiện để tia sáng phản xạ toàn phần hai lần trên hai mặt còn lại của lăng kính và lại ló ra vuông góc ở mặt huyền thì chiết suất của lăng kính thoả mãn điều kiện nào?
 ĐS. n 

Tài liệu đính kèm:

  • docvat_li_lop_11_chu_de_lang_kinh.doc