Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài - Năm học 2022-2023 - Nhóm 5 - Trường THPT Nguyễn Thái Học

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài - Năm học 2022-2023 - Nhóm 5 - Trường THPT Nguyễn Thái Học

1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

- Xuất thân trong gia đình nhà nho

- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có nhiều đóng góp ở thể loại tiểu thuyết và kịch.

- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc.

 

pptx 36 trang Trí Tài 03/07/2023 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài - Năm học 2022-2023 - Nhóm 5 - Trường THPT Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)  
HS ĐỌC TIỂU DẪN SGK/184 
Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy tóm tắt vài nét cơ bản về Nguyễn Huy Tưởng ? 
I. Tìm hiểu chung:  
1. Tác giả 
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) 
- Xuất thân trong gia đình nhà nho 
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có nhiều đóng góp ở thể loại tiểu thuyết và kịch. 
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc. 
E hãy cho cô biết đôi nét về tác phẩm? 
2. Vở kịch Vũ Như Tô  
- Thể loại : Bi kịch lịch sử 
- Đặc điểm kịch : Xung đột kịch, nhân vật kịch (hành động kịch, ngôn ngữ kịch) 
- Thời gian sáng tác : 1941 
- Nội dung : Sự kiện xảy ra ở thành Thăng Long khoảng năm 1516- 1517 dưới thời vua Lê Tương Dực 
- Vị trí đoạn trích : Hồi V (Hồi cuối cùng của tác phẩm) 
3. Tóm tắt tác phẩm sgk/184 
Chỉ ra những mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng? 
II. Đọc hiểu văn bản:  
1. Xung đột chính của hồi kịch: 
a) Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát xa hoa, trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ lầm than 
Vua bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm gì? 
- Mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài : để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. 
b) Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.  
Việc xây dựng Cửu Trùng Đài có ý nghĩa như thế nào với Vũ Như Tô? 
- Đối với Vũ Như Tô : Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn, là tâm nguyện của cuộc đời mình 
=> Vì nó, sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa , sẵn sàng trị tội những thợ bỏ trốn, hi sinh bản thân ông 
Còn trong mắt những người dân, Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là hiện thân của những điều gì? 
Ngược lại: trong mắt dân chúng , Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, của tội ác 
 => Cha đẻ của nó – Vũ Như Tô - là kẻ thù của họ, cần phải bị trị tội . Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường . 
Lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với điều gì nơi nhân dân?Ông đã thực hiện bằng cách nào? 
- Nguồn gốc của sự khác biệt: 
+ Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, muốn hết mình phụng sự cái đẹp ( cái đẹp) 
+ Nhưng lợi ích nghệ thuật của VNT mâu thuẫn với thực tế đời sống thiết thực của nhân dân . ( cái thiện) 
Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Có điều hòa được mâu thuẫn không? 
- Kết thúc của vở kịch chỉ ra tính bi kịch, không thể điều hoà mâu thuẫn : 
+ Vũ Như Tô rú lên đau đớn, tuyệt vọng, kinh hoàng - > quá ảo vọng, mơ mộng xa rời thực tế. 
+ Dân chúng hô vui vẻ : Cử Trùng Đài đã cháy – thực đáng ăn mừng ->dân chúng không cần, không hiểu, nông nổi nên tàn ác 
+ Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì đi ngược lại quyền lợi nhân dân, 
+ Nếu xuất phát từ quyền lợi nhân dân thì không thể thực hiện ước mơ nghệ thuật. 
- Từ mâu thuẫn không thể giải quyết này, tác giả muốn nêu bài học gì? 
-> Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để đặt ra vấn đề muôn thuở: mối quan hệ giữa khát vọng của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân. 
=> Tài năng, khát vọng của người nghệ sĩ rất đáng trân trọng song họ cần phải gắn bó với nhân dân. Nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ mục đích vì cuộc sống, vì con người 
Thảo luận nhóm (7phut)  
Nội dung: 
- Nhóm 1. Vũ Như Tô là con người có tính cách như thế nào? 
- Nhóm 2 : Điều sai lầm của Vũ Như Tô ở chỗ nào? 
- Nhóm 3. Vì sao Vũ Như Tô cương quyết không nghe lời Đan Thiềm chạy trốn? 
- Nhóm 4 . Lý do nào khiến Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của nhân dân? 
II. Đọc hiểu văn bản  
2. Nhân vật Vũ Như Tô 
- Là một kiến trúc sư tài ba « nghìn năm có một ». 
- Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân. 
 - K hông khuất phục trước uy quyền. 
- Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ. 
- Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. 
🡪 Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng xa rời đời sống nhân dân lao động. 
- Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. 
=> Đ am mê sáng tạo nghệ thuật chân chính, nhưng chưa đúng chỗ, xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình. 
- Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông chưa đúng, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền để thực hiện mục đích chân chính của mình. 
🡪 Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân . 
=> Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. 
Đan Thiềm là người như thế nào? 
- Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất ở triều đình . 
- Đan Thiềm là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê, nâng niu cái đẹp, trân trọng cái tài của Vũ Như Tô . 
 Có khát vọng cao đẹp là điểm tô cho đát nước. 
=> Đan Thiềm bất chấp tất cả để thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài . Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu được người tài 
=> Tấm lòng cao cả, đáng quý, đáng trân trọng.  
 Em hiểu bệnh Đan Thiềm là gì? 
Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài 
=> Thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài. 
=> Sống chết hết mình vì cái, cái đẹp. 
III. TỔNG KẾT 
a. Nghệ thuật 
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính . 
- Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. 
- Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các tiếng reo, tiếng thét tạo một không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt. 
b. Nội dung 
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_bai_vinh_biet_cuu_trung_dai_nam_hoc_202.pptx